Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Từ giữa những năm 1970, Ấn Độ đã tự túc được lương thực.
- Trong các lĩnh vực khoa học-kĩ thuật, Ấn Độ đã có những bước tiến nhanh chóng.
- Đối ngoại: theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh của các dân tộc.
Nhân dân Ấn Độ đạt được những thành tựu:
Ấn Độ là quốc gia rộng lớn, đông dân. Từ sau ngày độc lập, Ấn Độ trong suốt một thời kì dài do Đảng Quốc đại nắm chính quyền, tình hình chính trị ổn định, kinh tế, văn hóa phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đứng thứ 10 trong số những nước có nền công nghiệp phát triển cao, nhất là công nghiệp nặng.
Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp những năm 50-70 đã giải quyết được vấn đề lương thực cho một nước gần 1 tỉ dân và bắt đầu xuất khẩu được gạo.
Cũng trong những năm 70, Ấn Độ đã sử dụng năng lượng hạt nhân vòa sản xuất điện. Trong những năm 80, Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Ấn Độ đã chế tạo được máy móc, thiết bị ngành dệt, hóa chất, máy bay, tàu thủy, đầu máy xe lửa, tivi màu…
Trả lời:
Những thành quả chính trong cuộc đấu tranh giành độc lạp dân tộc của nhân dân châu Phi :
Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt cũng là thời điểm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi. Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952) lật đổ Vương triều Pharúc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập (18-6-1953). Cùng năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập. Sau 8 năm đấu tranh vũ trang chông Pháp (1954 - 1962), nhân dân Angiêri đã giành được thắng lợi.
Tuynidi, Marốc và Xuđăng được trao trả độc lập năm 1956, Gana - năm 1957, Ghinê - năm 1958...
Đặc biệt, lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phi với 17 nước tuyên bố độc lập. Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.
Sau đó, nhân dân Nam Rôđêdia xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Dimbabuê (18-4-1980). Ngày 21-3-1990, Namibia tuyên bố độc lập sau khi thoát khỏi sự thống trị của Nam Phi.
Tháng 2-1990, chế độ phân biệt chủng tộc "Apácthai" bị xoá bỏ. Sau đó, với cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hoà Nam Phi. Sự kiện này đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất công, một biểu hiện của chủ nghĩa thực dân.
* Những thành tựu chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập
- Năm 1960: 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập
- Năm 1975, nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha.
- Từ sau năm 1975, nhân dân các nước thuộc địa còn lại ở châu Phi đứng lên giành độc lập dân tộc.
- Tại Nam Phi: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xóa bỏ, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
* Những khó khăn mà châu Phi phải đối mặt:
+ Xung đột về tôn giáo
+ Nội chiến diễn ra liên miên
+ Bệnh tật và mù chữ
+ Phụ thuộc vào nước ngoài.
-Nhón 5 nước sáng lập ASEAN : Bao gồm Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Philíppin và Inđônêxia
+ Sau khi giành độc lập đều tiến hành công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội):
Mục tiêu : là nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng kinh tế tự chủ.
Nội dung : chủ yếu đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất..
Thành tựu: đạt được một số thành tựu bước đầu về kinh tế- xã hội, sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo…
Hạn chế : thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn đến thua lỗ, tệ tham những, quan liêu phát triển...
+ Từ những thập kỉ 60 – 70, chính phủ các nước này chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo (hướng ngoại):
Mục tiêu: mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, xuất khẩu hàng hoá…
Nội dung: tập trung sản xuất hàng xuất khẩu,phát triển quan hệ thương mại..
Kết quả : các nước đã đạt được những thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng của 5 nước này khá cao,tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
Năm 1997 – 1998, các nước ASEAN trải qua cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nghiêm trọng, sau vài năm khắc phục, kinh tế mới dần phục hồi.
Hạn chế: dễ bị hòa tan khi hội nhập với kinh tế thế giới.
Đáp án B
Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại đứng đầu là M. Gandi đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập
Đáp án D
Sau khi giành được độc lập, đường lối đối ngoại xuyên suốt của Ấn Độ là hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
1. Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập.
-Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu Mỹ (trừ Thái Lan) ,sau đó là Nhật Bản .
-Trong thế chiến II bị Nhật chiếm đóng .
-Sau khi Nhật đầu hàng 1945, các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập.
