K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2016

*Đặc đIểm của sông ngòi:
- Sông ngòi nước ta dày đặc với 2360 con sông dàI trên 10 km vì vậy nếu đI dọc bờ biển từ Bắc vào Nam thì trung bình cứ 20 25 km lạI gặp một cửa sông.
- Sông ngòi nước ta nhiều nước vì khí hậu nước ta mưa nhiều dẫn đến trữ lượng nước sônglớn đIển hình là trữ lượng nước của sông Cửu Long khoảng 505 tỉ m3 nước/năm, trữ lượng nước của sông Hồng khoảng 137 tỉ m3/ năm (tổng trữ lượng nước của sông ngòi nước ta khoảng 853 tỉ m3/năm).
- Sông ngòi nước ta nhiều phù sa với hàm lượng phù sa trung bình của sông Hồng khoảng 131 gam/m3, sông Cửu Long 200 gam/m3 cho nên tổng lượng phù sa của sông Hồng khoảng 80 triệu tấn/năm và của sông Cửu Long kà 1000 triệu tấn/năm.
- Sông ngòi nước ta hầu hết đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nối liền miền núi, trung du, đồng bằng và đổ ra biển Đông.
- Chuyển động nước trên sông ngòi diễn biến thất thường và theo mùa phân hoá rất rõ từ Bắc vào Nam:
+ Đối với sông ngòi miền Bắc và Nam Bộ thì mưa lũ bắt đầu từ T6 T9 và lũ cao nhất là T8, còn mùa cạn bắt đầu từ T11 T4 và cạn nhất vào T1.
+ Đối với sông ngòi miền Trung thì mưa lũ bắt đầu từ T9 T11, T12 và mùa cạn từ T11 T5 và cạn nhất là T3.
+ Mức nước giữa các sông ngòi nước ta cũng rất khác nhau trong đó mức nước của sông Hồng lớn nhất vào mùa lũ, thường gấp 10 lần so với mùa cạn. Đối với sông ngòi miền Trung lớn gấp 16, 17 lần so với mùa cạn. Đối với sông Cửu Long lớn nhất thường gấp 20 lần so vớimùa cạn.
- Nước ta có hàng ngàn sông lớn, nhỏ khác nhau nhưng điển hình có những sông chính sau đây:
+ ở miền Bắc có 2 hệ thống sông chính: hệ thống sông Hồng và hệ thống sông TháI Bình. Trong đó hệ thống sông Hồng gồm nhiều nhánh sông: sông Đà, sông Lô, sông Chảy. Trên sông Đà đã xây thuỷ điện Hoà Bình công suất 1920000 kW, trên sông Chảy đã xây thuỷ điện Thác Bà công suất 108000 kW. Hệ thống sôngThái Bình với nhiều nhánh sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam...
+ Sông ngòi miền Trung gồm những sông chính sau: sông Mã (có nhánh là sông Chu đã xây thuỷ điện Bàn Thạch công suất 20000 kW); sông Cả, sông Gianh, sông Bến HảI, sông Cam Lộ, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng...các sông này đều ngắn và dốc, nước chảy rất xiết vào mùa mưa và ít nước vào mùa khô.
+ ở Nam Bộ cũng gồm 2 hệ thống sông chính là: sông Đồng Nai, sông Cửu Long. Trong đó sông Đồng Nai gồm nhiều nhánh: sông Đa Nhim (đã xây thuỷ điện Đa Nhim công suất 160000 kW); sông La Ngà (đang xây thuỷ điện Hàm Thuận công suất 360000 kW); sông (đang xây thuỷ điện Thác Mơ công suất 150000 kW); sông Đồng Nai (xây thuỷ đIện Trị An công suất 400000 kW). Sông Cửu Long thực chất là 2 nhánh chính của sông Mê Kông có tên là Tiền Giang và Hậu Giang chảy trên đất Việt Nam. 2 nhánh này đổ ra biển Đông bằng 9 cửa những cửa đó có tên là: cửa Tiểu, cửa ĐạI, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cung Hầu, cửa Bát Sát, cửa Cổ Chiên, cửa Định An, cửa Tranh Đề.
*Những giá trị của sông ngòi với phát triển kinh tế, xã hội.
- Giá trị với N2:
+ Vì sông ngòi nước ta có trữ lượng nước lớn như nêu trên: 853 tỉ m3 chính đó là nguồn nước tưới rất cần thiết với phát triển N2, đặc biệt nền N2 nước ta là nền N2 lúa nước: 1 ha lúa nước cần từ 15000 60000 m3/năm.
+ Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn chính đó là nguồn phân bón tự nhiên rất tốt bồi đắp cho đồng bằng càng thêm màu mỡ: nếu có 1 lớp phù sa dày khoảng 5 cm phủ trên mặt ruộng thì có thể làm tăng năng suất lúa liên tục 400 kg thóc/vụ/ha. Đồng thời phù sa sông ngòi còn có giá trị bồi đắp cho đồng bằng làm cho đồng bằng ngày càng mở rộng thêm về phía biển. Nhờ vậy mà nhân dân ta có thể tiến hành quai đê lấn biển mở rộng thêm S trồng trọt.
+ Sông ngòi còn là địa bàn rất tốt với nuôI trồng thuỷ sản nước ngọt, lợ: tôm, cá và trồng rong câu. Đồng thời sông ngòi cũng là nơI để vớt cá giống (cá bột) phục vụ cho mục đích nuôI thuỷ sản trong các hộ kinh tế gia đình.
+ Đối với phát triển N2 thì sông ngòi cũng gây không ít khó khăn đó là gây lụt, phá hoạI mùa màng.
- Giá trị với phát triển công nghiệp:
+ Sông ngòi nước ta vì chảy qua những vùng có độ dốc lớn nên tạo ra trữ lượng thuỷ điện rất lớn với tổng công suất thuỷ đIện của cả nước từ 20 30 triệu kW tương đương 260 – 270 tỉ kWh. Trong đó nguyên hệ thống sông Hồng đã chiếm 11 tr kW, sông Đà 6 tr kW (sông Hồng chiếm 37% tổng trữ năng thuỷ đIện của cả nước sông Đồng Nai chiếm 19%). Nhờ vậy mà sông ngòi nước ta cho phép xây dựng được nhiều nhà máy thuỷ đIện cỡ lớn như đã nêu ở trên mà lớn nhất là thuỷ điện Hoà Bình.
+ Nước sông ngòi còn là 1 loạI nguyên liệu đặc biệt để phát triển công nghiệp vì bất cứ ngành công nghiệp nào cũng cần tới nước sông: để sản xuất 1 tấn gang cần 130 tấn nước, 1 tấn vảI 200 tấn nước và 1 tấn giấy 600 tấn nước... cho nên các nhà máy xí nghiệp đều phảI được xây dựng ở gần sông.
+ Sông ngòi hiện nay còn là địa bàn duy nhất để chứa chất thảI công nghiệp. Cần phảI xử lý chất thảI công nghiệp trước khi thảI vào sông.
+ Đối với phát triển công nghiệp sông ngòi cũng gây không ít khó khăn là: chuyển động nước diễn biến thất thường theo mùa trong đó mùa cạn thường thiếu nước chạy máy thuỷ điện. Đồng thời cấu trúc địa chất dưới lòng sông phần lớn là bởi các đá bazơ (đá vôi...) rất dễ bị phong hoá đồng thời lạI có nhiều hang động ngầm... nên khi xây dựng các nhà máy thuỷ điện, cầu cống thì phảI đầu tư lớn để xử lý nền móng để chống lún, sụt, rò rỉ.
- Đối với phát triển giao thông:
+ Trước hết sông ngòi nước ta không đóng băng nên ta có thể phát triển giao thông đường thuỷ quanh năm.
+ Vì hầu hết các sông lớn của ta đều chảy qua miền núi, trung du, đồng bằng và đổ ra biển nên tàu thuyền từ biển có thể vào sâu trong đất liền tạo ra mối lưu thông rất thuận lợi giữa đồng bằng ven biển với miền núi trung du (hiện nay tàu trọng tảI 1000 tấn có thể từ cảng HảI Phòng theo đường sông TháI Bình, sông Hồng lên tận Việt Trì, Hoà Bình.
+ Nước ta lạI có nhiều sông vừa lớn vừa dài lại bắt nguồn từ nước ngoàI hoặc chảy qua nhiều nước rồi mới về ta như sông Hồng, sông Cửu Long... Vì vậy bằng đường sông ta có thể phát triển giao thông quốc tế rất thuậnlợi.
+ Hầu hết các sông của ta đều đổ ra biển Đông tạo thành nhiều cửa sông lớn, có độ sâu lớn điển hình: cửa sông SàI Gòn sâu từ 8 13 m. Nhờ vậy mà cho phép xây dựng được nhiều cảng sông, biển có công suất lớn điển hình: cảng Sài Gòn, cảng Cần Thơ...
+ Đối với phát triển giao thông sông ngòi cũng gây nhiều khó khăn và điển hình là chuyển động nước diễn biến theo mùa nên mùa cạn thiếu nước không thuận lợi với phát triển giao thông bằng tàu thuyền lớn, sông ngòi lạI phân hoá mạnh theo lòng sông trong đó sông miền núi thường chảy thẳng, lòng hẹp, bờ cao, nhiều thác ghềnh hạn chế giao thông.Còn sông đồng bằng lạI chảy uốn khúc quanh co nên sẽ kéo dàI đường vận chuyển, tốn nhiều thời gian, nhiều nguyên liệu.
+ Do sông ngòi chảy trên địa hình dốc nên tạo ra hiện tượng đào lòng mạnh mẽ gây ra nhiều thác ghềnh ở miền núi, trung du nhưng lạI gây ra hiện tượng bồi tích lắng đọng ở các vùng cửa sông bến cảng làm nông các cảng sông buộc ta phảI đầu ta nạo vét.
- Giá trị của sông ngòi với sinh hoạt của con người và môI trường:
+ Với sinh hoạt của con người nước sông ngòi rất cần đến đời sống con người trung bình 1 người/ngày cần khoảng 10 lít nước cho nên hầu hết các khu dân cư đông đúc, các thành phố đô thị đều phảI được xây dựng ở gần sông.
+ Đối với môI trường thì sông ngòi được coi là một hợp phần quan trọng của môI trường tự nhiên có chức năng điều tiết đồng hoá môI trường tạo ra cảnh quan thiên nhiên trong sáng có lợi cho đời sống con người.

