Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nêu phương pháp đọc sách?em đã chọn những loại sách nào cho mình?cách đọc những quyển sách đó ra sao
-Phương pháp đọc sách là:-Xác định mục đích đọc sách.
-Tìm hiểu kĩ về cuốn sách.
-Xem phần mục lục của sách.
-Xem phần lời nói đầu của sách.
-Xem các phần nội dung ở cuối sách.
-Đọc thử một vài đoạn.
-Và bắt đầu đọc đi sâu và cuốn sách.
Em đã chọn các loại sách về các môn học như:tiếng anh,GDCD,ngữ văn,toán,vật lí,....
-Cách em đọc là:Em đọc theo trình tự của nội dung bên trong cuốn sách,những từ ngữ khó hiểu em sẽ xem thêm ở phần chú thích ngoài ra em còn đọc các nội dung quan trọng đã được tóm tắt ngăn gọn ở cuối mỗi trang sách,..
Tham khảo:
Bước 1: Xác định mục đích đọc sách. Đây là vấn đề rất quan trọng. ...
Bước 2: Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách. ...
Bước 3: Xem mục lục. ...
Bước 4: Xem lời giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu. ...
Bước 5: Xem lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách. ...
Bước 6: Đọc một vài đoạn. ...
Bước 7: Đọc thực sự (hay đọc đi sâu) ...
Bước 8: Tích cực tư duy khi đọc
Những quyển sách mình đã đọc: sách bài tập các môn học, sách kĩ năng sống, sách Tiếng Anh, truyện tranh...
Cách đọc: đọc chọn lọc nội dung, ghi chép lại những gì quan trọng, đánh dấu phần cần thiết để đọc lại...
Các bạn trẻ ngày này không thích đọc sách vì:
- Các bạn chỉ thích chơi game
- Cho rằng sách quá nhiều chữ và lười đọc
< Theo mình là thế >
Phương pháp đọc sách:
- Đọc nhiều loại sách khác nhau nhằm nâng cao thêm kiến thức
- Hạn chế xem TV hoặc chơi điện tử mà có thể là ra nhà sách tham khảo thêm các loại sách
- Ngoài sách thì có thể mua truyện, nó giúp chúng ta thư giãn hơn sau giờ học. Cũng giúp ta có thêm kĩ năng sống
a) Cách chọn sách:
- Không cốt lấy nhiều, chọn cho tinh, cho kĩ.
- Nên hướng vào 2 loại:
+ Sách phổ thông: cuốn đọc phổ thông và đại học - đọc đủ.
+ Sách chuyên môn: chọn, đọc suốt đời.
b) Cách đọc:
- Đọc chuyên sâu: ít mà lấy, trầm ngâm suy nghĩ, tích luỹ dần dần.
- Đọc không chuyên sâu: qua loa - lên án gay gắt.
Học sinh đọc kỹ văn bản từ chỗ “Đọc sách không cốt lấy nhiều” cho đến hết. Suy nghĩ và phân tích theo các ý chính sau :
- Theo tác giả bài viết cần lựa chọn sách để đọc như thế nào, mối quan hệ giữa loại sách thông thường, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình và loại sách tài liệu cơ bản, chuyên sâu ra sao ?
- Lời bàn thật cụ thể của tác giả về cách đọc sách (thái độ, tinh thần, phương pháp khi đọc).
- Ý nghĩa của việc đọc sách
• Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn- con đường tích lũy và nâng cao tri thức.
• Đọc sách là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.
⇒ Đọc sách có ý nghĩa lớn lao, lâu dài đối với con người.
- Phương pháp đọc sách.
• Đọc cho kỹ, đọc đi đọc lại nhiều lần đến thuộc lòng.
• Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy và kiên định mục đích.
• Đọc có kế hoạch, hệ thống, không đọc tràn lan.
• Đọc về kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu.
• Đọc sách còn là việc rèn luyện tư cách, chuyện học làm người, rèn đức kiên trì, nhẫn nại.
Thực tế hiện nay đã cho chúng ta thấy, có rất nhiều người có cách đọc sách vô cùng hợp lí và đúng đắn. Ngược lại có những người chẳng biết đọc sách như thế nào sao cho đúng. Theo tôi, đọc sách rất quan trọng và mỗi người phải xác định cho mình một cách đọc sách hợp lí. Ví dụ như em bé ba tuổi thì không thế đọc sách bởi em đâu biết đọc và viết chữ, các bố mẹ chỉ có thể cho con xem hình ảnh qua những trang sách. Bên cạnh đó, tùy từng độ tuổi và trình độ nhận thức để có cách đọc sách hợp lí. Chẳng hạn bạn học sinh lớp 5 không thể đọc sách của học sinh lớp 11. Qua đó, tôi rút ra cách đọc sách như sau. Trước hết, phải lựa chọn nội dung sách phù hợp với bản thân của mình. Thứ hai, đọc sách phải có kế hoạch, không phải ngày nào cũng đọc, đọc sách phải kết hợp với nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, đọc sách xong phải biết áp dụng nó vào thực tiễn cuộc sống chứ không phải đọc xong là "nước đổ lá khoai". Chính vì vậy, mỗi bạn hãy có cách đọc sách hợp lí, đúng đắn và phù hợp.
Theo tác giả, đọc sách có hiệu quả cần có những phương pháp đọc hợp lí, đúng đắn:
- Không nên đọc lướt mà phải đọc có hệ thống, vừa đọc vừa suy ngâm“ trầm ngâm tích lũy tưởng tượng”, thì những tri thức trong sách ta mới có thể thông hiểu. Đặc biệt là những cuốn sách có giá trị thì càng phải đào sâu suy nghĩ.
- Không nên đọc sách một cách tràn lan, đọc sách có hệ thống quyển nào cũng đọc, cần đọc có trọng tâm, và coi việc đọc sách là một quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài.
⇒ Tác giả đã sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng vừa gần gũi, thân thuộc vừa đầy tính thuyết phục để đưa ra những lời khuyên sâu sắc cho người đọc sách. Cũng theo tác giả, đọc sách không phải chỉ đơn giản là đọc để lấy tri thức. Đọc sách còn là cách để rèn luyện tâm tính, học cách làm người.
Đọc có định hướng, chủ động, có thể thử kỹ thuật đọc lướt và kỹ thuật đọc tìm ý, đi sâu vào việc đọc, và áp dụng kỹ thuật đọc phản biện, tích cực tư duy khi đọc nha.
Sắp thi cuối kỳ rồi chúc bạn học tốt:D
Bước 1: Xác định mục đích đọc sách.
Bước 2: Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách.
Bước 3: Xem mục lục.
Bước 4: Xem lời giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu.
Bước 5: Xem lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách.
Bước 6: Đọc một vài đoạn.
Bước 7: Đọc thực sự (hay đọc đi sâu)