Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó.
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.
Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá … một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.
Câu 2:Chữ Hiếu là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như :
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
1/ Cuộc chia tay của những con búp bê:
- Đề cập tới vấn đề hạnh phúc gia đình.
- Gồm có 3 cuộc chia tay: chia tay búp bê, chia tay trường học, chia tay anh trai.
- Đây là văn bản viết về Thành và Thuỷ, về hạnh phúc anh em, gai đình bị tan vỡ chỉ vì bố mẹ chia tay.
2/Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:
- Thể thơ là thất ngôn tứ tuyệt. Phép đối: chữ cuối của dòng thứ 2-4 'sương-hương'.
- Viết về chủ đề ' trông trăng nhớ quê '.
- Những dòng thơ tuy chưa thực sự là tả, chưa thực sự là kể nhưng đã nổi bật cho người đọc về tình yêu, nỗi nhớ quê hương thắm thiết, sâu sa của nhà thơ trong đêm trăng thanh tĩnh.
3/ Những câu hát về tình cảm gia đình:
- Câu ca dao so sánh công cha, nghĩa mẹ như hình ảnh sâu rộng, vô hạn nhằm nổi bật sự to lớn của công cha và nghĩa mẹ đối với con cái.Đồng thời làm biểu lộ lòng biết ơn sâu lắng của con cái, đây là cách so sánh ví von dễ hiểu.
- ( tự tìm trên ,mạng bạn nhé )
4/ Sông núi nước Nam:
- Vì:
+ Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
+ Bài thơ tuyên bố rõ ràng chủ quyền lãnh thổ của vua Nam là nước Nam, điều đó đã được khẳng định ở 'thiên thư'( sách trời ).
+ Bài thơ còn là lời cảnh báo về sự thất bại của quân giặc nếu chúng sang xâm phạm.
5/ Bn đện chơi nhà:
- Từ tình bạn của Nguyễn Khuyến, tình bạn đối với em rất thắm thiết, thuần tuý và trong sáng. Nó không thể mau lại bằng vật chất, cũng không dễ dàng thuộc vào những người bội bạc.
- Dòng thơ thứ 7 thì về tình bạn, tác giả đã quan niệm rằng: không nhất thiết là bạn thân đến chơi nhà thì phải tiếp đãi long trọng, đắt tiền. Tình bạn không dựa vào vật chất, không dựa vào tình thế giàu sang. Tình bạn chỉ cần 2 người tâm sự với nhau, trò chuyện vui vẻ, thế là nhất rồi.
CÒN VỀ ĐOẠN VĂN VIẾT VỀ TÌNH BẠN CỦA TÁC GIẢ THÌ BẠN HÃY TÌM HIỂU RÕ NỘI DUNG CỦA CÁC CÂU THƠ VỀ CHUYỆN BỮA ĂN ĐỂ TIẾP BẠN ĐẾN CHƠI, THỨ GÌ CŨNG KHÔNG CÓ, ĐẾN CẢ TRẦU CŨNG THẾ. TỪ ĐÓ CÓ THỂ DẪN DẮT VÀO ĐƯỢC TÌNH BẠN CỦA TÁC GIẢ RẤT MỘC MẠC, THẮM THIẾT.
VỀ ĐOẠN VĂN VIẾT VỀ CHỦ ĐỀ TÌNH BẠN CỦA BẢN THÂN EM THÌ HÃY VIẾT VỀ NHỮNG CÁI LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH BẠN, HÃY DÙNG ÍT CHẤT XÁM TRONG NÃO SUY NGHĨ MẤY CÂU MÌNH TRẢ LỜI VỀ TÌNH BẠN. DỰA VÀO ĐÓ THÌ VIẾT RẤT DỄ.
VỚI LẠI, NHỮNG BÀI VỀ ĐOẠN VĂN HAY BÀI VĂN BẠN NÊN TỰ HỌC VÀ TÌM HIỂU THÌ LÚC KT DỄ NHỚ HƠN.
CHÚC BẠN HC TỐT
(((
Bài thơ '' Sông núi nước Nam '' đc coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta vì :
- Ý 1 ( Hai câu đầu ) : Nước Nam là của người Nam . Điều đó đã đc sách trời định rõ . => Sự khẳng định chủ quyền dân tộc
- Ý 2 ( Hai câu cuối ) : Kẻ thù ko đc xâm phạm , xâm phạm thì thế nào cũng chuốc lấy bại vong .
