Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BỨC THƯ GỬI TOÀN NHÂN LOẠI
Xin chào,
Tôi là một người Việt Nam sau khi đọc Việt Nam 2035 tôi thấy hoàn toàn bất lực.
Nghĩ rằng mình cần phải có những giải thích và kiến nghị cụ thể nên viết bức thư này để gửi đi. Nhằm tạo dựng một thế giới, một xã hội mới tốt đẹp hơn.
Văn hóa phương Đông thường hay nói
Ôn cố tri tân việc ngày nay
Cùng xem lịch sử địa cầu
Đông phương huyền bí ranh chia rõ ràng
Người phương Đông nói người Tây
Là chỉ những người ngoài văn hóa (phương đông)
Con người đều giống như nhau
Tại sao Đông — Tây phân biệt?
Vì do địa hình khí hậu,
Cùng với văn hóa lịch sử xưa nay.
Phương Đông lấy nền đạo đức
Gieo trồng sống với thiên nhiên
Phương tây khí hậu khắc nghiệt
Phải tranh đấu với tự nhiên
Trung Quốc cũng vị trí tương đồng
Nhưng vì thống nhất chung văn hiến dài
Phương Tây độc lập chia cắt
Nên mỗi đất nước tự cường riêng ra
Văn hóa phân biệt rõ ràng
Bởi vì chia cắt khắc nghiệt tự nhiên
Đông phương văn hiến đẹp xinh
Dân chúng nơi nơi thái bình vui vẻ
Nền văn hiến, quốc gia tàn lụi
Là vì giặc giã xâm lăng nước nhà
Giờ đây thế giới định hình
Người ta lại tìm đến sự đoàn kết
Hãy lấy nền văn hóa làm đầu
Như Đông phương cũ đẹp xinh tình người
Không sợ giặc giã lấn xâm
Cái nền văn hiến thăng hoa tinh thần
Lấy lời cổ nhân khuyến giáo
Giải phóng tinh thần tư tưởng chúng nhân.
Đoàn kết là cái gốc tương sinh
Giúp nhau chống chịu những lần khó khăn
Giúp nhau bảo vệ thái bình
Giúp nhau sống kiếp thăng hoa trong đời.
Phục hồi Nho giáo, đạo giáo
Luyện tập đạo đức, thăng hoa giải phóng tâm trí
Sống hòa hợp với tự nhiên, an vui trong cuộc đời
THAM KHẢO:
Hải Phòng 20/12/2018
Chào bạn Mai Chi!
Hôm nay viết thư cho bạn, mình sẽ kể cho bạn nghe về người hùng trong lòng mình. Mai Chi biết không, đến bây giờ, người hùng trong mình chính là cô bé Hải An – em ấy đã hiến tặng giác mạc của mình khi qua đời vì bệnh u não ác tính.
Suốt cả năm qua, mình đã luôn đau đáu về câu chuyện của cô bé Hải An đã truyền cảm hứng cho chúng ta về lòng tốt, về sự sẻ chia và quan tâm giữa người và người. Hơn 2300 lá đơn hiến tạng và những bộ phận trên cơ thể đã được gửi đi chính là bằng chứng rõ ràng nhất về ngọn lửa cảm hứng mà em lan tỏa.
Câu chuyện truyền cảm hứng của cô bé thiên thần Hải An bắt đầu bằng một cuộc điện thoại đến Trung tâm điều phối tạng Hà Nội vào sáng ngày 22/2/2018. Cán bộ của trung tâm đã chia sẻ ở đầu dây bên kia, một người phụ nữ nghẹn ngào: "Con tôi là Nguyễn Hải An, mới 7 tuổi 3 tháng, đang trong tình trạng hôn mê do u cầu não xâm lấn. Gia đình có nguyện vọng hiến tặng nội tạng của cháu cho những bạn nhỏ khác đang bị bệnh chờ ghép tạng".