Thí dụ :
+ Việt Nam : Cách mạng thàng Tám thành công , tuyên bố độc lập 2-9-1945.
+ In-đô-nê-xi-a độc lập 17.08.1945
+ Lào 8/1945 nhân dân Lào nổi dậy ,12/10/1945 tuyên bố độc lập.
+ Miến Điện ,Mã lai, Phi líp pin giải phóng phần lớn lãnh thổ .
-Nhưng thực dân Âu – Mỹ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược . Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam và Hiệp Định Giơ ne vơ về Đông Dương , khiến Pháp phải rút khỏi Đông Dương ,năm 1975 Đông dương độc lập .
-Bru-nây độc lập tháng 01.1984,Indonesia 08.1945
2.Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
-ĐNA gồm 11 nước , rộng lớn , đông dân , có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, có nét tương đồng về lịch sử , văn hoá.
-Trước Thế chiến II, Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu Mỹ trừ Thái Lan , phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh. Đảng Cộng sản thành lập ở In đô nê xia, Việt Nam .
-Trong thế chiến II bị Nhật chiếm đóng ,Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập.:Việt Nam 2-9-1945,In-đô-nê-xi-a độc lập 08.1945,Lào 10/1945 ,Miến Điện ,Mã lai, Phi líp pin giải phóng phần lớn lãnh thổ .
-Nhưng sau Thế chiến II ,thực dân Âu – Mỹ tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược và giành độc lập hoàn toàn.
Thí dụ :Phi-líp-pin 07.1946; Mi-an-ma10-.1947 tháng 01.1948 Liên bang Miến Điện tuyên bố độc lập ; Ma-lay-xi-a 08.1957,tháng 9-1963 Liên bang Mã lai ra đời ;Xingapo 06.1959- tháng1 8- 1965 tách khỏi Liên bang Mã Lai ; Đông Dương 1975; Bru-nây1984; Đông Timo 05.2002.
- Trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” tổ chức Hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á (SEATO) do Mỹ lập ra (9-1954) để chống lại ảnh hưởng của Chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á , sau thắng lợi của cách mạng Đông Dương , khối này giải thể ( 6-1977) 05.2002
* Quá trình đấu tranh giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á .
- Trước chiến tranh thế giới II: hầu hết là thuộc địa của các quốc gia Âu - Mỹ (trừ Thái Lan)
- Trong chiến tranh thế giới II: là thuộc địa của Nhật
- Sau chiến tranh thế giới II: các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập như Inđônêxia, Việt Nam, Lào
- Sau đó, thực dân Âu – Mĩ tái chiếm Đông Nam Á, nhưng đã thất bại và buộc phải trao trả độc lập.
- Tới giữa những năm 50, nhiều nước Đông Nam Á giành được độc lập như Philippin, Miến Điện, In-đô-nê-xia…
- Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của ba nước Đông Dương giành thắng lợi, với Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.
* Những biến đổi quan trọng:
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, lần lượt các nước Đông Nam Á giành được độc lập
- Sau khi giành độc lập các nước Đông Nam Á ra sức xây dựng, phát triển kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn , tiêu biểu như Singapo “Con rồng” Châu Á .
- Đến nay hầu hết các quốc gia Đông Nam Á ( trừ Đông Ti Mo ) đã gia nhập tổ chức ASEAN
1. Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc.
- Đầu thế kỷ XIX đã giành độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lệ thuộc Mỹ
- Sau CTTG II, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu Ba:
* Tại Cu ba :
- 3- 1952, Mỹ giúp Ba-ti-xta lập chế độ độc tài quân sự
- Nhân dân Cu Ba đấu tranh chống chế độ độc tài Ba-ti-xta dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô.
=> 01-01-1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cu Ba thành lập.
- 1961 tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng CNXH à đạt nhiều thành tựu như xây dựng công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý , nông nghiệp đa dạng, đạt thành tựu cao về văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao….
* Các nước khác
- 8-1961, Mỹ lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ lôi kéo các nước Mỹ La-tinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Cu Ba.
- Từ thập niên 60 -70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập phát triển mạnh giành nhiều thắng lợi:
+1964-1999 Panama đấu tranh và thu hồi chủ quyền kênh đào Panama
+ 1962 Gia mai ca , Tri ni đát , Tô ba gô .