=> Tuyên ngôn độc lập : Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định ko một thế lực nào đc xâm phạm .
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô
đơn của tác giả trớc khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa
kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự
gặp gỡ giao lu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta vs ta đều đc đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện vs chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
*Bạn đến chơi nhà
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi
Hình ảnh người phụ nữ trong bài '' Bánh trôi nước '' và những bài ca dao em đã học giống nhau là :
- Đều nói về số phận bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến .
- Người phụ nữ trong xã hội xưa ko có quyền quyết định cuộc sống của mk
Cảm nghĩ về tình bạn trong bài thơ '' Bạn đến chơi nhà ''
Mọi cái đều “không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.
Tóm lại, bài “Bác đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, nói lên được tình bạn thâm giao, trong sáng, chân tình. Nó có tác dụng giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình, không bị cuộc sống vật chất của xã hội phát triển lôi kéo, giúp chúng ta luôn giữ được một tình bạn trong sáng, thủy chung, và cao đẹp vốn là bản chất của dân tộc Việt.
Mở bài:
+ Người Việt nam rất coi trọng tình cảm gia đình thiêng liêng.
+ Nói về công lao to lớn của cha mẹ đối với con cáI, bài ca dao “ Công cha như núi TháI Sơn…” là bài thơ hay nhất.
-Thân bài:
+ khẳng định công lao to lớn của cha mẹ qua hình ảnh so sánh giàu ý nghĩa tượng trưng:
Công cha như núi TháI Sơn: Công lao sinh thành , dưỡng dục của cha sánh với núi TháI Sơn – một ngọn núi cao lớn của TrungQuốc, tượng trưng cho những kháI niệm lớn lao vĩ đại.
Nghĩa mẹ…chảy ra: Tình thương của mẹ giống như nguốn nước không bao giờ vơI cạn.
Cha mẹ có công sinh thành nuôI nấng con cáI nên người. Cha mẹ dành hết sức lực, tâm huyết và hi sinh cả cuộc đời vì các con.
Cha mẹ là gương sáng là người thày dạy dỗ con cài bước và đời. Công lao của cha mẹ chỉ sánh với những gì to lớn nhất, vĩ đại nhất.
+ Nghĩ vụ của con cáI đối với cha mẹ:
Một lòng thờ mẹ .. đạo con: đạo làm con cần phảI làm chòn bổn phận khi cha mẹ già yếu, tháI độ tôn kính, biết ơn cha mẹ
- Kết bài:
- ở lứa tuổi học sinh, chữ hiếu thể hiện qua lời nói, việc làm, qu học tập…
- Chữ hiếu là đạo đức cơ bản của người Việt Nam…
Từ "ta" trong bài thơ "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan là một nỗi buồn cô đơn của người khách ly hương khi đứng trên đỉnh đèo Ngang lúc hoàng hôn
Bài "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến lại ấm áp tình người và sâu nặng tình bạn.
2)Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn”ta với
ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.
giong nhau : đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình
khác nhau :
-trong bài bạn đến chơi nhà của nguyễn khuyến :
+ ta : tác giả ( nguyễn khuyến )
+ ta : khách (bạn)
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
-trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ ta : đều chỉ tác giả (bà huyện thanh quan)
=> tâm trạng buồn, cô đơn.chỉ 1 người,1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô
đơn của tác giả trớc khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa
kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự
gặp gỡ giao lu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta vs ta đều đc đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện vs chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
*Bạn đến chơi nhà
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi
1)
Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp; mặt ao sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè… là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của vồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp… loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người. Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội. Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.Tham khảo!
Đề 1:
Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
Đề 2:
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.
2/ Hai bài thơ, một bài thuộc thể thất ngôn, một bài thuộc thể ngũ ngôn tứ tuyệt (Đường luật) nhưng đều dùng để diễn đạt ý tưởng và giống nhau ở cách nói chắc chắn, cô đúc, trong đó cảm xúc nằm trong ý tưởng, cảm xúc và ý tưởng hoà làm một.