25 tháng 4 2016

Lợi ích: 
Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. 
Phát triển giao thông đường thuỷ. 
Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản. 
Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản. 
Điều hoà nhiệt độ. 
Tạo cảnh quan mội trường. 
... 

Sông ngòi chỉ mang lại 1 khó khăn duy nhất là chia cắt địa hình nên khó khăn cho GTVT ngoài ra không mang lại bất kì tác hại nào khác đến hoạt động sản xuất và đời sống của con người chỉ có hoạt động sản xuất của con người tác động đến sông ngòi làm cho mực nước dâng cao gây ngập lụt, hay thiếu nước vào mùa khô, tài nguyên thuỷ sản bị cạn kiệt.

7 tháng 5 2018

còn 1 tác hại nữa đó bạn.

24 tháng 4 2016

1 : Trình bày vị trí, đặc điểm của các đới khí hậu trên bề mặt Trái Đất ? :)

=====> TL: Có 5 đới khí hậu: 2 Ôn đới;2 hàn đới;1 nhiệt đới

2. Nước biển và đại dương có mấy vận động? Đó là những vận động nào? Nêu khái niệm các vận động đó và nguyên nhân sinh ra chúng ? Con người đã lợi dụng thuỷ triều để phát triển ngành , nghề gì ? :3

====> Tl: Có 3 vận động đó là: Sóng biển;thuỷ triều;dòng biển

NGuyên nhân: Gió; sức hút của mặt trăng và 1 phàn của maywsj trời.

23 tháng 3 2016

Chưa phân loạiCái gì đây ?

26 tháng 2 2017

ủa đây là sinh mà bn!!!!!!!

26 tháng 7 2019

* Địa hình và khí hậu đã ảnh hưởng đến đặc điểm sông ngòi, Bắc Bộ, sông ngòi Trung bộ, sông ngòi Nam bộ

- Địa hình ¾ diện tích là đồi núi nên sông ngòi nước ta mang đặc điểm của sông ngòi miền núi: ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp nước chảy xiết. Ở đồng bằng lòng sông mở rộng nước chảy êm đềm.

- Hướng nghiêng địa hình cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam nên sông ngòi nước ta chủ yếu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: sông Đà, sông Hồng, sông Mã, sông Tiền, sông Hậu... Ngoài ra địa hình nước ta có hướng vòng cung nên sông ngòi nước ta còn chảy theo hướng vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam...

- Ở miền Trung do địa hình cao ở phía Tây thấp dần về phía Tây nên sông ngòi chảy theo hướng Tây- Đông: sông Bến Hải, sông Thu Bồn...

- Địa hình nước ta bị chia cắt phức tạp, độ dốc lớn vì vậy tốc độ bào mòn nhanh làm cho sông ngòi nước ta bị chia cắt phức tạp, hàm lượng phù sa lớn.

