K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2016

nghệ thuật:các tư liệu phong phú,xác thực,ngòi bút trào phúng sắc sảo.đoạn trích thuế máu có nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm,có dọng điệu vừa đanh thép,vừa mỉa mai chua chát.

nội dung:chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho cuộc chiến tranh tàn khốc.

15 tháng 9 2023

a. Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu:

Văn bản

Nội dung chính

Quang Trung đại phá quân Thanh

Kể về Quang Trung, một người thông minh, trí tuệ sáng suốt, khả năng phán đoán tốt, nhạy bén trước thời cuộc. Nhờ tài năng của mình, ông đã định hình và phân tích một cách rất cụ thể về tình thế và về thời cuộc đem lại chiến thắng hiển hách trước quân Thanh.

Đánh nhau với cối xay gió

Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.

Bên bờ Thiên Mạc

Kể về tình tiết khi Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và hết sức bí mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc.

=> Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử đều có nội dung liên quan đến các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

b.

- Nhận xét: truyện lịch sử có bối cảnh là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán.

- Khi đọc truyện lịch sử cần chú ý:

+ Truyện viết về sự kiện gì? Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử của dân tộc?

+ Chủ đề, tư tưởng, thông điệp nội dung mà văn bản truyện muốn thể hiện.

+ Một số đặc điểm hình thức nổi bật của truyện (sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ mang không khí và dấu ấn lịch sử,...).

+ Những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản truyện.

I.Nội dung ôn tập:1. Giới hạn ôn tập:a. Phần văn bản: ôn nội dung và nghệ thuật của các văn bản:+ “Tôi đi học” – Thanh Tịnh+ “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng.b. phần tiếng Việt: kiến thức TV học kì II lớp 7- Câu rút gọn, đặc biệt- Câu đơn mở rộng thành phần.- Các biện pháp tu từ nghệ thuật.2. Cấu trúc đề kiểm tra:Phần I: Câu hỏi đọc hiểu: có thể có các dạng:1. xác định nội dung...
Đọc tiếp

I.Nội dung ôn tập:
1. Giới hạn ôn tập:
a. Phần văn bản: ôn nội dung và nghệ thuật của các văn bản:
+ “Tôi đi học” – Thanh Tịnh
+ “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng.
b. phần tiếng Việt: kiến thức TV học kì II lớp 7
- Câu rút gọn, đặc biệt
- Câu đơn mở rộng thành phần.
- Các biện pháp tu từ nghệ thuật.
2. Cấu trúc đề kiểm tra:
Phần I: Câu hỏi đọc hiểu: có thể có các dạng:
1. xác định nội dung đoạn văn;
2. xác định và trình bày hiệu quả biện pháp tu từ;
3. giải thích, phân tích ý nghĩa của một từ ngữ hoặc chi tiết;
4. xác định ngôi kể; xác định phương thức biểu đạt,…
5. Đoạn văn NLVH liên quan tới 2 văn bản: “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ”: + Phần
Phần II: Đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng nửa trang giấy) về vấn đề giáo dục, tình
mẫu tử.
II. Bài tập tham khảo:
Bài tập 1: Những kỷ niệm của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học” được nhà
văn diễn tả theo trình tự nào? Tóm tắt trình tự diễn biến tâm trạng đó.
Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và trả lơi câu hỏi:
“Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng
thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là
vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề
quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự
nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật.”
1.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
2. Nội dung chính của đoạn văn là gì?
3. Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.
4. So sánh tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên với đoạn trích sau: “Nhưng
lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái

đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng
lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.”
5. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 9 câu để làm rõ sự thay đổi về tâm trạng của nhân vật
tôi trong 2 đoạn văn trích trên trong đó có sử dụng một câu đơn mở rộng thành phần
(gạch chân, chú thích).
Bài tập 3: Tìm và nêu tác dụng những hình ảnh so sánh có trong văn bản “Tôi đi học”
Bài tập 4: Hãy kể tên một văn bản đã học trong chương trình cũng ghi lại cảm xúc về ngày
đầu tiên đi học, ghi rõ tên tác giả.
Bài tập 5: Cho đoạn văn sau:
“Cô tôi vẫn tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong
ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bong
đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta
thương tình toan gọi hỏi xem xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che…
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. Giá những cổ
tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ
lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”

(Sách giáo khoa Ngữ văn 8– tập 1)

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
2. Em hiểu thế nào về thể loại hồi ký? Nội dung hồi ký được trích trên là gì?
3. Đọc đoạn trích, em hình dung ra sao về tình cảnh của nhân vật chú bé Hồng?
4. “Cười rất kịch” là gì? Thông qua cách miêu tả của tác giả, nhân vật bà cô hiện lên là
người như thế nào?
5. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong câu văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ
tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà
nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”
6. Cho câu chủ đề: “Qua đoạn trích, tác giả đã diễn tả tình yêu thương mãnh liệt của
chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh”.
Hãy viết tiếp 8 – 10 câu để hoàn thành đoạn văn ngắn triển khai chủ đề trên, trong do
có sử dụng một trường từ vựng diễn tả tâm trạng. (gạch chân –chú thích)
Bài tập 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy
giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác như cô tôi nhắc lại lời người họ nội
của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật
màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái

hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên
đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm
áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi
thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 8 – Tập 1)