+ 1966 là Guy a na, Bác ba đốt
+ 1983 có 13 nước độc lập ở Ca ri bê
- Với nhiều hình thức: bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, đấu tranh vũ trang… biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy” (tiêu biểu là phong trào đấu tranh vũ trang ở Vê-nê-xu-ê-la, Pê-ru…)
2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội:
a. Thành tựu:
- Từ thập niên 50 đến cuối thập nien 70, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân của các nước Mĩlatinh là 5,5%.Tổng sản phẩm trong nước 1979 là 599,3 tỉ USD, nhiều nước trở thành những nước cụng nghiệp mới (NICs) như Brazil, Argentina, Mehico.
- Bước sang thập niên 90, tỉ lệ lạm phát hạ xuống còn dưới 30%, đầu tư nước ngoài vào Mĩlatinh với khối lượng lớn, đứng hàng thứ 2 sau Đông Á
b. Khó khăn
- Trong thập niên 80, các nước bị suy thoái nặng nề về kinh tế, lạm phát tăng nhanh, nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến nhiều biến động chính trị (Argentina, Bolivia, Brazil, Chi Lê…)
- Sang thập niên 90, kinh tế Mỹ La-tinh có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ lạm phát giảm mạnh, đầu tư nước ngoài tăng…Tuy nhiên, Mỹ La-tinh vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế – xã hội (đặc biệt tham nhũng là quốc nạn, phân phối không công bằng, nợ nước ngoài).
- Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước Mĩ Latinh giành được độc lập từ Tây Ban Nha, nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ.
- Sau chiến tranh thế giới II, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba (1959).
- Năm 1961, Mĩ tổ chức Liên minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ Latinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba.
- Dưới ảnh hưởng của cách mạng Cuba, trong thập kỉ 60 – 70, phong trào chống Mĩ và độc tài thân Mĩ diễn ra sôi nổi với hình thức bãi công, nổi dậy, khởi nghĩa vũ trang biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy” như ở Vênêxuêla, Côlômbia, Pêru, Chilê…
- Kết quả: Chính quyền độc tài bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
a. Cuộc đấu tranh giành độc lập:
+Ấn Độ là 1 nước lớn ở Châu Á và đông dân thứ 2 TG (1 tỉ 20 triệu người- năm 2000)
+Sau chiến tranh TGT2, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại đã diễn ra sôi nổi
+Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng tại trao quyền tự trị theo" phương án Maobotton.
+Ngày 15/8/1947 2 nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập và thành lập nhà nước công hòa.
=> Ý nghĩa: Đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ. Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
b. Thành tựu:
+ Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu to lớn về nông nghiệp và công nghiệp trong công cuộc xây dựng đất nước.
+Nhờ tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp mà Ấn Độ đã tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo (từ năm 1995)
+ Nền Công nghiệp: đã sản xuất được nhiều loại máy móc như máy bay, tàu thủy, xe hơi, tàu máy xe lửa…sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện
+ KHKT: là cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ: Thử thành công bom nguyên tử (1974); Phóng vệ tinh nhân tạo ( 1975)
+Về đối ngoại: Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bìnhtrung lập tích cực,là một trong những nước đề xướng phong trào ko LK, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.(16972 AĐ thiết lập ngoại giao VN)
* Cuộc đấu tranh giành độc lập.
- Sau chiến tranh thế giới II, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân An Độ diễn ra sôi nổi, năm 1945 có 848 cuộc bãi công.
- Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng lại trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn” .
- Tháng 8/1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan thành lập.
- Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập Nhà nước Cộng hòa.
- Ý nghĩa: đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân Ấn Độ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới .
* Công cuộc xây dựng đất nước: đạt nhiều thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp.
- Nông nghiệp, nhờ tiến hành “cách mạng xanh” đã tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới.
- Công nghiệp, đứng thứ 10 thế giới, chế tạo được máy móc hiện đại như máy bay, xe hơi …
- Khoa học – kĩ thuật, là cường quốc công nghệ phần mền, hạt nhân, vũ trụ.
+ Năm 1974 thử thành công bom nguyên tử.
+ Năm 1975 phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
- Đối ngoại: thực hiện chính sách hòa bình, trung lập, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Là nước đề xướng Phong trào không liên kết.