27 tháng 4 2016

Lợi :

- Đánh bắt - nuôi trồng thủy sản

- Giao thông

- Thủy điện

- Du lịch

Hại :

Gây lũ lụt

26 tháng 4 2016

Thuận lợi:

- Khí hậu: Mang tính chất khí hậu cận xích đạo. Tổng giờ nắng trung bình từ 2.200-2.700 giờ. Nhiệt độ cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25-27 độ C. Lượng mưa lớn từ 1.400mm-1.800mm tập trung vào các thành mùa mưa (tháng 5-tháng 11). 

- Thuỷ văn: Hệ thống sông ngòi dày đặc, chủ yếu là sông Cửu Long, cộng với hàng nghìn km đường kênh rạch, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, khiến giao thông trở nên dễ dàng.

- Tài nguyên sinh vật: Rừng ngập mặn ven biển (rừng tràm, đước…).

- Vườn chim tự nhiên nổi tiếng ở Ngọc Hiển, Cái Nước, Vĩnh Lợi, U Minh… Rừng ngập mặn còn là địa bàn để nuôi tôm, cá ven bờ, chắn sóng, bồi đắp phù sa mở rộng đồng bằng.

- Tài nguyên biển: Có 736 km bờ biển với nhiều cửa sông, chứa đựng nguồn hải sản thuộc loại lớn nhất cả nước. Trữ lượng tôm chiếm 50% của toàn quốc.

- Khoáng sản: Nghèo hơn các vùng khác. Đáng chú ý là đá vôi ở Hà Tiên, than bùn ở Cà Mau, dầu khí có triển vọng, phân bố ở thềm lục địa giáp biển Đông và vinh Thái Lan. Quan trọng nhất là bể trầm tích Cửu Long, dự báo khoảng 2 tỷ tấn.

- Kết luận: Những đặc điểm trên là cơ sở để cho đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm số 1 của cả nước.

Khó khăn:
- Diện tích đất mặn, đất phèn quá lớn.
- Đất quá chặt, thiếu một số nguyên tố vi lượng.
- Địa hình ô trũng, nhiều vùng bị ngập nước trong mùa mưa.
- Mùa khô thiếu nước trầm trọng.
- Khoáng sản nghèo nàn.

26 tháng 4 2016

sai rồi

7 tháng 3 2017

a) Phép hoán dụ: làng xóm ta.

- Mối quan hệ: vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A):

+ Gọi tên vật chứa đựng: làng xóm ta.

+ Thay cho vật bị chứa đựng: những người dân sống trong làng xóm.

b) Phép hoán dụ: mười năm, trăm năm.

- Mối quan hệ: cái cụ thế (B) và cái trừu tượng (A):

+ Gọi tên cái cụ thể: mười năm, trăm năm.

+ Thay cho cái trừu tượng: con số không xác dinh.

c) Phép hoán dụ: áo chàm.

- Mối quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật (B) và sự vật (A):

+ Gọi tên dấu hiệu của sự vật: áo chàm.

+ Thay cho sự vật: người Việt Bắc.

d) Phép hoán dụ: trái đất.

- Mối quan hệ giữa vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A):

+ Gọi tên vật chứa đựng: trái đất. +

Thay cho vật bị chứa đựng: nhân loại.

22 tháng 4 2016

tick nua duoc ko

22 tháng 4 2016

1. 

a. Khí hậu:
- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;
+ Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương.
+ Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa.
- Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải.
- Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.
* Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.
b . Sông ngòi:
- Mạng lưới dày đặc, lượng nước dồi dào.
- Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng dài trong mùa đông, nhất là vùng cửa sông.
- Một số sông lớn, quan trọng: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ, Đni-ep.
c.  Thực vật:T hãm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa: (Mối quan hệ giữa khí hậu và sự phân bố thực vật)
+  Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải dương: Rừng lá rộng (sồi, dẻ...)
+ Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa: Rừng lá kim (thông, tùng...)
+ Ven biển Địa Trung Hải có khí hậu địa trung hải: Rừng lá cứng.
+ Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa: Thảo nguyên.
2. Đặc điểm môi trường ôn đới lục địa:
- Phân bố: Khu vực Đông Âu.
- Khí hậu: Đông lạnh, khô, có tuyết rơi; hè nóng có mưa, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm dưới 500mm.
- Sông ngòi: Nhiều nước vào mùa xuân, hè; mùa đông đóng băng.
​- Thực vật: Thay đổi từ Bắc – Nam: đồng rêu -> rừng lá kim -> rừng hỗn giao -> rừng lá rộng -> thảo nguyên -> nửa hoang mạc; rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế.
Đặc điểm môi trường địa trung hải:
- Phân bố: Nam Âu - ven Địa Trung Hải.
​- Khí hậu: Mùa đông không lạnh, có mưa nhiều;  mùa hè nóng, khô.
- Sông ngòi: Ngắn, dốc, nhiều nước vào mùa thu, đông. Mùa hạ ít nước.
​- Thực vật: Rừng thưa với cây lá cứng và cây bụi gai phát triển quanh năm.
3. - Là nơi tiến hành công nghiệp hoá sớm nhất thế giới.
- Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, chất lượng cao.
- Các ngành công nghiệp được chú trọng phát triển: luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,...
- Sản xuất được phân bố khá tập trung.
- Những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều ngành công nghiệp truyền thống đã giảm sút.
- Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không.ị.Nhờ liên kết với các viện nghiên cứu và các trường đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi với yêu cầu thị trường.
4. Đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Âu: Địa hình băng hà cổ rất phổ biến trên bán đảo Xcăn-đi-na-vi bờ biển dạng fio (Nauy); hồ, đầm (Phần Lan); Aixơlen có nhiều núi lửa và suối nước nóng.
Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía tây và phía đông dãy Xcan-đi-na-vi do :
Dãy Xcan-đi-na-vi chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đã ngăn chặn ảnh hưởng của gió tây ôn đới và dòng biển nóng bắc Đại Tây dương, làm cho khí hậu phía tây dãy Xcan-đi-na-vi  ấm và ẩm hơn phía đông.
5. Sự phát triển kinh tế của Bắc Âu:
–  Các nước Bắc Âu có mức sống cao dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để phát triển kinh tế đạt hiệu quả.
–  Ba thế mạnh của các nước Bắc Âu là biển, rừng, thuỷ điện.
6. - Đặc điểm địa hình của khu vực Tây và Trung Âu: Khu vực Tây và Trung Âu gồm ba miền địa hình miền đồng bằng ở phía Bắc, miền núi già ở giữa và miền núi trẻ ở phía Nam.
7. Đặc điểm sự phát triển công nghiệp của Tây và Trung Âu:
- Có nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới: Anh, Pháp, Đức.
- Nhiều ngành công nghiệp hiện đại (cơ khí chính xác, điện tử..) và truyền thống (dệt, luyện kim, may mặc, hàng tiêu dùng...).
- Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới: Rua,...
à Nền công nghiệp phát triển đa dạng, năng suất cao nhất châu Âu.
- Nhiều hải cảng lớn quan trọng nhưa Rốt-téc-đam,...
12 tháng 4 2016
 