Cuộc điện thoại ấy kết thúc cũng là lúc đã mở ra hành trình truyền cảm hứng của cô bé Hải An - thiên sứ đã hiến tặng giác mạc của mình sau khi qua đời. Giác mạc của em ấy đã mang lại ánh sáng cho hai người mở ra hai cuộc đời mới. Giữa bộn bề của vô cảm, những cái xấu, bạo hành lên ngôi thì câu chuyện của em Hải An mang lại ánh sáng ấm áp xua đi sự lạnh lẽo của lòng người.
Việc hiến tạng mình và bạn chúng ta đã bao giờ nghĩ đến. Hiến tạng chỉ là tin trên tivi, ở nơi nào đó rất xa chúng ta, nó không phải của chúng ta bạn nhỉ nhưng sau khi nghe câu chuyện bé Hải An, mình đã nói với mẹ việc đăng ký hiến tạng. Bà nội đã mắng mình nhưng sau khi mình đọc cho bà nghe về câu chuyện của bé Hải An, bà đã cười và nói nếu có thể gia đình mình sẽ cùng đăng ký hiến mô tạng để thắp lên ngọn lửa yêu thương, cho đi là còn mãi.
Bé An không chỉ giúp 2 người tìm lại được ánh sáng của cuộc đời mình, mà còn khiến hàng ngàn, hàng vạn con người thêm tin yêu cuộc sống, tin rằng cuộc sống này vẫn luôn tồn tại những trái tim giàu lòng yêu thương và sự nhân ái.
Nói về Hải An, cả mình và bạn trong lớp đều cảm phúc, nếu ở cái tuổi lên 7, có lẽ cả mình và bạn đều chưa biết đến cảm xúc đau đớn, cảm xúc lo cho người khác và đến giờ khi chúng mình đã 13 tuổi nhưng vẫn chỉ biết ăn, biết học không biết gì ngoài cái điện thoại lúc rảnh. Nhiều bạn của mình vẫn còn giữ cái “tôi” của cá nhân mình với mọi người sự sẻ chia chỉ là những điều quá khứ thế kỷ trước còn bây giờ đầy rẫy lường gạt và ai cũng thu mình chỉ nghĩ cho bản thân mình.
Vậy mà Hải An đã biết lo cho người khác, lo cho tương lai. Hải An đã biết cho đi không phải để nhận lại. Căn bệnh u não quái ác gây bao đau đớn, thế nhưng trái tim của bạn luôn nồng ấm yêu thương, đập những nhịp đập của lòng nhân ái.
Nhiều người gọi Hải An là thiên thần. Điều này hoàn toàn có ý nghĩa. Bởi trong thế giới hiện tại ngày hôm nay, vẫn còn nhiều người sống ích kỷ, vô cảm, không quan tâm đến những người xung quanh. Nhiều bạn trẻ chỉ biết đến cái "tôi" cá nhân của mình, đắm chìm vào thế giới "ảo", không bao giờ biết cho đi mà chỉ quen với hưởng thụ, chờ đợi mọi thứ đến với mình từ công sức, mồ hôi và nước mắt của người khác.
Sự kiên cường chống chọi với bệnh tật và tấm lòng nhân ái của bạn đã làm lay động và thức tỉnh hàng loạt trái tim.
Và đúng "không phải mình cứ mất đi là người khác sẽ quên mình", những gì tốt đẹp bé Hải An dành tặng lại cuộc đời luôn luôn được mọi người nhớ đến và biết ơn. Những người bạn ở lớp học đều biết đến tấm gương của An, ngay cả những cô bé, cậu bé thôi cũng hiểu được hành động hiến tặng giác mạc của Hải An ý nghĩa biết nhường nào. Với mình, Hải An như người hùng trong lòng và em ấy đã truyền lửa để mình hiểu được sự sẻ chia như thế nào. Dù lúc nào mệt mỏi nhất, mình cũng sẽ nghĩ cho người khác để tự cố gắng cho mình.
Chào bạn nhé! Mong nhận được thư bạn!
