K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2021

Ai cũng cần được yêu thương và yêu thương ai đó. Chúng ta thường bỏ đi vì muốn biết ai sẽ theo mình. Chúng ta khóc để xem ai sẽ lau đi giọt lệ. Và chúng ta để trái tim tan vỡ, muốn thấy ai sẽ đến và chữa lành trái tim ta. Trái tim không tình yêu thương thì cũng chẳng khác gì dòng sông không có nước, ban ngày không có ánh sáng mặt trời. Cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác nhưng chắc chắc sẽ tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Bạn tham khảo ở:https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-6/suy-nghi-ve-noi-dung-cau-chuyen-ban-tay-co-giao-faq312129.html

Cần gấp !Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:" Khi cô giáo điện thoại nói với mẹ về một cái cây, mẹ và bố đã ngay lập tức bàn nhau trồng một cây ổi trong sân nhà. Bố bắt đầu suy nghĩ về việc bấm cành khi cây ổi bén rễ sao cho khi nó lớn lên sẽ có những cành cao thấp thật dễ cho lũ trẻ leo trèo. Mẹ nói với Bum về kế hoạch sẽ mời những người bạn thân ngày xưa đến chơi và cùng nhau trèo hái,...
Đọc tiếp

Cần gấp !

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

" Khi cô giáo điện thoại nói với mẹ về một cái cây, mẹ và bố đã ngay lập tức bàn nhau trồng một cây ổi trong sân nhà. Bố bắt đầu suy nghĩ về việc bấm cành khi cây ổi bén rễ sao cho khi nó lớn lên sẽ có những cành cao thấp thật dễ cho lũ trẻ leo trèo. Mẹ nói với Bum về kế hoạch sẽ mời những người bạn thân ngày xưa đến chơi và cùng nhau trèo hái, chia nhau những trái ổi thơm lừng và ngọt lịm. Sài Gòn có quá xa Vũng Tàu đâu, đám bạn của Bum chỉ lên xe cười nói ríu rít vài câu chuyện là đã đến nơi rồi. Phố cũ và phố mới tực ra sẽ chẳng cách xa khi mà vẫn nhớ về nhau.

Thằng Bum cười toe toét mà mắt nó rưng rưng nước. Nó bỗng như nghe thấy tiếng cười khanh khách, tiếng chòng ghẹo nhau của lũ bạn và nụ cười hiền hậu của ông nội trôi theo hương ổi chín ngọt lành..."

a. Em hãy cho biết đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai?

b. Theo em, Bum có phải là một cậu bé hạnh phúc hay không? Hãy giải thích ý kiến của em bằng một đoạn văn ( khoảng 3 đến 5 câu).

c. Hình ảnh cây ổi trong chuyện thể hiện ý nghĩa gì? Qua câu chuyện này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

d. Đọc đoạn trích sau :

[...] Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. Chằng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng.

Xác định câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ. Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong đoạn văn.

0
BÀN TAY YÊU THƯƠNG"Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì đã làm các em thích nhất trong đời.Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem, hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên Douglas: Bức tranh vẽ một bàn tay.Nhưng đây là bàn tay của...
Đọc tiếp

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

"Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì đã làm các em thích nhất trong đời.

Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem, hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên Douglas: Bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán:

- Đó là bàn tay bác nông dân.

Một em khác cự lại:

- Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ giải phẫu.

Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Doulas cười ngượng nghịu:

- Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!

Cô giáo ngẩn người ngỡ ngàng, cô nhớ lại những lúc ra chơi cô thường dùng bàn tay để dắt Doulas bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các em khác, gia cảnh từ lâu lâm vào cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra tuy cô vẫn làm điều đó tương tự với các em khác nhưng hóa ra đối với Doulas bàn tay cô mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương."

Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Vì sao bức tranh ấy đc coi là "biểu tượng của tình yêu thương"?

Câu 3: Viết đoạn văn (300 twf) trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện

0
Bàn tay yêu thươngTrong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lớt: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay...
Đọc tiếp

Bàn tay yêu thương

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lớt: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán: "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại: "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lớt cười ngượng nghịu:
"Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".
Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lớt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

(Trích Quà tặng cuộc sống, dẫn theo Ngữ văn 6, tập 1)

1. Giải nghĩa từ “biểu tượng” .
Đặt một câu có sử dụng từ này ở bộ phận vị ngữ. 
2. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lớt được miêu tả như thế nào?
Bức tranh Đắc-gờ-lớt vẽ có gì khác lạ so với tranh của các bạn? 

3. Vì sao bức tranh ấy được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương”?
4. “Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng
hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của
tình yêu thương”.
Còn em, từ câu chuyện trên em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì
khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc
sống?

1
  • 1.Trả lời câu 1

- Giải nghĩa : Biểu tượng là hình ảnh sáng tạo nghệ thuật có một ý nghĩa tượng trưng trừu

tượng.
- Đặt câu :“Chim bồ câu là biểu tượng của hoà bình.”