1.Sông Hồng và những tên gọi có trong lịch sử.
1.1. Sông Hồng là con sông giữ vị trí văn hoá vô cùng quan trọng không chỉ của riêng thủ dô Hà Nội - Thăng Long ngàn năm văn hiến mà còn của cả vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Ngoài dòng chảy chính đi qua Hà Nội, sông Hồng còn có nhiều chi lưu làm nên một châu thổ trù phú: đồng bằng châu thổ sông Hồng. Cho đến hiện nay, cả trong ghi chép của lịch sử và cả trong sử dụng của dân gian người ta đã nói đến những tên gọi khác nhau của con sông này. Do tính chất quan trọng của con sông trong đời sống cộng đồng dân cư trong vùng, mỗi một tên gọi của nó đều ít nhiều phản ánh dấu vết văn hoá của những chủ nhân đã từng sử dụng những tên gọi đó. Phân tích sự khác nhau của các tên gọi sông Hồng theo nguồn gốc ngôn ngữ và cách cấu tạo, trong một chừng mực nhất định, sẽ giúp chúng ta phần nào làm rõ tính đa dạng văn hoá trong tiến trình phát triển lịch sử của người Việt ở cái nôi hình thành nền văn hoá của dân tộc.
 
 
        Bản đồ “các tiểu lưu vực của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam”
           
