Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Tên thật của nhà thơ Minh Huệ: Nguyễn Đức Thái
Năm sinh và năm mất: ( 1927 - 2003 )
Quê ở Nghệ An
Ông tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8 năm 1945. Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945.
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên sự kiện có thực: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trật theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta
a/ Minh Huệ (1927-2003) là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam. Ông được biết đến nhiều với tác phẩm thơ "Đêm nay Bác không ngủ", và đã được Nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959); và Đất chiến hào (1970). Ngoài bút danh Minh Huệ, ông còn có các bút danh khác là Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái.
Ông tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1927, quê tại Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945 và tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8năm 1945. Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu ủy khu Bốn và một số nơi. Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV,Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học,Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.
Sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, ông tiếp tục đi học và tốt nghiệp đại học Văn, được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991).
Ông mất ngày 11 tháng 10 năm 2003.
b/ Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ đc sáng tác vào năm 1951 kháng chiến chống Pháp.
Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con.
Hành động này đã thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, không sót một ai: Từng người, từng người một. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.
Anh đội viền mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.
ý nghĩa:
+ hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ rất sinh động và mang nhiều tầng ý nghĩa sâu xa . Trước hết đó là 1 hình ảnh ngọn lửa thực , đẹp , là hình ảnh do tay Bác nhen nhón lên trong đêm đông giá rét giữa khu rừng Việt Bắc để sưởi ấm cho các anh bộ đội
+ hình ảnh ngọn lửa soi sáng bức chân dung của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét giản dị đến không ngờ , soi tỏ cả tấm lòng của Bác với các anh bộ đội, với nhân dân như tình thương yêu sâu sắc của người cha giành cho những đứa con thân yêu của mình.Nhờ thế mà hình ảnh của Bác hiện lên thật thiêng liêng , cũng thật gần gũi, ấm áp
+Trong bài thơ tác giả còn dùng hình ảnh này để so sánh :
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng"
Hình ảnh ngọn lửa gợi ra được sự lớn lao , bao trùm cả không gian , ngang tầm với trời đất để ca ngợi công lao vĩ đại của người.
Minh Huệ (1927-2003) là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam. Ông được biết đến nhiều với tác phẩm thơ "Đêm nay Bác không ngủ", và đã được Nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959); Đất chiến hào (1970). Ngoài bút danh Minh Huệ, ông còn có các bút danh khác là Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái.
Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1927[1], quê tại Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945 và tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8năm 1945. Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu ủy khu Bốn và một số nơi. Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV,Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học,Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.
Sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, ông tiếp tục đi học và tốt nghiệp đại học Văn, được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991).
Minh Huệ mất ngày 11 tháng 10 năm 2003[2].
Đoạn thơ cuối là đoạn này hả bn ?
" Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh. "
Theo mình thì mình hiểu theo nghĩa đơn giản nhất vậy .-.
Màn đêm đã buông xuống , vậy mà vẫn còn một người ngồi ngóng trông mà lại không ngủ . Người đó không ngủ vì vẫn còn lo cho đất nước , cho người dân , cho những chiến sĩ đang ở tiền tuyến . Người lúc nào cũng lo cho đồng bào mà quên mình . Người luôn luôn sẵn sàng đối mặt với thử thách , khó khăn để đổi lấy hạnh phúc , ấm no cho người dân . Người đó không ai khác chính là Hồ Chí Minh.
Ko chép mạng nhá , dành mấy phút đánh máy tính đấy .-.
Hok T~
Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. ... Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dâncông là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêucủa quân đội ta
1nêu cảnh anh đội viên nhìn bác chưa ngủ
bác ngồi bên bếp lửa và ngoài trời như thế nào
tình cảm anh đội viên nhìn bác
2 khổ cuối vì . đây là khổ do vợ ông sáng tác ( nghe thầy nói ko biết đúng hay sai)
Câu 1: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. ... Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Câu 2: Bác // là Hồ Chí Minh
CN VN
Câu 1: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Câu 2: Bác // là Hồ Chí Minh
CN VN
Ý nghĩa khổ thơ cuối:
Khổ thơ cuối đã nâng cao ý nghĩa của câu truyện lên mootjj tầm khái quát lớn, làm cho người đọc thấu hiểu mọi chân lý đơn giản mà lớn lao, cái đêm không ngủ đc miêu tả trong bài thơ chỉ là 1 trong vô vàng những đêm Bác k ngủ . Bác k ngủ vì lo cho việc nc là lẽ thường tình của Bác Hồ vì Bác là 1 vị lãnh tụ, người cha chung thân yêu của đân tộc, cuộc đời của người gắn vs đân vs nc. Đó chính là lẽ sống nưng nui tất cả chỉ quên mink của Bác mà mọi người đều thấu hiểu
Ý nghĩa của bài Đêm nay Bác không ngủ:
Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.
Chúc bạn học tốt ! :)
hãy giúp tôi việc này đừng có bắt tôi mua tài khoảng VIP
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.
TÁC GIẢ MINH HUỆ :
- Ông (1907-2003) là 1 nhà thơ hiện đai của việt nam. Ông được biết đến nhiều với tác phẩm "Đêm nay bác không ngủ", và đả được nhà nước tặng giải thưởng nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ:Đêm nay bác không ngủ (1985), Tiếng hát quê hương (1959), Đất chiến hào (1970), ông có 3 bút danh (Nguyễn Huệ), (Nguyến Thái), (Mai Quốc Minh)
TÁC PHẨM ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
- Là 1 bài thơ hay đươc nhà thơ nguyễn Huệ sáng tác năm (1985) ,Bài thơ dựa trên sự kiện trong chiến dịch biên giới cuối năm 1950