K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2016

a) Khó khăn chính về tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long:

-Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn 2,5 triệu ha.

-Mùa khô kéo dài gây thiếu nước ngọt, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền.

-Mùa lũ gây ngập úng diện rộng.

b) Giải pháp khắc phục:

-Cải tạo đất phèn, đất mặn.

-Thoát lũ, cấp nước ngọt cho mùa khô.

-Cung sống với lũ, đắp đê bao, xây nhà vùng cao, nhà nổi.

-Khai thác lợi thế do lũ mang lại.

-Chuyển hình thức trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản, nuôi cá bè, nuôi tôm.

3 tháng 11 2023

1. Hiện tượng biến đổi khí hậu:

- Khó khăn: Biến đổi khí hậu gây nổi lên mực nước biển và tăng nhiệt độ, làm cho Đồng bằng sông Cửu Long dễ bị ngập lụt và sóng chảy mặn đe dọa nông nghiệp và dân cư.

- Giải pháp: Cần đầu tư vào hệ thống đập và bồn chứa nước, cải thiện hệ thống thoát nước, và áp dụng các biện pháp kiểm soát biến đổi khí hậu như chuyển đổi cây trồng chịu hạn, tạo ra cấu trúc bảo vệ bờ biển, và tạo ra mạng lưới cây xanh.

2. Sự suy thoái đất đai:

- Khó khăn: Sự khai thác quá mức và sự suy thoái đất đai gây giảm mất màu đất, mất đất và sạt lở đất.

- Giải pháp: Cần triển khai các chương trình bảo tồn đất đai, thúc đẩy kỹ thuật canh tác bền vững, và quản lý sử dụng đất hiệu quả. Các biện pháp bảo vệ đất bao gồm việc cải tạo đất, phát triển rừng ven biển, và sử dụng kỹ thuật chống xói mòn.

3. Sự cạn kiệt nguồn nước ngọt:

- Khó khăn: Đồng bằng sông Cửu Long đang đối diện với vấn đề cạn kiệt nguồn nước ngọt do khai thác nước mặt dưới đất quá mức.

- Giải pháp: Cần quản lý sử dụng nguồn nước mặt dưới đất một cách bền vững, thúc đẩy sử dụng nguồn nước tái sử dụng và tái chế, và tạo ra các cơ sở hạ tầng để lưu trữ nước mưa và cung cấp nước ngọt cho nông nghiệp và dân cư.

4. Sự xâm nhập mặn:

- Khó khăn: Xâm nhập mặn từ biển có thể gây hại đến nông nghiệp và nguồn nước ngọt.

- Giải pháp: Xây dựng các hệ thống chống xâm nhập mặn, như bức tường biển, để bảo vệ các khu vực trồng lúa và cây trồng khác. Đồng thời, cần thúc đẩy nghiên cứu và phát triển cây trồng chịu mặn để thích nghi với điều kiện xâm nhập mặn.

3 tháng 11 2023

1. Hiện tượng biến đổi khí hậu:

- Khó khăn: Biến đổi khí hậu gây nổi lên mực nước biển và tăng nhiệt độ, làm cho Đồng bằng sông Cửu Long dễ bị ngập lụt và sóng chảy mặn đe dọa nông nghiệp và dân cư.

- Giải pháp: Cần đầu tư vào hệ thống đập và bồn chứa nước, cải thiện hệ thống thoát nước, và áp dụng các biện pháp kiểm soát biến đổi khí hậu như chuyển đổi cây trồng chịu hạn, tạo ra cấu trúc bảo vệ bờ biển, và tạo ra mạng lưới cây xanh.

2. Sự suy thoái đất đai:

- Khó khăn: Sự khai thác quá mức và sự suy thoái đất đai gây giảm mất màu đất, mất đất và sạt lở đất.

- Giải pháp: Cần triển khai các chương trình bảo tồn đất đai, thúc đẩy kỹ thuật canh tác bền vững, và quản lý sử dụng đất hiệu quả. Các biện pháp bảo vệ đất bao gồm việc cải tạo đất, phát triển rừng ven biển, và sử dụng kỹ thuật chống xói mòn.

3. Sự cạn kiệt nguồn nước ngọt:

- Khó khăn: Đồng bằng sông Cửu Long đang đối diện với vấn đề cạn kiệt nguồn nước ngọt do khai thác nước mặt dưới đất quá mức.

- Giải pháp: Cần quản lý sử dụng nguồn nước mặt dưới đất một cách bền vững, thúc đẩy sử dụng nguồn nước tái sử dụng và tái chế, và tạo ra các cơ sở hạ tầng để lưu trữ nước mưa và cung cấp nước ngọt cho nông nghiệp và dân cư.

4. Sự xâm nhập mặn:

- Khó khăn: Xâm nhập mặn từ biển có thể gây hại đến nông nghiệp và nguồn nước ngọt.

- Giải pháp: Xây dựng các hệ thống chống xâm nhập mặn, như bức tường biển, để bảo vệ các khu vực trồng lúa và cây trồng khác. Đồng thời, cần thúc đẩy nghiên cứu và phát triển cây trồng chịu mặn để thích nghi với điều kiện xâm nhập mặn.