1.2. Theo bức tranh phân loại ngôn ngữ ở khu vực hiện được nhiều người đồng tình và sử dụng, Đông Nam Á có năm họ ngôn ngữ là Hán Tạng (Sino - Tibetan), Nam Á (Austroasiatic), Nam Đảo (Austronesian), Thái - Kađai (Tai - Kadai) và Mông - Dao (Miêu - Yao) [TTD, (1999)]. Về ngôn ngữ, địa bàn Việt Nam được coi là “bức tranh thu nhỏ của khu vực Đông Nam Á” nên ở đây cũng là vùng lãnh thổ hiện diện năm họ ngôn ngữ này. Khi xem xét các tên gọi khác nhau của sông Hồng, chúng tôi sẽ xuất phát từ sự phân loại ngôn ngữ nói trên để nhìn nhận tính đa dạng về nguồn gốc ngôn ngữ, qua đó nhận diện tính đa dạng về văn hoá của chúng. Khi mà những cư dân cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (và cụ thể hơn là vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam) sử dụng tên gọi sông Hồng theo cách của “ngôn ngữ mình”, họ sẽ lưu những tên gọi đó lại trong lịch sử. Nhờ đó chúng ta nhận biết sự hội tụ nét đa dạng văn hoá của một vùng lãnh thổ cụ thể: vùng đồng bằng Bắc Bộ và một nền văn minh cụ thể: nền văn minh sông Hồng, một trong những cội nguồn chính làm nên tính đa dạng của nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
1.3. Sông Hồng bắt nguồn từ dãy núi Ai Lao (Ai Lão sơn) thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam nó đi qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình rồi đỏ ra biển. Trên dòng chảy chính ấy, mỗi một khúc đoạn, nó lại có những tên gọi khác nhau. Ngoài ra, ngay cùng một khúc đoạn trong mỗi một thời gian lịch sử cụ thể nó lại có những tên gọi riêng do cư dân hay điều kiện văn hoá quy định. Và đây chính là nguyên do và cũng là cơ sở để chúng ta, trên cơ sở nhận diện nguồn gốc ngôn ngữ và cách cấu tạo những tên khác nhau của dòng sông chính ấy để qua đó nhận biết sự đa dạng văn hoá theo tên gọi của nó.
            1.3.1. Sử sách của nước ta [QSQTN, t4 (1997), 254] , [NVS,(2003) 349] ghi chép trên phần trên lãnh thổ Trung Quốc sông Hồng có tên gọi từ xưa là Lan Thương, Nguyên Giang, Ma Hà (hay Lễ Xá), Lê Hoa và sông Âu; khi chảy vào nước ta người ta gọi nó là sông Thao. Ngày nay, những nghiên cứu về địa lý cho thấy Lan Thươnglà tên gọi thượng nguồn của dòng Mê Công chảy trên đất Trung Quốc chứ không phải là thượng nguồn sông Hồng như các tài liệu lịch sử cũ đã ghi lại.
            1.3.2. Khi chảy vào Việt Nam sách sử xưa cho biết sông Hồng có các tên là sông Thao, sông Nhị/Nhĩ Hà, sông Phú Lương, sông Bạch Hạc, sông Tam Đới, sông Đại Hoàng, sông Xích Đằng, sông Hoàng Giang và sông hay Lô Giang. Những tên gọi này được sách sử ghi chép lại cụ thể như sau:
            - Sông Thao [NVS, (2003) 349; QSQTN, t4 (1997), 253].
            - Sông Nhị Hà/Nhĩ Hà [QSQTN, t4 (1997), 256]
            - Sông Phú Lương  [QSQTN, t3 (1997), 186]. Thực ra tên gọi Phú Lương này là dẫn theo An Nam chí lượccủa Cao Hùng Trưng.
            - Sông Bạch Hạc [QSQTN, t3 (1997), 186; t4 (1997), 253].
            - Sông Tam Đới [QSQTN, t3 (1997), 186; t4 (1997), 253].
            - Sông Đại Hoàng [QSQTN, t3 (1997), 186; t4 (1997), 253].
            - Sông Xích Đằng hay sông Đằng [QSQTN, t3 (1997), 297].
            - Sông  hay Lô Giang [QSQTN, t4 (1997), 253].
            Theo giải thích của những sách sử nói trên, hai tên gọi Phú Lương và Lô hay Lô Giang xuất hiện sớm hơn cả. Tên Phú Lương có từ thời Cao Hùng Trưng và vào thời Lý nó vẫn và đã được sử dụng. Còn tên gọi  hayLô Giang có từ thời nhà Trần và đã được chép lại trong Đại Việt sử ký toàn thư. Những tài liệu lịch sử cũng cho thấy hai tên gọi nói trên có tính kế thừa nhau nhưng không loại trừ nhau trong lịch sử.
            Ngoài những tên gọi được ghi chép đó ra, sông Hồng còn có một tên gọi dân gian là sông Cái. Khi thực dân pháp xâm lược nước ta, con sông Cái này luôn “đỏ nặng phù sa” nên được người Pháp gọi là “rivière rouge” (sông có màu nước đỏ/hồng)  và tên gọi sông Hồng hay Hồng Hà bắt đầu được sử dụng. Có thể nói, tên gọi sồngHồng hay Hồng Hà được dùng phổ biến hiện nay chính thức xuất hiện vào thế kỷ XIX.
            2. Như vây, cả trong sử sách và tên gọi dân gian, sông Hồng có khoảng mười tên gọi khác nhau và một số biến thể của mười tên gọi ấy. Dựa vào cách giải thích “nghĩa” (đúng hơn là lý do hay cách thức) gọi tên, người ta có thể chia chúng làm ba kiểu khác nhau. Mỗi một kiểu tên gọi trong số đó sẽ phản ánh “cách thức đặt tên” hay lý do gọi tên thể hiện nguồn gốc ngôn ngữ của những tên gọi ấy.
            2.1. Nhóm thứ nhất là tên gọi sông Cái, sông Thao, sông Nhĩ Hà/Nhị Hà và sông Hồng/ Hồng Hà. Đây là cách gọi tên thể hiện “tính chất, đặc điểm” của con sông do chủ thể nhận diện sử dụng ngôn ngữ của mình để gọi tên sông.
            - Sông Cái, có nghĩa là sông chính. Những cư dân Việt nói tiếng Việt có nguồn gốc Nam Á (Austroasiatic) là chủ thể của cách gọi tên này. Bởi vì trong tiếng Việt, chúng ta có không ít những từ hay ngữ như “ngón taycái”, “đường cái”, “sông cái”, “cầm cái”v.v có nét nghĩa như thế. Có thể thấy, việc nhận diện sông để đặt tên cho nó là căn cứ vào “tính chất” của sông: con sông giữ vai trò chính ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.
            - Sông Thao, cũng có nghĩa là sông chính. Tên gọi Thao là tên gọi theo cách của người Việt hoặc người Hán bắt nguồn từ tên gọi có nguồn gốc Thái - Kađai là tao (trong “nặm tao”, nghĩa là “sông lớn, sông chính”). Ở Việt Nam, người ta cũng còn gặp một tên gọi kiểu như thế ở vùng Thái Nghệ An: người Thái ở miền đất này gọi con “sông Cả” hay “sông Lam” của người Việt là “nặm Pao” với nghĩa là “sông lớn, chính”. (Năm 2000, trong dịp tham dự hội nghị về ngôn ngữ và văn hoá Thái Áo Hoa do Viện Khoa học Xã hội Vân Nam tổ chức ở huyện tự trị Tân Bình thuộc Ngọc Khê tỉnh Vân Nam Trung Quốc, chúng tôi cũng thấy người Thái ở Tân Bình gọi đoạn thượng nguồn sông Hồng chảy qua đây trên lãnh thổ Trung Quốc là “nặm tao” với nghĩa là “con sông chính” của vùng đất.