Câu 1: Văn bản “Trong lòng mẹ” trích hồi ký “Những ngày thơ ấu” do ai sáng tác?
Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về tác giả đó.
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy gợi tả hình ảnh trong việc
thể hiện tâm trạng của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ.
Câu 3: Xác định cụm chủ vị dùng để mở rộng câu trong câu văn in đậm.
Câu 4: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 9
câu, làm sáng tỏ tâm trạng sung sướng, hạnh phúc của nhân vật “tôi” khi được gặp lại
mẹ trong đó có sử dụng một trợ từ (gạch chân, chú thích)
Câu 5: Trong chương trình Ngữ văn 7, cũng có một văn bản ca ngợi tình yêu thương và
sự hi sinh của mẹ dành cho con. Ghi lại tên văn bản và tác giả đó.

2
19 tháng 9 2021

giúp mình với mình cần gấp 12:00 ngày 19/9 xong mình cho 10 tick

19 tháng 9 2021

Bạn tách câu hỏi ra chứ để nhiều vậy ko trl nổi đâu, mà chỉ đăng những cái bạn thật sự cần thôi nhé!

13 tháng 9 2023

- Giá trị nội dung: Bài hịch là lời phản ánh chân thực nhất tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ta trong suốt quá trình tham gia kháng chiến chống quân xâm lược. Qua đó, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm đánh đổ kẻ thù.

- Giá trị nghệ thuật: Bài hịch là một áng văn chính luận xuất sắc với cách đưa ra luận điểm, luận cứ chặt chẽ, rõ ràng, giàu hình ảnh, đầy sức thuyết phục.

15 tháng 9 2023

Hiểu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đồng thời thấy rõ hơn tài năng của nhà thơ Lưu Trọng Lư.

1.1. Phân tích một tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học mà trong đó, người viết dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài viết phải nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm; từ đó, nêu lên nhận...
Đọc tiếp

1.1. Phân tích một tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học mà trong đó, người viết dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài viết phải nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm; từ đó, nêu lên nhận xét, đánh giá về những nét đặc sắc này.

1.2. Để viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện, cần chú ý:

- Việc phân tích và nhận xét, đánh giá về truyện phải bám sát nội dung, hình thức của tác phẩm.

- Trước khi viết, cần tìm ý và lập dàn ý. Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)

- Các nhận xét, đánh giá trong bài văn về tác phẩm truyện, đặc biệt là các nét đặc sắc nghệ thuật, phải rõ ràng, đúng đắn, có lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. Nên kết hợp nêu các yếu tố cần phân tích với việc phát biểu những nhận xét, cảm nghĩ của bản thân về yếu tố ấy.

- Bài văn phân tích tác phẩm truyện cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

0
16 tháng 9 2023

Tham khảo
loading...

21 tháng 9 2023

Tham khảo!

Theo lời giới thiệu, đề tài và đặc điểm nội dung, nghệ thuật của cuốn sách mang tới cho người đọc những câu pha trò mới tinh của cậu học trò nổi tiếng nhất trong những cậu nhóc tiểu học, điều này khiến tác giả ngạc nhiên khi dẫn tới nhân vật của họ vào các tình huống.

14 tháng 9 2023

- Những nhân vật trọng tâm của trường thi - sĩ tử và quan trường - được khắc hoạ rất sắc nét, bộc lộ tính cách kỳ thi và tính chất xã hội.

- Nghệ thuật đảo ngữ đã vẽ nên hình ảnh người thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu luận là “đối”. Đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm.

- Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật đối đã được vận dụng một cách triệt để, tạo nên sức mạnh đả kích, châm biếm dữ dội, sâu cay.

- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.

=> Bốn câu thơ vạch trần sự nhếch nhác, tùy tiện của khoa cử lúc bấy giờ. Đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc.

16 tháng 9 2023

- Đề tài: Bức tranh thiên nhiên sinh động và tình yêu đối với thiên nhiên

- Nội dung: Tác phẩm cây sồi mùa đông kể về câu chuyện của cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na và học trò của cô, cậu bé Va-xu-skin. Cậu bé luôn đi học muộn và trả lời câu hỏi sai, khiến cô giáo nghi ngờ về năng lực của em học sinh này. Cô giáo quyết định yêu cầu cậu đưa mình về gặp mẹ của cậu để tìm hiểu về tình trạng này. Trên con đường về nhà Va-xu-skin, cô giáo đã phát hiện ra rằng cậu bé phải đi qua một khu rừng mùa đông để có thể đến trường, trong khu rừng đó có một cây sồi rất hùng vĩ và một hệ sinh thái nhỏ nằm dưới tán cây. Sau khi cùng cậu học trò khám phá khu rừng, cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã hiểu được lý do tại sao cậu bé lại thường xuyên đi học muộn như vậy và có cái nhìn thiện cảm hơn về học sinh của mình.