2 tháng 3 2016

*Vai trò rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

-Là rừng phòng hộ, phòng chống lũ lụt, triều cường.

-Cân bằng môi trường sinh thái.

*Khó khăn:

-Thiên tai, bão lũ.

-Đất phèn, đất mặn.

-Thiếu nước ngọt trong mùa khô.

*Biện pháp:

-Xây dựng bờ bao chống lũ, chủ động sống chung với lũ.

-Đào kênh tháo phèn rữa mặn.

-Xây dựng hệ thống thủy lợi, cung cấp nước ngọt trong mùa khô.

22 tháng 3 2019

- Mùa khô thường kéo dài, dẫn tới thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt; nước biển xâm nhập sâu, gây nhiễm mặn tại nhiều địa phương nguy cơ cháy rừng trên diện tích rộng có thể xảy ra

- Mùa lũ: thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất, đời sống nhân dân vùng ngập lũ gặp khó khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng bị nước lũ phá hoại, việc xây dựng các khu dân cư vượt lũ, làm nhà tránh lũ đòi hỏi nguồn đầu tư lớn.

20 tháng 3 2022

Cảm ơn nha

HiHi

20 tháng 3 2022

Điều kiện tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có một số khó khăn:

- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích của đồng bằng), phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để cải tạo.

- Mùa khô sâu sắc và kéo dài (từ tháng XI đến tháng IV), thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, nạn xâm nhập mặn gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản xuất ở các vùng ven biển.

- Lũ lụt hàng năm diễn ra trên diện rộng gây ra nhiều thiệt hại.

- Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thoái.

- Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế.

21 tháng 9 2017

a) Thế mạnh để phát triển thủy sản:

- Điều kiện tự nhiên: diện tích vùng nước trên cạn và trên biển lớn;nguồn cá tôm dồi dào: nước ngọt, nước mặn, nước lợ, các bãi tôm , cá trên biển rộng lớn.

- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Người dân Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng linh hoạt với nến kinh tế thị trường , năng động , nhạy cảm với cái mới trong sản xuất và kinh doanh.

- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến thủy sản; sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.

- Thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long có thị trường tiêu thụ rộng lớn: các nước trong khu vực, EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ.

b) Bởi vì:

- Điều kiện tự nhiên: diện tích vùng nước rộng lớn (vùng ven biển: nuôi tôm sú, tôm thẻ; trong mương vườn: tôm càng xanh), đặc biệt trên bán đảo Cà Mau.

- Nguồn lao động dồi dào, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường, do nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn, nếu trúng mùa, trúng giá, người dân rất sẵn sàng đầu tư lớn, chấp nhận rủi ro, sẵn sàng tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới để phát triển nghề nuôi tôm xuất khẩu.

- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến tôm để xuất khẩu.

- Thị trường tiêu thụ : thị trường xuất khẩu tôm (EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ) là nhân tố quan trọng kích thích nghề nuôi thủy sản xuất khẩu.

c)

- Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long: vấn đề đầu tư cho đánh bắt xa bờ, hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao, chủ động nguồn giống an toàn và năng suất, chất lượng cao, chủ động thị trường, chủ động tránh né các rào cản của các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam.

- Biện pháp khắc phục: tăng cường nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để người dân đầu tư nâng cấp và đóng mới tàu thuyền đánh bắt xa bờ, khuyến khích các cơ sở công nghiệp thay đổi dây chuyền, công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống các trung tâm, trạm, trại nghiên cứu, lai tạo giống chất lượng cao, quảng bá sản phẩm trên mạng Internet, tìm kiếm thị trường tiêu thụ

2 tháng 3 2016

*Khó khăn:

- Thiên tai, lũ lụt, hạn hán.

- Triều cường…

- Môi trường nuôi tôm bị ô nhiễm , tôm chết hàng loạt

- Vốn đầu tư đánh bắt xa bờ còn hạn chế.

- Cơ sở hạ tầng chưa trang bị, đầu tư cho tàu lớn.

- Ngành công nghiệp chế biến chưa phát triển mạnh

- Cạnh tranh thị trường nước ngoài.

*Biện pháp:

- Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường

- Cần có hướng đầu tư vốn, kỹ thuật, tàu thuyền cho đánh bắt xa bờ.

- Đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản chất lượng cao.

- Chủ động thị trường, tránh các rào cản của các nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam.

Đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống, điều kiện tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng có nhiều khó khăn:
+ Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích của đồng bằng), phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để cải tạo
+ Mùa khô sâu sắc và kéo dài (từ tháng XI đến tháng IV), thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, nạn xâm nhập mặn gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản xuất ở các vùng ven biển
+ Lũ lụt hàng năm diễn ra trên diện rộng do sông Mê Công gây ra trong mùa mưa lũ
+ Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thóai, đặc biệt là nguồn nước sông rạch

6 tháng 6 2017

- Mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt; nước biển xâm nhập sâu, gây nhiễm mặn tại nhiều địa phương. Nhiều nơi đứng trước nguy cơ cháy rừng trên diện tích rộng. - Mùa lũ: thiếu nước sạch cho sinh hoạt, gây ngập lụt cho nhiều vùng dân cư, phá hỏng cơ sở hạ tầng,...