            - Sông Nhị Hà/Nhĩ Hà (tức là sông Nhị/Nhĩ) được giải thích là có từ thời nhà Minh chiếm đóng Đại Việt. Sách “Đại Nam nhất thống chí” dẫn lại “Đại Thanh nhất thống chí” ghi rằng “Lại xét về tên Nhị Hà thì Hoàng Phúc nước Minh đắp thành Đại La, thấy nước sông chảy vòng quanh như hình cái vành tai, bèn đặt tên này” [QSQTN, t4 (1997), 186]. Qua lời ghi chép ấy có thể thấy cách gọi Nhị Hà/Nhĩ Hà (sông Nhị/Nhĩ) là để giải thích đặc điểm “nước sông chảy vòng quanh như hình cái vành tai”. Đặc điểm của sông được thể hiện bằng tên gọi theo tiếng Hán và sau đó là tiếng Hán - Việt.
            - Sông Hồng/Hồng Hà có nghĩa là “sông có mầu nước đỏ”. Theo cách ghi của “Đại Nam nhất thống chí” thì đến giữa thế kỷ XIX, tên sông vẫn là Nhị hay Nhị Hà. Đến Việt Nam, với yêu cầu ghi tên sông vào văn bản, người Pháp đã lựa chọn đặc điểm “sông có mầu nước đỏ/hồng” và thể hiện bằng ngôn ngữ của mình với nghĩa như vậy. Người ta cũng có sở khi giải thích rằng cách nhận diện để gọi tên sông là Hồng/Hồng Hà cũng có thể là của người Hán hay người Việt. Nhưng trong sử sách của Việt Nam cho đến thời điểm giữa thế kỷ XIX, tên gọi này không thấy xuất hiện. Với lại, đối với người Việt nếu gọi sông Hồng bằng tên Hán - Việt thì đã có Nhị HàPhú LươngLô GiangĐại Hoàng v.v. Còn nếu gọi theo cách dân gian đã có tên gọi sông Cái quen thuộc. Vì thế, chúng tôi nghiêng về chấp nhận cách giải thích cho rằng sông Hồng/Hồng Hà là cách nhận diện và thể hiện tên gọi của sông theo tiếng Pháp khi họ đến xâm lược Việt Nam.
            2.2. Nhóm tên gọi thứ hai là Bạch HạcTam ĐớiXích Đằng và Đại Hoàng. Những tên gọi theo tiếng Hán hay Hán - Việt này đều có một nét chung là để chỉ “địa danh lãnh thổ nơi con sông chảy qua”. Nói cách khác, những tên gọi sông Hồng này là căn cứ vào “địa điểm, lãnh thổ nơi con sông chảy qua”. 
            - Sông Bạch Hạc, theo “Đại Nam nhất thống chí” dẫn lại An nam chí lược của Cao Hùng Trưng, là tên gọi khi con sông hợp lưu với sông Đà ở ngã ba Bạch Hạc. Sách này chép “Sông Phú Lương, ở địa phận huyện Đông Quan, phủ Giao Châu, có một tên nữa là sông , thượng lưu giáp sông Bạch Hạc châu Tam Đái, chảy qua phía đông phủ thành, thông đến sông Đại Hoàng thuộc huyện Lý Nhân rồi đổ ra biển” [QSQTN, t4 (1997), 186].
            - Sông Tam Đới, cũng theo “Đại Nam nhất thống chí”, là tên gọi con sông khi nó chảy qua châu Tam Đái/Đới. Sách này giải thích “Người ta vẫn theo lệ cũ mà gọi tên sông theo từng khúc một - ví dụ …khúc ở khoảng Bạch Hạc gọi là sông Tam Đới, …” [QSQTN, t4 (1997), 253].
            - Sông Xích Đằng là tên gọi khi sông chảy qua Đằng Châu. Theo ghi chép của “Đồng Khánh địa dư chí” thì “Một dòng sông lớn, tên là sông Nhj Hà, cũng gọi là Xích Đằng (đoạn sông Nhị chảy qua Khoái Châu)” [QSQTN, (2003), 251]. Khoái Châu thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên ngày nay cũng là vùng đất cổ có những địa danh như đềnĐằng Châu, bãi Xích Đằng “là kho của các đời và là chỗ xung yếu then khoá” [PHC (1960), 80].
            - Sông Đại Hoàng là tên gọi sông Hồng từ Hưng Yên đến ngã ba Hoàng Giang hay ngã ba Vường (điểm giao nối sông Hồng và sông Luộc), qua huyện Lý Nhân chảy ra biển. Ở đoạn này, sông còn có một tên gọi khác nữa là Hoàng Giang. Có lẽ vì là khúc sông chảy qua vùng đất Đại Hoàng nên người ta đã gọi sông Hồng nơi đây là Đại Hoàng hay Hoàng Giang [QSQTN, t3 (1997), 340].
            Một điều cần chú ý là các tên gọi thuộc nhóm này thường chỉ thấy chỉ thấy dùng nhiều trong sách vở. Sự “đóng khung” về phạm vi sử dụng hình như phản ánh có lẽ đây là những tên gọi Hán - Việt và mỗi một tên gọi ấy thường chỉ gắn với một khúc đoạn sông cụ thể.
            2.3. Nhóm tên gọi thứ ba là sông Phú Lương và sông /Lô Giang. Đây tuy cũng là những tên gọi Hán và Hán - Việt nhưng tính chất không phải như nhóm thứ hai “là để chỉ địa danh lãnh thổ nơi con sông chảy qua” hay như nhóm thứ nhất “là cách gọi tên thể hiện đặc điểm của con sông”. Mặt khác, những tài liệu lịch sử ghi chép về tên gọi sông Hồng đều cho thấy đây là hai tên gọi cổ xưa nhất, khá chính thống và cũng được nhắc đến nhiều trong lịch sử. Việc không thuộc một trong hai phương thức gọi tên sông đã nói ở trên và tính chất cổ xưa của nó, ở phương diện ngôn ngữ học lịch sử, ẩn chứa nhiều điều thú vị.
            Theo một vài kết quả nghiên cứu về nguồn gốc địa danh nói chung và tên sông nói riêng đã được nhiều tác giả cũng như chúng tôi công bố [TTD (2001), (2005)], có cơ sở để nhận thấy rằng Phú Lương và Lô Giang là cách Hán hoá rồi Hán - Việt hoá những tên gọi thuần Việt xưa có nguồn gốc Nam Á. Nói một cách khác, hai tên gọi sông Hồng này mặc dù hình thức ngôn ngữ thể hiện là tiếng Hán hay Hán - Việt nhưng “ý nghĩa” ban đầu của chúng lại thuần tuý mang nghĩa thuần Việt.
            3. Để nhận thấy hai tên gọi bằng tiếng Hán và Hán - Việt này là căn cứ vào tên gọi thuần Việt rồi ghi chép lại, chúng ta sẽ lần lượt quan sát những vấn đề sau đây.
            3.1. Khi so sánh những địa danh Hán và Hán - Việt có liên quan với một địa danh thuần Việt chúng ta dễ dàng nhận thấy địa danh Hán và Hán - Việt thường có hai âm tiết, còn địa danh thuần Việt (cũng thường gọi là địa danh Nôm) sẽ chỉ có một âm tiết [TTD (2005)]. Trong hai âm tiết của địa danh Hán và Hán - Việt, thường thường một âm tiết có mối liên hệ ngữ âm lịch sử với ngữ âm của âm tiết địa danh thuần Việt. Đồng thời đôi khi giữa chúng cũng có liên hệ về mặt ý nghĩa. Chính mối liên hệ ngữ âm lịch sử giữa hai dạng thức tên gọi này là lý do để chúng ta nhận biết tên gọi Hán hay Hán - Việt dẫn xuất từ tên gọi thuần Việt. Chúng ta có thể nêu lên một loạt tương ứng như thế đối với tên làng, tên sông ở Việt Nam để làm ví dụ:
Thuần Việt                                      Hán Việt
sông Rum                                            Lam Giang
làng Mọc                                       Nhân Mục  