  • 2.Trả lời câu 2:

Nhân vật Đắc gờ lớt được miêu tả qua các chi tiết: là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt
không được xinh xắn, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo.
- Các bạn em có thể vẽ những gói quà, li kem, hoặc những món đồ chơi mà các bạn yêu thích,
còn bức tranh em vẽ là một bàn tay. Đó là bức tranh rất khác lạ, gây tò mò cho cả lớp.
3. Bức tranh được coi là một biểu tưởng của tình yêu thương vì:

Bn dựa vào đây để viết thành 1 đoạn văn nha :
- Bức tranh vẽ điều mà Đắc gờ lớt yêu thích nhất: bàn tay cô giáo.
- Bức tranh bày tỏ lòng biết ơn, tình yêu thương của Đắc gờ lớt tới cô giáo.
- Bức tranh thể hiện tình cảm dìu dắt yêu thương cô giáo dành cho học sinh của mình.

  • 4.Từ câu chuyện bn hiểu ra điều gì?

Ở đây bn viết nội dung của truyện để xoáy vào và lúc sau viết cảm nhận của bn kết hợp lại thành một đoạn,bn nên dựa vào tên bài và câu:

''Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng
hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của
tình yêu thương'' Để làm bài thật tốt.

  • Việc em cần làm khi gặp người khuyết tật,có hoàn cảnh khó khăn là:

- Việc cần làm với những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn là không kì
thị, xa lánh ; cần đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ họ từ những việc nhỏ nhất...

7 tháng 1 2022

Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.

Chúc bạn học tốt!

9 tháng 1 2022

cấm cóp mạng

24 tháng 7 2023

mày học trường thị trấn hử

24 tháng 7 2023

Hok, hỏi làm j

5 tháng 9 2021

Tác phẩm “Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đéc-xen đã phác họa nên một bức tranh đầy thương cảm với số phận, cảnh ngộ của cô bé bán diêm. Thông qua hình ảnh của cô bé, nhà văn không chỉ khơi dậy trong chúng ta sự cảm thương sâu sắc với số phận của em hứng chịu mà nó còn đề cập tới vấn đề tình người trong cuộc sống.

5 tháng 9 2021

Qua truyện ngắn Cô bé bán diêm, người đọc không khỏi xót thương trước hoàn cảnh tội nghiệp, bất hạnh của cô bé. Tác giả An-đéc-xen đã dùng thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản giữa hình ảnh một cô bé bán diêm ngồi co ro trong góc tường trong đêm giao thừa vì đói, vì rét, vì sợ bố mắng nhiếc mà không dám về nhà và hình ảnh từng đoàn người cười nói vui vẻ, họ hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của cô bé. Để rồi em sống với những mộng tưởng khi bà nội em còn sống, khi mà em còn được yêu thương, chăm sóc và kết truyện là cái chết của em trong đêm giao thừa. Dường như thông qua cảnh ngộ của cô bé bán diêm, tác giả lên án sự vô tình, thờ ơ của những người lớn xung quanh em. Ở lứa tuổi đáng được sống trong sự đùm bọc, yêu thương của gia đình nhưng thì em lại phải lăn lộn kiếm sống ngoài đường. Nếu người cha quan tâm, nếu những người qua đường để ý đến mảnh đời tội nghiệp thì có lẽ em đã không phải ra đi trong sự cô đơn, lạnh lẽo đến vậy. Có lẽ chúng ta vẫn thường bắt gặp rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, là những em bé mồ côi phải lang thang kiếm sống. Tất nhiên, trách nhiệm đó trước hết thuộc về gia đình và người thân của các em ấy, sau nữa là trách nhiệm của nhà trường và toàn xã hội. Trẻ em xứng đáng được sống trong tình yêu thương, đùm bọc của tất cả mọi người. Đơn giản chỉ là lời hỏi thăm quan tâm cũng khiến cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn có chút động lực để bước tiếp. Tình người sẽ giúp chúng ta gần lại với nhau hơn, cùng sẻ chia và lan tỏa yêu thương bạn nhé.
 

28 tháng 10 2018

Thầy( cô) giáo ko bao giờ mắng hc sinh như thế cả.

Rời xa thầy(cô) giáo thì thấy muốn khóc cả ra.

Hết.

28 tháng 10 2018

KO có chuyện đó đâu bn. Thầy cô giáo nào cux yêu quý hs hết á.

Nếu là có thật thì chúng ta sẽ đổi thành chăm ngoan hơn cho thầy cô yêu quý và sẽ ko bao giờ làm như vậy với bn nữa.

nếu đồng ý với ý kiến của mink thì k cho mink nha

15 tháng 12 2023

Bạn tham khảo nhé, chúc bạn làm bài tốt!

Trong thời gian chúng em còn ngồi trên chiếc ghế của nhà trường, thầy cô chính là những người lái đò đưa chúng em đến thành công, là người dìu dắt, nâng niu, và che chở chúng em. Tuy có những lúc thầy cô quát mắng chúng em, nhưng em biết đó là những lời vàng ngọc mà có thể sau này em không thể nghe lại được nữa. Có những lần chúng em đã khiến thầy cô buồn lòng vì những lần nghịch ngợm quậy phá, nhưng cũng có lần chúng em làm cho thầy cô tự hào.Em biết sự nghiệp trồng người là không dễ dàng, nhưng thầy cô vẫn đang cố gắng miệt mài để soạn từng trang giáo án dày đặc để mỗi buổi học chúng đều được tiếp thu những kiến thức mới mẻ. Em rất biết ơn thầy cô vì đã đưa chúng em đến con đường thành công, dạy dỗ những điều hay lẽ phải để cho chúng em được nên người và giúp ích cho xã hội. Lời cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã dạy bảo em nên người, em mong rằng thầy cô sẽ có thật nhiều sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người cho đất nước!