K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2017

1/ Nội dung

- Bài thơ dựng lên bức chân dung cuộc sống , nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: xa rời danh lợi , hòa hợp với tự nhiên , giữ gìn cốt cách thanh cao , trong sạch .
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến có những biểu hiện suy vi , quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực .

2/Nghệ thuật .
- Bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc , giản dị , kết hợp chất trữ tình và triết lí sâu xa , phát huy cao độ tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ thất ngôn Đường luật .

27 tháng 12 2017

1/ Nội dung

– Bài thơ dựng lên bức chân dung cuộc sống , nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: xa rời danh lợi , hòa hợp với tự nhiên , giữ gìn cốt cách thanh cao , trong sạch .
– Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến có những biểu hiện suy vi , quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực .

2/Nghệ thuật .
– Bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc , giản dị , kết hợp chất trữ tình và triết lí sâu xa , phát huy cao độ tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ thất ngôn Đường luật.

27 tháng 12 2017

Độc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du

- Nội dung:
o Biểu hiện Sự trân trọng, ngợi ca tài năng và niềm cảm thương chân thành , sâu sắc trước số phận bất hạnh của Tiểu Thanh
o Thấy được chân dung tinh thần, tâm hồn của người Nghệ Sĩ đa sầu đa cảm, triết lý giàu suy tư
o Tình cảm nhân đạo sâu sắc, mới mẻ và niềm khát khao tri âm của tác giả
- Nghệ thuật:
o Bài thơ đường luật với niêm luật chỉnh tề, hình cảnh thơ cụ thể mà giàu tính biểu tượng.
o Ngôn ngữ thơ trang trọng

27 tháng 12 2017

* Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi:
- Nội Dung:

o Thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và khát vọng dân giàu, nước mạnh của Nguyễn Trãi
o Tâm hồn, nhân cách cao thượng, tấm lòng yêu dân, yêu nước...
- Nghệ thuật:
o Vận dụng sáng tạo thể thơ Đường Luật
o Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, gợi cảm, giàu tính tạo hình. Có sự kết hợp giữa lời ăn tiếng nói hàng ngày
o Nghệ thuật tả cảnh tả tình

27 tháng 12 2017

1. Tỏ Lòng - Phạm Ngũ Lão:

- Nội Dung: Tỏ Lòng là một bài thơ tỏ chí. Qua bài thơ, người đọc thấy được chí khí anh hùng của của người anh hùng Phạm Ngũ Lão, cùng là của quân dân nhà Trần.
- Nghệ thuật:
o Tỏ lòng là bài thơ Đường Luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao. Hình tượng được xây dựng bằng bút pháp ước lệ và lý tưởng hóa.
o Âm điệu bài thơ: Trang trọng

2. Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi:

- Nội Dung:
o Thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và khát vọng dân giàu, nước mạnh của Nguyễn Trãi
o Tâm hồn, nhân cách cao thượng, tấm lòng yêu dân, yêu nước...
- Nghệ thuật:
o Vận dụng sáng tạo thể thơ Đường Luật
o Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, gợi cảm, giàu tính tạo hình. Có sự kết hợp giữa lời ăn tiếng nói hàng ngày
o Nghệ thuật tả cảnh tả tình

24 tháng 3 2022

Tham khảo

*Nội dung

– Bài thơ dựng lên bức chân dung cuộc sống , nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: xa rời danh lợi , hòa hợp với tự nhiên , giữ gìn cốt cách thanh cao , trong sạch .

– Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến có những biểu hiện suy vi , quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực .

*Nghệ thuật .

– Bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc , giản dị , kết hợp chất trữ tình và triết lí sâu xa , phát huy cao độ tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ thất ngôn Đường luật.

Tham khảo
Nghệ thuật:
- Bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc , giản dị , kết hợp chất trữ tình và triết lí sâu xa , phát huy cao độ tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ thất ngôn Đường luật.

26 tháng 12 2020

cậu tham khảo bài văn này nha

Văn học trung đại luôn là mốc son chói lọi của văn học nước nhà. Một trong những cảm hứng lớn xuyên suốt nền văn học trung đại chính là cảm hứng yêu nước. Trong hai bài thơ ''Tỏ lòng'' của Phạm Ngũ Lão và ''Cảnh ngày hè'' của Nguyễn Trãi, ta thấy được rất rõ cảm hứng yêu nước trong tác giả.