làng Chèm/Trèm                             Từ Liêm
            làng Chấp                                       Cá Lập
            làng Trầu                                        Phù Lưu v.v
            Rõ ràng, người ta có thể chứng minh được giữa các âm tiết thuần Việt Rum, Mọc, Chèm/Trèm, Chấp vàTrầu nói trên có mối liên hệ ngữ âm lịch sử với Lam, Mục, Liêm (Từ Liêm), Lập (Cá Lập) và Lưu (Phù Lưu) dựa vào ngữ âm lịch sử tiếng Việt [NTC (1989), (1995)]. Với lôgíc như vậy, chúng ta có thể thấy rằng trong hai địa danh Hán và Hán - Việt gọi sông Hồng là Phú Lương và Lô Giang mỗi một địa danh sẽ có một âm tiết có thể dẫn xuất từ một tên gọi thuần Việt xưa.
            3.2. Trong hai địa danh Hán và Hán - Việt là Phú Lương và Lô Giang, chúng ta có cơ sở để nhận ra âm tiếtLương và âm tiết  là âm tiết có mối liên hệ ngữ âm lịch sử với dạng thức tên gọi thuần Việt.
            3.2.1.Đối với địa danh Lô Giang, rõ ràng Giang là một yếu tố Hán với nghĩa là “sông”. Vì thế, Lô Giang có nghĩa là “sông ” và nhờ đó chúng ta biết rằng ở địa danh gọi sông Hồng là Lô Giang, âm tiết  là âm tiết có mối liên hệ ngữ âm lịch sử với một tên gọi thuần Việt. Nói cách khác,  Hán hay Hán - Việt này có lẽ dẫn xuất từ một tên gọi thuần Việt xưa dùng để chỉ sông.
            Trong địa danh thuần Việt, dạng ngữ âm  dùng làm địa danh sông không phải là đơn nhất. Chúng ta có sông Lô là nhánh sông nhập vào sông Thao ở Việt Trì để thành dòng chính sông Hồng. Cùng với dạng ngữ âm  là biến thể ngữ âm la nên ta có sông La ở Hà Tĩnh và một vài nơi khác. Dạng ngữ âm gọi tên sông là , theo chúng tôi, còn có biến thể ngữ âm khác là rào. Trong địa danh tiếng Việt, chúng ta gặp không ít dạng ngữ âm rào có nghĩa là sông: rào Quán ở Quảng Trị, rào Nậy (sông Gianh) ở Quảng Bình, cửa rào (cửa sông Nậm Nơn hợp thành với sông Cả) ở Nghệ An v.v.
Nhờ ngữ âm lịch sử tiếng Việt, chúng ta nhận biết lô ~ la ~ rào thực ra có thể là những biến thể ngữ âm của một dạng duy nhất trong lịch sử. Trường hợp biến thể lô ~ la là khá đơn giản. Cả hai âm tiết đều có âm đầu [l], còn nguyên âm là [o] và [a] đều cùng là nguyên âm dòng trước và chỉ khác nhau về độ mở hẹp và rộng. Vì thế chúng ta có thể coi hai biến thể ngữ âm nói trên là thông thường. Và như vậy cũng có nghĩa chúng được dẫn xuất từ một dạng thức cổ xưa hơn.
Riêng biến thể lô/la với rào, tình hình có phức tạp hơn nhưng không phải là không tìm được mối liên hệ ngữ âm lịch sử giữa chúng. Đối với âm đầu của âm tiết, sự tương ứng [l] ~ [r] cũng rất thông thường (tiếng Việt:lim ~ rim, lâm ~ râm, lầm ~ rầm, long ~ rồng, lè ~ rè v.v.). Còn ở trường hợp vần của âm tiết thì tương ứng giữa một vần đơn [o/a] (chỉ có một nguyên âm) với một vần phức [aw] (gồm một nguyên âm và âm cuối bán nguyên âm) cũng không phải là hiếm. Những cặp tương ứng tru, trù, gú, gi, chí, mi v.v ở phương ngữ Bắc Trung Bộ với phương ngữ Bắc Bộ trâu, trầu, gấu, giây, chấy, mày v.v. của tiếng Việt cũng chính là sự tương ứng giữa một vần đơn (chỉ có một nguyên âm) với một vần phức (gồm một nguyên âm và âm cuối bán nguyên âm) giốngnhư ở trường hợp lô/la ~ rào.
 Rõ ràng, nhờ mối liên hệ ngữ âm lịch sử và ngữ nghĩa của chúng, chúng ta có cơ sở để nghĩ rằnglô/la/rào là những biến thể ngữ âm của một âm tiết xưa có thể tái lập ở dạng [*lo], với nghĩa là “sông” mà hiện nay nó chỉ thấy lưu lại ở tên riêng như sông , sông La Giang hay tồn tại ở thành tố chỉ tên chung như rào Quán,rào Nậy, rào Con (ở Hà Tĩnh) v.v. Dựa vào tính chất phương ngữ Việt và phạm vi địa lý sử dụng của các họ ngôn ngữ ở địa bàn Đông Nam Á, dạng thức ngữ âm xưa [*lo] chỉ có thể là dạng thức thuần Việt cổ xưa gốc Nam Á (Austroasiatic).
3.2.2. Trường hợp địa danh Hán hay Hán - Việt Phú Lương có sự khác biệt với Lô Giang. Ở đây, âm tiết thứ hai lương là âm tiết cho thấy có một mối liên hệ ngữ âm lịch sử với tên gọi sông thuần Việt cổ xưa cũng gốc Nam Á là [*klɔŋ/krɔŋ]. Tên gọi cổ xưa này cũng có hai biến thể ngữ âm và hai biến thể sử dụng giống như  vàrào.
Trong tiếng Việt, không chỉ riêng sông Hồng trong tên gọi mang yếu tố lương. Chúng ta có sông Hiền Lương/Minh Lương (sông Bến Hải), khe Lương (ở Vĩnh Linh) tỉnh Quảng Trị, sông Lương (sông Chu) tỉnh Thanh Hoá, sông Phú Lương ở Thái Nguyên v.v. Việc dạng ngữ âm lương trở thành tên riêng của nhiều con sông, vì thế, không phải là ngẫu nhiên. Nó rất có thể chính là dạng ngữ âm có những biến thể khác hoặc là Hán - Việt longtrong sông Hoàng Long ở Ninh Bình và công trong sông Công ở Thái Nguyên, hoặc là rông của sông Đắc Rông (ở Quảng Trị) hay rằng trong tên sông Đà Rằng ở Phú Yên.
Chúng ta biết, âm thuần Việt xưa có nguồn gốc Nam Á [*klɔŋ/krɔŋ] đã biến đổi có quy luật trong tiếng Việt thành hai biến thể. Biến thể thứ nhất *klɔŋ/krɔŋ > sông hiện nay [HTC (1964] và nó trở thành yếu tố tên chung trong phức thể địa danh kiểu sông Hoàng Long, sông Phú Lương, sông Lam Giang v.v. Trường hợp này, hình như, nó cũng giống dạng ngữ âm thuần Việt xưa có nguồn gốc Nam Á [*lo] biến đổi thành rào trong rào Nậy, rào Thanh (một tên gọi khác của sông Bến Hải), rào Con đã được chúng tôi giải thích sơ bộ ở trên. Ở đây, sự biến đổi ngữ âm có quy luật để *klɔŋ/krɔŋ > sông có thể tìm thấy trong những công trình nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt đã dược công bố [NTC (1995)].
Biến thể thứ hai của âm thuần Việt xưa có nguồn gốc Nam Á [*klɔŋ/krɔŋ] chính là những dạng thức ngữ âm như lương, long, côngrông  rằng. Đối với những biến thể khác nhau này, người ta vẫn có thể nhận thấy mối liên hệ ngữ âm lịch sử giữa chúng. Trước hết, trong các âm tiết nói trên, tương ứng âm đầu [l] ~ [r], như đã chứng minh, là tương ứng thường xuyên; còn tương ứng âm đầu [l], [r] ~ [k] là do cách xử lý tổ hợp phụ âm đầu nghiêng về nhấn mạnh yếu tố k hay yếu tố l/r trong tổ hợp *kl/kr mà thôi. Như vậy, có thể nói sự tương ứng các âm đầu [l] ~ [r] ~ [k] là tương ứng thoả mãn tính quy luật của sự biến đổi ngữ âm lịch sử. Ở phần vần, nếu như các tương ứng [oŋ] (ông) ~ [ɔŋ] (ong) ~ [ăŋ] (ăng) là bình thường đối với biến đổi ngữ âm lịch sử tiếng Việt thì tương ứng giữa chúng với [ɨəŋ] (ương) tuy có khác biệt về nguyên âm là đơn [o, ɔ, ă]/đôi [ɨə] nhưng vẫn có thể giải thích được lý do.
