Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
♦ Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.
+ Ở giai đoạn đầu, tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, sức mạnh kinh tế chưa lớn. Càng về sau, sức mạnh của các tổ chức độc quyền càng tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.
+ Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao. Các hình thức độc quyền tiêu biểu là: Các-ten, Xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, Tờ-rớt ở Mỹ.
♦ Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm lớn, được Lênin nêu lên ở những năm đầu thế kỉ XX:
+ Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
+ Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính" đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.
+ Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hóa, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
+ Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.
+ Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.
- Chủ nghĩa phát xít là nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính.
- Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền không phải là sự thay thế một chính phủ tư sản này bằng một chính phủ tư sản khác, mà đó là sự thay thế của một nền thống trị kiểu dân chủ sang thống trị kiểu độc tài.
Trong khi đó, nền dân chủ Tư bản chủ nghĩa có những đặc điểm cơ bản là:
- Nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ lợi ích cho thiểu số.
- Mang bản chất của giai cấp tư sản, lợi ích của giai cấp tư sản đối lâp với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
- Do các đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo, đa đảng về chính trị.
- Được thực hiện trên cơ sở kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX chủ yếu của toàn XH đó là chế độ áp bức bóc lột.
Đáp án cần chọn là: A
Tham khảo
- Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
+ Có trình độ sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử phát triển gần năm thế kỉ. Các nước tư bản luôn đi đầu trong phát triển kinh tế thế giới.
+ Có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh.
+ Đã và sẽ tiếp tục có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển.
+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho chủ nghĩa tư bản hiện đại những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế.
- Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
+ Bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, mặc dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh quan trọng về quan hệ sở hữu và quản lí.
+ Đối mặt với những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Nền dân chủ tư sản đang bị xói mòn và trên thực tế nền dân chủ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội.
+ Tiềm ẩn những cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu như khủng hoảng tài chính - tiền tệ, khủng hoảng môi trường.
Tham khảo
- Tiềm năng:
+ Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại, phát triển,....
+ Chủ nghĩa tư bản đã có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế, xã hội. Các nước tư bản phát triển trở thành các trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.
- Thách thức: Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức:
+ Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu. Ví dụ như: khủng hoảng năng lượng; tình trạng biến đổi khí hậu,…
+ Thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã và đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Ví dụ như: khủng bố, phân biệt chủng tộc,…
+ Thứ ba, chủ nghĩa tư bản không có khả năng giải quyết triệt để những mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.
Tham khảo
- Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản.
- Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở nhiều nước tư bản, quá trình tích tụ và tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến sự hình thành của các tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức khác nhau, như: cácten, xanhđica ở Đức và Pháp, tơrớt ở Mỹ.
- Sự phát triển của các tổ chức độc quyền tạo ra cơ sở vật chất cho bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. Trong giai đoạn này, các tổ chức tư bản độc quyền đã chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và giai đoạn tư bản độc quyền.
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo rằng: cạnh tranh tự do sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền.
Vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào điều kiện lịch sử mới của thế giới. V.I.Lênin đã chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn mới là chủ nghĩa tư bản độc quyền, đồng thời V.ILênin xác định bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền qua năm đặc điểm kinh tế cơ bản của nó.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học - kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.
Thứ hai, vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới xuất hiện như lò luyện kim mới Bétsơme, Máctanh, Tômát, v.v. đã tạo ra sản lượng lớn gang thép với chất lượng cao; phát hiện ra hóa chất mới như axít sunphuaric (H2SO4), thuốc nhuộm, V.V.; máy móc mới ra đời: động cơ điêzen, máy phát điện, máy tiện, máy phay, V.V.; phát triển những phương tiện vận tải mới: xe hơi, tàu thủy, xe điện, máy bay. v.v. và đặc biệt là đường sắt. Những thành tựu khoa học - kỹ thuật này, một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác, nó dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.
Thứ ba, trong điều kiện phát triển của khoa học - kỹ thuật, sự tác động của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy, v.v. ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
Thứ tư, cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh. Đồng thời, cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn.
Thứ năm, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ ntghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản.
Thứ sáu, sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đấy tập trung sản xuất, nhất lả việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
Từ những nguyên nhân trên, V.I.Lênin khẳng định: "... cạnh tranh tự do đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm sự phát triển không đồng đều, bất bình đẳng, thất nghiệp, biến đổi khí hậu, và nhiều vấn đề khác. Để giải quyết những thách thức này, chủ nghĩa tư bản đã thực hiện một số biện pháp như sau:
- Tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế mới để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tạo ra việc làm mới.
- Thúc đẩy sự đổi mới công nghệ và sản xuất để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để tăng cường thị trường và tăng cường cạnh tranh.
- Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường để giảm thiểu tác động của chủ nghĩa tư bản đến môi trường.
- Tăng cường đầu tư vào giáo dục và đào tạo để nâng cao trình độ công nhân và tăng cường sức cạnh tranh của lao động.
- Tăng cường quản lý tài chính và tài sản để giảm thiểu rủi ro và tăng cường sự ổn định của nền kinh tế.
-> Các biện pháp này vẫn chưa đủ để giải quyết hết các thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Các nhà lãnh đạo và nhà quản lý kinh tế cần phải tìm ra các giải pháp mới và hiệu quả hơn để đối phó với những thách thức này.
Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phân hóa giàu - nghèo trở nên không thể khắc phục
Chủ nghĩa tư bản hiện đại có đặc điểm lớn so với tất cả các giai đoạn phát triển trước đây là trình độ phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, trình độ khoa học công nghệ rất cao của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Các nước tư bản phát triển, như Mỹ, các nước Tây Âu, Nhật Bản là những nước đi đầu trong nghiên cứu phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đi đầu trong các lĩnh vực điện tử, tin học, thông tin, viễn thông, phát triển Internet, trí tuệ nhân tạo, công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sinh học... làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chất lượng, hiệu quả của những ngành kinh tế truyền thống và tạo nên nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều sản phẩm mới, công nghệ cao, có giá trị gia tăng, mức cạnh tranh cao.