Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh
* Văn chính luận:
- Viết văn nhằm đấu tranh, tấn công kẻ thù trực diện, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng…
- Ngòi bút sắc bén, lập luận chặt chẽ, trí tuệ sắc sảo, lời văn ngắn gọn, súc tích, giàu tình cảm
- Tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp ( 1925); Tuyên ngôn độc lập (1945) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
* Truyện và kí
- Tố cáo tội ác dã man, bản chất xảo trá, tàn bạo của thực dân phong kiến, đề cao tinh thần yêu nước
- Bút pháp hiện đại, giọng trần thuật linh hoạt, trí tưởng tượng và phông văn hóa đa dạng
- Tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ( 1925)…
* Thơ ca
- Thể hiện chất nghệ sĩ tài hoa, nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của chiến sĩ cách mạng
- Để lại 250 bài thơ, in trong 3 tập: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh, Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh
* Văn chính luận
- Viết nhằm mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, tố cáo tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi sự đoàn kết đấu tranh...
- Những ánh văn chính luận được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lời văn chặt chẽ, súc tích mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước nồng nàn của một trái tim vĩ đại.
- Tiêu biểu : Bản án chế độ thực dân Pháp(1925) ; Tuyên ngôn độc lập(1945) ; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(1946)
* Truyện và kí
- Viết nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân phong kiến tay sai và đề cao tấm lòng yêu nước của nhân dân.
- Bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tác giả tạo nên những tình huống truyện độc đáo, bằng trí tưởng tượng phong phú, trí tuệ sắc sảo và vốn kiến thức văn hoá sâu rộng.
- Tiêu biểu : Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922) ; Vi hàng (1923) ; Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925) ; Nhật ký chìm tàu (1931) ; Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)
*Thơ ca
- Đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của Bác. Thơ của Người thể hiện tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng.
- Người để lại hơn 250 bài thơ, được in trong 3 tập thơ: Nhật ký trong tù gồm 134 bài; Thơ Hồ Chí Minh gồm 86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài.
Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn
a/ Cuộc đời :
- Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân , là nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền văn học hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX sinh năm 1881, mất 1936.
- Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ , trước khi học nghề thuốc , ông học nhiều nghề : Khai mỏ với mong ước làm giàu cho tổ quốc. Nghề hàng hải với mong muốn mở mang tầm mắt , cuối cùng thất vọng.
- Lỗ Tấn chọn nghề y sang Nhật học , đang học ở Nhật trong một lần đi xem phim ông phát hiện người TQ hăm hở đi xem người Nhật chém người TQ làm gián điệp cho Nga. Ông nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không bằng chữa căn bệnh tinh thần cho Quốc dân . Nên ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần cho quốc dân với chủ đề “phê phán quốc dân tính” , nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Hoa.
- Lỗ Tấn được giới thiệu nhiều ở VN trước CM tháng 8/45 , sinh thời Bác Hồ rất thích đọc Lỗ Tấn – Năm 1981 thế giới kỉ niệm 100 năm năm sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá thế giới.
b/ Sự nghiệp :
- Lỗ Tấn đã để lại tác phẩm , được in thành 3 tập : Gào thét , Bàng Hoàng , Chuyện cũ viết theo lối mới.
- Ngòi bút của Lỗ Tấn lạnh lùng và tỉnh táo như con dao mổ của nhà phẫu thuật, phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân.
- Ông xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất sắc của TQ , năm 1981 cả Thế giới kỉ niệm 100 năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới.
Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài, sinh tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, trong một gia đình quan lại sa sứt. Ông nội là Chu Giới Phu từng làm quan trong triều nhà Thanh, năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì bị cách chức, hạ ngục. Ông thân sinh của Lỗ Tấn là Chu Bá Nghi, đỗ tú tài, cũng năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì lâm bệnh và 3 năm sau thì qua đời. Mẹ của Lỗ Tấn là Lỗ Thụy, một người phụ nữ nông dân trung hậu, kiên nghị.
Phẩm chất của bà có ảnh hưởng lớn tới Lỗ Tấn. Cha của Lỗ Tấn mất do không có thuốc chạy chữa, khi Lỗ Tấn 13 tuổi. Từ đó, Lỗ Tấn ấp ủ nguyện vọng học thuốc chữa bệnh.