Chẳng hạn, trong tiếng Việt chúng ta gặp không ít những cách nói nước đôi do sự khác nhau giữa nguyên âm đơn/đôi như giong buồm/giương buồm, đàng/đường, màu hồng/ màu hườngnáng thịt/nướng thịt, nóingọng/nói ngượng, trọng nghĩa/trượng nghĩa v.v. Chính sự hiện diện ở phần vần của âm tiết là nguyên âm đơn với ba nguyên âm có độ mở khác nhau là [o, ɔ, ă] đã minh chứng khả năng đôi hoá nguyên âm của những vần nói trên. Vì thế khi nói rằng âm tiết thuần Việt xưa [*klɔŋ/krɔŋ] có các biến thể ngữ âm hiện nay là như lương, long, côngrông  rằng là có thể chấp nhận được về mặt ngữ âm lịch sử tiếng Việt.
Từ những gì đã được minh chứng, chúng ta có cơ sở để có thể nói rằng yếu tố lương trong địa danh Phú Lương để gọi tên sông Hồng là cách Hán hoá hay Hán - Việt hoá một tên gọi thuần Việt từ thời tối cổ. Dạng thức thuần Việt tối cổ ấy có thể phục nguyên là [*klɔŋ/krɔŋ] và nghĩa của nó là để chỉ “sông” hay “con sông”. Cách thức người Hán dùng chữ Hán ghi lại âm thuần Việt tối cổ rồi sau đó người Việt căn cứ vào chữ Hán của người Hán mà Hán - Việt hoá địa danh xưa trong ghi chép của mình là cách làm thông thường. Do dó, tên sông Hồng được ghi là Phú Lương cũng không phải đơn nhất và không phải là không thể nhận thấy “nghĩa ban đầu” hay “nghĩa khởi thuỷ” của nó. Nói một cách khác, Phú Lương là cách Hán hoá hay Hán - Việt hoá địa danh  sông < [*klɔŋ/krɔŋ] mà có.
4.Như vậy là, qua mười tên gọi khác nhau của sông Hồng và một số biến thể của chúng, có thể nhận thấy những tên gọi ban đầu dường như là những tên gọi có gốc gác Nam Á và Thái - Kađai. Về sau, trừ trường hợp tên gọi “sông Cái”, những tên gọi Nam Á và Thái - Kađai ấy đều bị “Hán hoá” hay “Hán - Việt” để có dạng thức như ngày nay.
4.1. Trước hết, chúng ta nói về tình trạng tên gọi xét theo nguồn gốc ngôn ngữ.
Tên sông Thao < [*taw] là tên gọi gốc Thái - Kađai. Về mặt ngôn ngữ, đây là tên gọi thuộc về một ngữ hệ được coi là có mặt từ thời cổ xưa ở Đông Nam Á nói chung và ở bắc Việt Nam nói riêng. Cư dân chủ thể của họ ngôn ngữ này cho đến hiện nay vẫn sở hữu một nền văn hoá đa dạng, phong phú và đặc sắc. Tên gọi sông Thao, rõ ràng, là tên gọi thể hiện đặc điểm của con sông. Đặc điểm mà người ta sử dụng để đặt tên cho sông Hồng là “to, chính, quan trọng” nhất ở vùng lãnh thổ.
Còn về những tên gọi có nguồn gốc ngôn ngữ Nam Á thì tình hình đa dạng hơn nhiều. Đầu tiên là tên gọi sông Cái. Đây cũng là một kiểu tên gọi thể hiện đặc điểm của con sông. Những người dân thuộc họ Nam Á rõ ràng cũng nhấn mạnh vị trí “to, chính, quan trọng” mà con sông này đảm nhận. Ở đây rõ ràng một bộ phận cư dân nói ngôn ngữ Nam Á đã tri nhận vai trò của con sông tương tự như cách gọi tên của cư dân nguồn gốc Thái - Kađai. Do hai tên gọi “sông Thao” và “sông Cái” đều là loại tên gọi căn cứ vào đặc điểm hay tính chất/vai trò của con sông mà có nên chúng ta có lý do để có thể nói rằng chúng “mới hơn” so với hai tên gọi có dạng Hán - Việt hiện nay là lương và .
Khác với tên gọi sông Cái, tên gọi Phú Lương dẫn xuất từ lương hoặc  long, côngrông,  rằng  <  [*klɔŋ/krɔŋ]. Tên gọi này, như vậy, bắt nguồn từ danh từ chung nghĩa ban đầu là “sông”. Về sau, nó trở thành yếu tố địa danh chỉ tên riêng trong một phức thể địa danh “sông Sông”. Và sau nữa, khi Hán hoá, yếu tố Sông trong phức thể địa danh “sông Sông” chuyển thành Phú Lương và ta có địa danh “sông Phú Lương” như ngày nay. Tương tự như vậy, tên gọi Lô/Lô Giang dẫn xuất từ lô, la, rào < [*lo], một danh từ chung với nghĩa ban đầu là “sông”. Trường hợp này, nó trở thành yếu tố địa danh chỉ tên riêng trong một phức thể địa danh “sông ”. Và khi Hán hoá, yếu tố Lô trong phức thể địa danh “sông ” hoặc chuyển thành song tiết Lô Giang hoặc vẫn đơn tiết là như chúng ta có hiện nay.
4.2. Nếu sự nhìn nhận nguồn gốc ngôn ngữ và cách thức đặt tên của địa danh sông Hồng như trên có thể chấp nhận được, rõ ràng chúng ta có chứng cớ để suy luận về một hiện tượng văn hoá. Nói khác đi, người ta có cơ sở để nêu ra một vài nhận xét thú vị sau đây.
Hình như, trong mười tên gọi sông Hồng hiện đang dùng hay được ghi lại trong sử sách, hai địa danh Hán - Việt Phú Lương và Lô/Lô Giang là dẫn xuất từ dạng thức địa danh có nguồn gốc Nam Á cổ xưa nhất. Thứ đến là địa danh Thao gốc Thái - Kađai và Cái cũng là gốc Nam Á. Những địa danh Hán - Việt còn lại lần lượt xuất hiện về sau và có lẽ Hồng/Hồng Hà là địa danh xuất hiện muộn nhất, gần thời đại chúng ta nhất. Đối với các địa danh sông Phú Lương, sông Lô/Lô Giang, sông Thao và sông Cái việc định vị thời gian như vậy còn được sự ủng hộ củaphương thức cấu tạo địa danh và ý nghĩa của chúng. Ở hai địa danh dầu, phương thức cấu tạo của chúng là “chuyển danh từ chung thành tên riêng” nên tính chất của chúng cổ xưa hơn; còn ở hai địa danh sau, việc đặt tên địa danh là dựa trên “đăc điểm hay tính chất” của nó tự nó cho thấy giá trị thời gian muộn hơn.
Từ góc nhìn văn hoá, người ta thấy rằng tên gọi sông Hồng là một sự hội tụ hay hoà hợp của hai cộng đồng cư dân sử dụng hai hệ ngôn ngữ Nam Á (Austroasiatic) và Thái - Kađai (Tai - Kadai). Trong đó, họ ngôn ngữ Nam Á là họ ngôn ngữ của cư dân bản địa ở vùng Đông Nam Á hiện nay và thuộc vào nhiều nhánh khác nhau; còn đối cư dân họ Thái - Kađai, dường như vào thời cổ xưa, sông Hồng là ranh giới Tây Nam của cộng đồng cư dân này. Về sau, các địa danh của cư dân hai họ ngôn ngữ ban đầu ấy đều bị cư dân  Hán hoá rồi bị Hán - Việt hoá. Rõ ràng, tên gọi sông Hồng là một sự hội nhập, đan xen văn hoá của những lớp cư dân có nguồn gốc ngôn ngữ khác nhau trong lịch sử.