Trong ''Tỏ lòng'', cảm hứng yêu nước gắn liền với hào khí quân đội nhân dân thời Trần và trách nhiệm của trang nam nhi với vận mệnh dân tộc:

''Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu'' 

Lời thơ mang theo tầm vóc, khí thế trong con người của thời đại. Hình ảnh “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” là cách nói ẩn dụ ước lệ gợi ra cho ta khí thế dũng mãnh, kiên cường của quân đội thời Trần. Cụm từ ‟ khí thôn ngưu” được  hiểu là khí thế của đội quân ra trận sôi sục và thậm chí át cả sao ngưu. Câu thơ mang theo bao tình cảm tự hào của nhà thơ với quân đội, hào khí của nhân dân Đại Việt. Hình ảnh con người thời Trần cũng vì thế mà  đẹp hơn trên trang thơ. Người tráng sĩ  là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, vẻ đẹp thời đại. 

Từ tư thế hiên ngang dũng mãnh của cả một thời đại mà con người thức tỉnh mình trong những ý thức, trách nhiệm với quốc gia, dân tộc: 

''Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu''

Người quân tử trong xã hội phong kiên đương thời luôn mang trong mình nợ công danh. Đó cũng là quan điểm của Nho gia. Hùng tâm tráng chí trong lòng người tráng sĩ  là niềm khát khao đáng giặc bảo vệ bờ cõi. Nợ công danh chưa trả hết nên trong thâm tâm nhân vật là sự  “luống thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu xưa: “Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”.  Đó quả là cái thẹn cao cả, là cái thẹn lớn lao, đáng trân trọng của một bậc đại trượng phu vì dân, vì nước.

Cảm hứng yêu nước được tiếp nối trong ''Cảnh ngày hè'' cách sau đó mấy thế kỉ. Yêu nước trong Nguyễn Trãi là yêu thiên nhiên, là ước mong về một cuộc sống đủ đầy cho nhân dân. Bức tranh thiên nhiên c được Nguyễn Trãi vẽ bằng tình cảm chân thành, thắm thiết. Những cảnh vật gần gũi, quen thuộc của mùa hè: Lá hòe, hoa thạch lựu, hoa sen được thi vị hóa trong thơ Nguyễn Trãi đem đến vô vàn những cảm nhận trong lòng người. Tác giả đã sử dụng những gam màu nóng để miêu tả cảnh vật và mang vào đó sự hồi sinh, sức sống của cảnh vật. Động từ mạnh “phun”, đùn đùn” đã vô cùng thành công diễn tả sự căng tràn của cảnh vật. Ta thấy hiện lên trong bức tranh ấy là con người vô cùng yêu, say mê cảnh sắc thiên nhiên và cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả giác quan, hưởng trọn cái đẹp thiên nhiên. 

Bức tranh cuộc sống sôi động với chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương giúp ta thấy được cái nhạy bén và sự gần gũi của thi nhân với cảnh vật. Những từ láy tượng thanh “lao xao”, “dắng dỏi” kết hợp với phép đảo trật tự cú pháp đã nhấn mạnh âm thanh sôi động của cuộc sống với sức sống căng tràn làm lòng người xốn xang. 

Chân dung nhà thơ, chân dung yêu nước nồng nàn, tha thiết còn được thể hiện rõ trong những câu sau. Nếu mở đầu bài thơ là sự rảnh rỗi thì đến đây ta hiểu nhà thơ thân nhàn mà tâm không nhàn. Điển tích điển cố “Ngu cầm” đã gợi về triều đại vua Nghiêu Thuấn với nền thái bình. Và niềm vui sướng, hạnh phúc của Nguyễn Trãi chính là được sống cống hiến cho nhan dân, để nhân dân được hưởng hạnh phúc. 

Cả hai bài thơ đều là những vần thơ độc đáo thể hiện tình yêu nước nồng nàn, lớn lao trong mỗi tác giả. Cảm hứng yêu nước ấy đã mở ra tình yêu lớn lao để không chỉ là quá khứ kia đẹp tươi mà nhân dân hiện nay cũng thêm ý thức, trách nhiệm với tình yêu nước nồng nàn. 

Chúc cậu học tốt