Lỗ Tấn dã từng học các nghề hàng hải, khai mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc nhưng đều thất bại. Nhờ học giỏi, ông được học bổng sang Nhật, học đại học Y khoa. Một lần, Lỗ Tấn chứng kiến cảnh người dân Trung quốc thích thú khi xem bộ phim có quay cảnh quân Nhật chém một người Trung Quốc vì bị nghi là gián điệp. Ông giật mình nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân và ông quyết định chuyển hướng bỏ đại học Y để làm văn nghệ.
Làm văn nghệ, Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương chạy chữa.
Lỗ Tấn đã sáng tác nhiều tác phẩm: 20 tập truyện ngắn, mỗi tập 600 trang. Có nhà nghiên cứu gọi là "trước tác đẳng thân" (sách cao bằng người). Trong đó, các sáng tác tiêu biểu có Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới, Nấm mồ, cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng…
Năm 1981, toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hóa của nhân loại.
- Lỗ Tấn (1881- 1936), tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài.
- Năm 13 tuổi, bố ông lâm bệnh, không có thuốc uống mà chết. Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đấy. Trước khi học nghề thuốc, ông đã học nghề hàng hải với ước mơ mở mang tầm nhìn và nghề khai thác mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc.
- Nhờ học giỏi ông được học bổng sang Nhật. Ông chọn nghề y. Đang học dở Đại học y khoa thì ông đột ngột thay đổi chí hướng. Do một lần xem phim, ông thấy cảnh những người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém một người Trung quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông bỗng giật mình mà nghĩ rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.
- Lỗ Tấn viết chủ yếu là truyện ngắn và tạp văn: Truyện ngắn có Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại. Tạp văn có Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng… Dù ở thể loại nào các tác phẩm của ông cũng đều nhằm mục đích chiến đấu. Ngòi bút ông như con dao mổ trong tay nhà phẫu thuật: điềm tĩnh, tỉnh táo, phanh phui các ung nhọt với một mong ước nóng bỏng là đem lại sức khỏe cho nhân dân
a. Văn bản đã cho đạt được những yêu cầu:
- Bố cục đầy đủ 3 phần.
- Nội dung cụ thể, diễn đạt ngắn gọn, chính xác, nhận xét, kết luận đúng mực.
Dàn ý của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ, bài thơ
- Phân tích cụ thể khổ thơ, đoạn thơ
- Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ, bài thơ
- Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng của đoạn thơ, bài thơ
- Tham gia cách mạng sớm. 1922, ông chuyển lên Mat-xitcơva và vừa lao động vừa học.
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông tham gia chiến đấu chống phát xít với tư cách là phóng viên mặt trận có mặt ở nhiều chiến trường.
- Sau chiến tranh tiếp tục hoạt động xã hội, được nhà nước phong tặng anh hùng Liên Xô.
Sự nghiệp: Năm 1924, bắt đầu viết truyện ngắn.
1825 bắt đầu viết tiểu thuyết " Sông Đông êm đềm" và "Thảo nguyên xanh". Ngoài ra còn những tác phẩm " Đất vỡ hoang", " Họ chiến đấu vì tổ quốc".
- Sứ mệnh cao cả nhất của văn học: Ca ngợi nhân dân- người lao động - người xây dựng, nhân dân - người anh hùng.
- Nổi bật trong phong cách nghệ thuật là tôn trọng nghệ thuật.
Mikhain Solôkhốp (1905-1984), sinh trưởng trong một gia đình nông dân thuộc vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rôxtốp của Liên Xô.
Trước khi đến với việc sáng tác văn chương, Sôlôkhốp đã từng làm một số công tác cách mạng như: thanh toán nạn mù chữ, thư kí uỷ ban xã, đấu tranh vũ trang…
Sôlôkhốp đã từng sống ở Matxcơva, làm đủ mọi ngành nghề: lao công, khuân vác, kế toán, thợ xây… để sinh sống và để thực hiện “giấc mơ viết văn”. Ngoài giờ làm việc ông đến tòa soạn báo Thanh niên, tham gia sinh hoạt nhóm văn học Đội cận vệ trẻ và say mê sáng tác. Ở Matxcơva ông được đăng một vài tác phẩm nhưng không thể định cư lâu dài vì ông cảm thấy “thiếu quê hương’’.