1 tháng 4 2017

a) Những thế mạnh dể phát triển ngành thuỷ sản

- Điều kiện tự nhiên:

+ Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn về thuỷ sản.

+ Hệ thống kênh rạch chằng chịt, diện tích mặt nước rộng thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

+ Vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn,... tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn.

+ Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước mặn.

+ Vùng biền rộng, có cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú. Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.

- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

- Các cơ sở chế biến phát triển mạnh.

- Thị trường tiêu thụ rộng, nhu cầu lớn.

b) Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu do có diện tích rừng ngập mặn rộng, đường bờ biển dài với bãi triều rộng, nhiều kênh rạch.

c) Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long: dịch bệnh, môi trường nước bị nhiễm bẩn. Biện pháp khắc phục: giữ gìn môi trường, phòng chông dịch bệnh.

a/ Những thế mạnh để phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Về tự nhiên:
- Giáp vùng biển có ngư trường lớn Cà Mau - Kiên Giang, vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá với trữ lượng lớn (chiếm hơn 1/2 trữ lượng hải sản của cả nước). Nội địa có nguồn lợi thủy sản phong phú của mạng lưới sông rạch dày đặc
- Có diện tích mặt nước thích hợp để nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước (hơn 50 vạn ha):
• Ven biển có nhiều bãi triều, rừng ngập mặn, vùng cửa sông thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn (tôm sú, cua biển, sò huyết ....)
• Nội địa có nhiều diện tích mặt nước của sông rạch, ao hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt (cá ba sa, cá tra, tôm càng xanh ...)
- Thời tiết tương đối ổn định, ít xảy ra tai biến thiên nhiên
- Có nhiều nguồn gien thủy sản với nhiều loại thủy sản có giá trị cao (tôm càng xanh, cá tra )
+ Về kinh tế — xã hội:
- Nguồn lao động có truyền thống, nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đông đảo, năng động, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường
- Có nhiều cơ sở sản xuất giống và chế biến thủy sản 
— Có đội tàu thuyền đánh bắt thủy sản rất lớn
— Có thị trường tiêu thụ rộng lớn trong nước (tại chỗ của hơn 17 triệu dân, Đông Nam Bộ ..ệ.) và nước ngoài (các thị trường EU, Bắc Mĩ, Nhật Bản ....)
- Được sự khuyến khích và chú trọng đầu tư của Nhà nước
b/ Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm và nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu vì:
+ Môi trường tự nhiên có nhiều lợi thế hơn các vùng khác trong
nước: ,
— Diện tích mặt nước có thể sử dụng để nuôi tôm lớn nhất nước (cả ở ven biển, ven đảo và nội địa)
- Nắng ấm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
- Có nguồn gien tôm giống có giá trị kinh tế cao (cá ba sa, cá tra, tôm càng xanh, tôm sú _)
+ Nguồn lao động đông, có truyền thông và có nhiều kinh nghiệm nuôi thủy sản, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường
+ Có nhiều cơ sở chế biến với quy mô lớn, trang thiết bị tương đối hiện đại
+ Đã tạo ra các sản phẩm xuất khẩu được nhiều thị trường khó tính và có khả năng tiêu thụ lớn chấp nhận (thị trường EU, Bắc Mĩ,
Nhật Bản)
c/ Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Nguồn lợi thủy sản giảm sút (thủy sản trong sông rạch, thủy
sản ven bờ)
+ Kĩ thuật nuôi trồng thủy sản còn hạn chế (hình thức nuôi quảng canh còn phổ biến) và mang tính tự phát, ô nhiễm môi trường nước ở nhiều địa phương có xu hướng tăng, cùng với sự bất thường của thời tiết trong các năm gần đây đã ảnh hưởng tới hiệu quả của nghề nuôi thủy sản, chất lượng thương phẩm chưa Ổn định
+ Rào cản của thị trường xuất khẩu, sự cạnh tranh của các nước khác về các mặt hàng thủy sản xuất khẩu (Ấn Độ, Thái Lan
+ Thiếu vốn đầu tư để phát triển nghề nuôi thủy sản, đóng mới
tàu đánh bắt xa bờ
+ Chưa chủ động nguồn thức ăn cho con nuôi và nguồn giống sạch
bệnh
d/ Một số biện pháp khắc phục:
+ Hiện đại hóa trang bị và nâng cao công suất tàụ thuyền đánh bắt, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ

+ Nâng cao chất lượng con giống, chú trọng việc tạo nguồn thức ăn thủy sản ổn định

+ Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

+ Quy hoạch vùng nuôi thủy sản và mở rộng diện tích nuôi thủy sản hợp lí, đảm bảo tốt về môi trường.
+ Đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy.