Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chủ trương: đấu tranh ôn hòa, bằng những biện pháp cải cách như nâng cao dân trí dân quyền , dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
* Sự kiện:
- Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng , Trần Quý Cáp, Ngô Đúc Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ:
+ Kinh tế: chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển nghề thủ công, làm vườn, lập “nông hội”...
+ Giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ , các môn học mới ...
+ Văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc “Âu hóa”, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến...
- Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội: Năm 1908, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo.
- Năm 1911 Chính quyền thực dân đưa Ông sang Pháp.
* Giống nhau: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng các tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường giải phóng dân tộc. Con đường đó theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
* Sự khác nhau của hai ông thuộc về phương pháp: Phan Bội Châu chủ trương bạo động, Phan Châu Trinh chủ trương cải cách.
PHAN BỘI CHÂU Chủ trương:
-“Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, kiên trì chủ trương dùng bạo lực giành độc lập.
-“Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam.
Biện pháp
- Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật học, chuẩn bị cho công cuộc đánh Pháp cứu nước
- Bạo động, ám sát.
PHAN CHÂU TRINH Chủ trương
- Đấu tranh ôn hòa, công khai, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập
- Kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí.
Biện pháp
- Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
- Mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí.
- Vận động đổi mới “phong hóa”, cải cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan.
- Tháng 5-1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của mình thành lập Duy tân hội, hội tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang Nhật học tập trong các trường ở Nhật Bản. Họ được học tập về khoa học cơ bản, kĩ thuật quân sự tiên tiến.
- Đầu năm 1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), thành lập Việt Nam Quang phục hội. Hội khẳng định tôn chỉ duy nhất là : “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam”.
- Để gây tiếng vang trong nước, thức tỉnh đồng bào, Hội đã cử người bí mật về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền An-be Xa-Rô Việt Nam Quang phục hội cũng đạt được một số kết quả, khuấy động được dư luận trong và ngoài nước.
- Thực dân Pháp nhân đó tăng cường khủng bố, nhiều người bị bắt và giết. Ngày 24-12-1913, Phan Bội Châu bị bắt và bị giam ở Quảng Đông (Trung Quốc). Cách mạng Việt Nam trải qua những ngày khó khăn.
Những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động.
- Chủ trương: Dùng bạo lực để giành độc lập.
- Sự kiện:
+ Năm 1904: thành lập Hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.
+ Từ 1905 – 1908: Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập ở Nhật.
+ Từ 9/1908: Nhật trục xuất những người VN yêu nước khỏi đất Nhật. PT Đông Du tan rã.
+ Tháng 6-1912: Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu (TQ), nhằm đánh Pháp, khôi phục nước VN, thành lập Cộng hòa Dân quốc VN…
+ 24-12-1913: Phan Bội Châu bị bắt ở Quảng Đông (TQ).
- Từ năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Lê Đình Cẩn, Ngô Đức Kế vận động Duy tân ở Trung Kì.
- Về hoạt động kinh tế, Phan Châu Trinh hết sức chú ý đến việc cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
- Tại Quảng Nam đã xuất hiện các hiệu buôn, ngoài lập hội buôn, các sĩ phu cải cách còn chú ý phát triển nghề thủ công, làm vườn. ngay tại quê Phan Châu Trinh đã thành lập “nông hội”, chuyên việc san đồi trồng quế, dệt vải may quần áo...
- Việc mở trường theo kiểu mới cũng được chú ý đặc biệt để nâng cao dân trí. Các trường này được thành lập ở nhiều nơi, mời thầy về dạy chữ Quốc Ngữ, dạy các môn học mới
- Một hoạt động độc đáo khác là cuộc vận động cải cách ăn mặc và cải cách lối sống. Những thói mê tín, di đoan, những thủ tục phong kiến cũng bị lên án mạnh. Phong trào còn sôi động hơn khi phái Duy tân mở cuộc vận động cắt tóc ngắn, để răng trắng... theo lối sống mới.