Huỳnh Na
Bài làm:
1. Giới thiệu một vài nét về Phạm Đình Hổ: Phạm Đình Hổ tự là Tùng Niên, hiệu là Đông Dã Tiều, còn gọi là Chiêu Hổ, người làng Đan Loan, huyện Đường An, nay thuộc xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình khoa bảng, thi đỗ tú tài, từng dạy học nhiều nơi. Xã hội đương thời loạn lạc đã khiến ông không còn quan tâm đến con đường quan lộ chỉ mong muốn sống ẩn cư. Đến đời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn mời ông ra làm quan, giao chức Tế tửu Quốc tử giám, từ chối nhiều lần không được vẫn bị triệu ra làm quan. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: văn học, sử học, triết học... đều viết bằng chữ Hán.
2. Đôi nét về tác phẩm "Vũ Trung tùy bút" (Tùy bút viết trong những ngày mưa): Đây là một trong những tác phẩm có giá trị của Phạm Đình Hổ được viết vào đầu thế kỷ XIX, gồm 88 mẩu chuyện, theo thể tùy bút, ghi chép về các lễ nghi, phong tục tập quán...ghi chép về các sự việc xảy ra trong xã hội đương thời với một số nhân vật, di tích lịch sử khảo cứu về địa dư, chủ yếu là vùng Hải Dương quê hương ông. Qua ghi chép, khảo cứu của mình, nhà văn luôn kín đáo thể hiện nỗi niềm thời thế... Tác phẩm vừa có giá trị về văn chương vừa cung cấp tài liệu quý giá về các lĩnh vực xã hội khác.
#Châu's ngốc
Giới thiệu một vài nét về Phạm Đình Hổ: Phạm Đình Hổ tự là Tùng Niên, hiệu là Đông Dã Tiều, còn gọi là Chiêu Hổ, người làng Đan Loan, huyện Đường An, nay thuộc xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình khoa bảng, thi đỗ tú tài, từng dạy học nhiều nơi. Xã hội đương thời loạn lạc đã khiến ông không còn quan tâm đến con đường quan lộ chỉ mong muốn sống ẩn cư. Đến đời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn mời ông ra làm quan, giao chức Tế tửu Quốc tử giám, từ chối nhiều lần không được vẫn bị triệu ra làm quan. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: văn học, sử học, triết học... đều viết bằng chữ Hán.
2. Đôi nét về tác phẩm "Vũ Trung tùy bút" (Tùy bút viết trong những ngày mưa): Đây là một trong những tác phẩm có giá trị của Phạm Đình Hổ được viết vào đầu thế kỷ XIX, gồm 88 mẩu chuyện, theo thể tùy bút, ghi chép về các lễ nghi, phong tục tập quán...ghi chép về các sự việc xảy ra trong xã hội đương thời với một số nhân vật, di tích lịch sử khảo cứu về địa dư, chủ yếu là vùng Hải Dương quê hương ông. Qua ghi chép, khảo cứu của mình, nhà văn luôn kín đáo thể hiện nỗi niềm thời thế... Tác phẩm vừa có giá trị về văn chương vừa cung cấp tài liệu quý giá về các lĩnh vực xã hội khác.
Vũ trung tùy bút là tác phẩm nổi bật trong ngữ văn lớp 9, ngoài bài làm Giới thiệu một vài nét về Phạm Đình Hổ và tác phẩm Vũ trung tuỳ bút, học sinh cùng thầy cô tham khảo thêm các bài làm văn mẫu khác như Bình luận về Việc thi cử được Phạm Đình Hổ nói đến trong Vũ trung tuỳ bút,
Là người nhìn xa trông rộng, là người có mong muốn to lớn vào vận mệnh và lương lai của đất nước, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đã chăm lo giáo dục và đặt niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, những người của tương lai. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, Bác đã viết:
“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.
