Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Sau chiến tranh lạnh Mĩ phát động chiến tranh lạnh vì :
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận chủ yếu là Anh, Pháp, Mĩ họp ở Vec xai để phân chia thành quả thắng lợi và ký các hiệp ước với các nước bại trận. Lúc đó, Liên Xô nằm trong vòng vây của Chủ nghĩa đế quốc.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trước ảnh hưởng ngày càng to lớn của Liên Xô, hệ thống chủ nghĩa Xã hội được mở rộng. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa Xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ và các nước tư bản phương Tây muốn câu kết với nhau để chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
- Nếu phát động "chiến tranh nóng" mang tính toàn cầu thì sự hủy diệt của bom nguyên tử, cả Mĩ và cả Liên Xô đều không có lợi.
* Tác động đối với cục diện thế giới và Việt Nam.
- Cuộc chiến tranh lạnh đã chi phối toàn cục thế giới, làm tình hình thế giới luôn căng thẳng trong xu thế đối đầu hai phe : Tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Không một nước nào có thể hoàn toàn đứng ngoài cuộc đấu tranh này và ít nhiều đều phụ thuộc vào quan hệ này.
- Cuộc chiến tranh lạnh, trong những thời điểm lịch sử nhất định của nó đã giúp đỡ, đẩy mạnh và thúc đẩy phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển, nhưng mặt khác nó ngăn cản sự đối thoại, hợp tác, tính độc lập tự chủ của mọi quốc g ia trong xu thế toàn cầu hóa của thời đại khoa học - kỹ thuật phát triển.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ của Việt Nam chịu tác động sâu sắc của chiến tranh lạnh.
+ Pháp được Mĩ giúp sức, quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó Mĩ trực tiếp lôi kéo các nước đồng minh vào cuộc.
+ Ngược lại, Việt Nam cũng được Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác viện trợ..
=> 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ quan hệ "chiến tranh lạnh"
Nguyên nhân khiến sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu và Đi đến tình trạng chiến tranh lạnh Là:
a. Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu…
– Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới; Mĩ chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm bá chủ thế giới.
– Mĩ lo ngại ảnh hưởng của Liên Xô và những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc (1949).
– Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Đông Âu đến châu Á, ngăn cản mưu đồ bá chủ thế giới của Mĩ.
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.
b. Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc Chiến tranh lạnh
– Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12 – 3 – 1947 được xem là sự kiện khởi đầu Chiến tranh lạnh.
– Bản thông điệp khẳng định, sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ, dẫn đến sự thay đổi quan hệ giữa hai minh chống phát xít sang thế đối đầu.
Do Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử thế nên Mĩ cho mình quyền lãnh đạo thế giới.
Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2-1945) là:
+)1. Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
+) 2. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
Những quyết định quan trọng của Hội nghị và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, trật tự 2 cực Ianta. Thế giới được chia làm 2 phe do Mĩ và liên Xô đứng đầu mỗi phe, đối dầu gay gắt.
+)3. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Đáp án A
Đáp án A: Cách mang tháng 10 Nga lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, cổ vũ các dân tôc trên thế giới đấu tranh giải phóng dân tộc. Dư âm của nó còn tồn tại đến sa chiến tranh thế giới thứ nhất (1918). Đối với Viêt Nam cũng vậy.
Đáp án B: sự kiện thể hiện quyết tâm của nhân dân An Nam và muốn giải phóng dân tộc, chỉ có thể dựa vào lực lượng của bản thân mình.
Đáp án C: Những việc làm của Nguyễn Ái Quốc trong đại hội Tua thể hiện Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
Đáp án D: sự kiện khiến Pháp tiến hành cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ hai.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hình thành trật tự thế giới mới Vécxai - Oasinhtơn.
Hậu quả chiến tranh làm cho Pháp thiệt hại nặng nề với hơn 1,4 triệu người chết, thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ phrăng. => tăng cường bóc lột thuộc địa.
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, phong trào giải phóng dân tộc (GPDT) ở phương Đông, phong trào công nhân và lao động ở phương Tây phát triển mạnh
Nhiểu Đảng Cộng sản ở các nước tư bản và các nước thuộc địa và nủa thuộc địa lần lượt ra đời (Đức, Anh, Mĩ, Pháp, Trung Quốc ...).
Quốc tế cộng sản được thành lập ở Mátxcơva lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản và phong trào GPDT trên thế giới.
Những chuyển biến mới của tính hình thế giới có ảnh hưởng lớn đến phong trào GPDT ở Việt Nam.