1925, Sôlôkhốp lại trở về vùng sông Đông, bắt tay viết Sông Đông êm đềm. Đây là bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của M. Gorki.
Ông được đánh giá là một nhà văn hiện thực vĩ đại. Theo quan niệm của ông, chủ nghĩa hiện thực ở thời đại cách mạng tư tưởng “đổi mới, cải tạo cuộc sống vì hạnh phúc của con người”.
Các tác phẩm nổi tiếng của Sôlôkhốp là Đất vỡ hoang, Sông Đông êm đềm, Họ chiến đẩu vì Tổ quốc, Số phận con người…
* Cuộc đời:
- Mikhaiin SôlôKhôp là nhà văn hiện thực vĩ đại Nga sinh năm 1905 , mất 1984 , xuất thân trong một gia đình nông dân vùng thảo nguyên cạnh sông Đông .
- Ông rất gắn bó với con người và cảnh vật quê hương trong những bước chuyển mình đau đớn và phức tạp của lịch sử . Chính vì thế tác phẩm của ông thấm đẫm hơi thở và linh hồn của cuộc sống vùng sông Đông .
- Sôlô Khốp là người trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại , ông thấu hiểu được những nỗi khổ đau và số phận con người trong cuộc chiến tranh . Chính điều này đã tạo ra một bước ngoặc trong các sáng tác của ông .
* Sự nghiệp :
-Sôlô Khôp là nhà văn xuất sắc của nước Nga , ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị như : Những truyện ngắn sông Đông , Sông Đông êm đềm , Số phận con người , Đất vỡ hoang ,…
- Sôlô Khôp được trao tặng giải thưởng nô ben về văn học năm 1965
Văn bản là Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về việc ban hành chương trình THCS. Đặc điểm chính là:
+ Trình bày, kết cấu: văn bản được trình bày theo khuôn mẫu
+ Phần đầu: tiết mục của văn bản
+ Phần cuối: các thủ tục cần thiết (thời gian, địa điểm, chữ kí…)
- Từ ngữ: sử dụng từ ngữ mang sắc thái trung tính
- Câu văn: kết cấu văn hành chính (căn cứ… quyết định) Mỗi ý quan trọng được tách xuống dòng, viết hoa đầu dòng
a. Văn chính luận
- Viết bằng tiếng Pháp: Gồm những bài đăng trên các báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền... đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1922).
- Viết bằng tiếng Việt: Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gi quý hơn độc lập tự do (1966).
- Mục đích văn chính luận của Bác: đấu tranh chính trị, tấn công trực diện kẻ thù được thể hiện những nhiệm vụ của cách mạng qua các thời kì lịch sứ.
- Đặc điểm nghệ thuật: da dạng, linh hoạt, kết hợp lí và tình, lời văn chặt chẽ, luôn đứng trên lập trường chính nghĩa để tuyên truyền hoặc tố cáo...
b. Truyện và kí
- Nội dung: Tố cáo thực dân và phong kiến, đề cao những tấm gương yêu nước...
- Nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, giọng văn thâm thuý chứng tỏ Bác là một cây văn xuôi đầy tài năng.
c. Thơ ca
- Tập thơ chữ Hán: Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)
+ Nội dung: Tái hiện bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân đảng, một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc. Tập thơ thể hiện bức chân dung tự hoạ con người tinh thần Hồ Chí Minh: khao khát tự do, nghị lực phi thường, giàu lòng nhân đạo, yêu thiên nhiên, Tổ quôc, trí tuệ sắc sảo “một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng" (Nhà văn Viên Ưng - Trung Quốc).
+ Nghệ thuật: Đa dạng về bút pháp, hồn thơ tinh thế, vừa cổ điển vừa hiện đại, hình tượng trong thơ luôn vận động, hướng về sự sống tương lai và ánh sáng.
- Thơ tuyên truyền, cổ động (Con cáo và tổ ong, Ca du kích...).
- Những bài thơ giải trí trong kháng chiến: Đối nguyệt (Với trăng , Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng), Thu dạ (Đêm thu), Báo tiệp (Tin thắng trân), Cảnh khuya...