Đất nước chúng ta đã trải qua gần một thế kỉ dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. Việc giành chủ quyền, độc lập đã đưa dân tộc ta lên một địa vị mới đầy vẻ vang-địa vị làm chủ đất nước mình trong độc lập, tự do. Tuy thế, một đất nước vẻ vang là phải giữ vững quyền độc lập tự do ấy. Mặt khác, đất nước vẻ vang còn phải hùng mạnh, giàu có, phải có nền quốc phòng hùng hậu đủ sức đánh bại mọi kẻ thù xâm lược để giữ vững chủ quyền, để xây dựng một nền kinh tế phát triển dân giàu nước mạnh. Đất nước như thế sẽ được các dân tộc khác yêu mến, kính trọng. Đất nước như thế là đất nước vẻ vang. “Dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không?”, đấy là một vấn đề khác mà Bác đề ra. Một cường quốc phải là một nước giàu mạnh, hùng cường, đạt trình độ cao về mọi mặt kinh tế, văn hóa, quốc phòng, có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, một nền quốc phòng hùng hậu có thể sánh vai được với những cường quốc trên thế giới, có thể góp phần mình vào sự tiến bộ chung của nhân loại.
Hai vấn đề to lớn trên là mong muốn của Bác Hồ, của toàn dân tộc ta. Mong muốn đó là hoàn toàn cần thiết và chính đáng, là mục tiêu to lớn và khát vọng của dân tộc chúng ta từ bao đời vươn tới tương lai.Nguyện vọng chính đáng đó chỉ có thể thực hiện được phụ thuộc vào phần lớn công lao học tập của thế hệ trẻ.
Chúng ta biết rằng, dân tộc ta đã trải qua tám mươi năm nô lệ. Chúng ta xác định đất nước, giữ gìn độc lập với một gia tài nghèo nàn từ tay chế độ phong kiến lạc hậu hàng ngàn năm và chế độ thực dân khai thác thuộc địa. Muốn làm cho dân tộc ta vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu, có những bước tiến nhảy vọt cách xa chúng ta hàng thế kỉ, không có con đường nào khác là phải học tập để tiếp thu những tiến bộ và kinh nghiệm mà các quốc gia tiên tiến đã làm. Muốn thế, không chỉ dũng cảm và cần cù là đủ mà phải có trình độ học vấn cao để tiếp thu khoa học và những bí quyết thành công. Còn ai hơn tuổi trẻ đảm đương sứ mệnh đó. Thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay, ngày mai sẽ là đội ngũ hùng hậu, tài năng xây dựng đất nước. Những kiến thức mà tuổi trẻ học tập được hôm nay sẽ áp dụng vào trong việc làm của nhiều năm sau. Đặt lòng tin và giao trách nhiệm đó cho tuổi trẻ chính là lòng yêu mến, trân trọng và một nhận thức đúng đắn, sáng suốt của một vị lãnh tụ đất nước.
Nửa thế kỉ đã qua, lời nói cua Bác đã và đang trở thành hiện thực. Tuổi trẻ Việt Nam chúng ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã học tập tốt và làm chủ được các phương tiện vũ khí chiến đấu hiện đại như xe tăng, tên lửa, máy bay..., đã góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Trong xây dựng đất nước mấy chục năm qua từ sau ngày thống nhất và trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, tuổi trẻ Việt Nam đã và đang thực hiện được mong ước và niềm tin to lớn của Bác Hồ. Tuy nhiên, những năm đầu của thể kỉ XXI, việc phấn đấu để đưa đất nước ta lên một tầm cao mới, để có thể “vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu”, lại là nhiệm vụ của lớp trẻ chúng ta trong học tập và rèn luyện, làm việc từ trong các nhà trường hôm nay.
Lời dạy của Bác là niềm tin của đất nước, là sứ mệnh lịch sử vẻ vang dân tộc giao phó cho tuổi trẻ chúng ta. Học tập tốt, học tập không ngừng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn tới đỉnh cao của khoa học để xây dựng đất nước, sánh vai cùng các cường quốc năm châu là vinh dự, là trách nhiệm to lớn của tuổi trẻ chúng ta.
Viết bình thường như trên là được rồi.