Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dưới đây là ví dụ về tìm ý và sắp xếp ý về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
- Nêu cảm nghĩ chung về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa: Bạn ấy là tuổi Ngựa thích bay nhảy nhưng vẫn luôn nhớ về mẹ
- Bạn ấy có những suy nghĩ gì về tương lai: rong chơi theo những ngọn gió, những điều hấp dẫn về thế giới ngoài kia.....
- Bạn ấy nhắn nhủ điều gì với mẹ: dù có đi đâu con cũng nhớ về mẹ..
- Tính cách của bạn nhỏ: thích rong chơi nhưng vẫn nhớ về mẹ.....
Bạn nhỏ trong bài thơ là một người con ngoan. Khi ba mẹ vắng nhà, bạn ấy vẫn làm bài tập chứ không đi chơi. Khi ba mẹ bạn ấy về cũng là lúc bạn ấy làm xong bài tập, không phải khiến cho ba mẹ bạn ấy thúc giục.
a, Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa là người muốn đi đây đi đó, muốn rong chơi khám phá ở nhiều nơi và dễ bị hấp dẫn bởi những điều mới lạ bên ngoài thế giới. Nhưng bạn nhỏ dù có đi xa đến đâu, chơi vui nhưng vẫn nhớ về mẹ, vẫn tìm đường về với mẹ. Có thể thấy dù muốn khám phá thế giới nhưng bạn nhỏ vẫn rất nhớ mẹ và yêu mẹ và là một chú bé rất hiếu thảo.
b. Hồng là một cô bé mới lớn với giàu tình cảm có chút trẻ con. Nhờ có sự chỉ dạy của mẹ mà Hồng đã thay đổi, trở thành một người con ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiếu thảo và là một người chị mẫu mực cho em Thái.
c, Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh đã học được cách vượt qua tự ti, biến khiếm khuyết của bản thân thành điều bí mật khác biệt của riêng mình, để từ cảm giác xấu hổ vì cái răng khểnh đáng ghét, cậu đã có thể ngày ngày tự tin mỉm cười khoe răng.
d, Nhân vật Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn là một cậu bạn có tính hiếu kỳ cao về người bạn mới. Nhưng tính hiếu kỳ đó đã khiến bạn của mình buồn một cách vô ý. Phải đến khi bạn mình không đến lớp nữa thì Minh mới suy nghĩ lại và nhận ra lỗi của mình. Nhưng đó cũng là bài học khiến cho Minh biết cách quan tâm đến cảm xúc của người khác hơn và muốn sửa lại lỗi lầm của mình.
Ngựa con trong bài thơ là một bạn nhỏ rất yêu mẹ và ngựa con là người rất hiếu thảo.
1. Viết về nhân vật bạn nhỏ tuổi ngựa.
2. Tìm ý
- Giới thiệu về nhân vật bạn nhỏ tuổi ngựa và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật.
- Kể lại chuyện “Ngựa con” rong chơi khắp nơi cùng ngọn gió.
- Tả cảnh đẹp mà “Ngựa con vui chơi”
- Cậu bé dù đi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ.
3. Sắp xếp ý
Sắp xếp các ý đã tìm được thành một hệ thống ý mạch lạc, logic.
4. Viết đoạn văn
Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa của nhà thơ Xuân Quỳnh là một bạn nhỏ đáng yêu và rất hiếu thảo với mẹ. Mở đầu bài thơ, con hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con tuổi gì?”. Tò mò hỏi cho biết, ngây thơ hỏi cho hay. Cần gì nghĩa lý sâu xa. Con thơ hiếu động. Chẳng lúc nào “yên một chỗ” Chắc là “Ngựa con” chạy nhảy và “hí” suốt ngày? Ngựa con đi qua những dặm đường, những không gian bao la, những miền đất lạ. “Ngọn gió của trăm miền” ở bốn phương trời với bao hương vị, ở “trên những cánh đồng hoa”. Những bông hoa con hái được ở khắp các miền đất lạ dâng lên mẹ hiền là bông hoa của tâm hồn trong trắng, bông hoa của lòng hiếu thảo và bông hoa ước mơ, khát vọng lên đường. Khổ cuối bài thơ nói lên tình thương mẹ của Ngựa con. Dù cách xa mẹ muôn trùng núi, rừng, sông, biển, con vẫn luôn hướng về mẹ hiền, vẫn tìm về cố hương gặp mẹ.
5. Hoàn chỉnh đoạn văn.
Học sinh đọc lại đoạn văn và sửa chữa nếu có lỗi.
1. Em lắng nghe thầy cô nhận xét chung và ghi lại.
2. Em tiến hành đọc hoặc nghe bài viết của bạn, ghi chép và nêu những điều em muốn học tập.
3. Dựa vào những nhận xét của thầy cô và những điều em muốn học tập sau khi nghe bài của bạn, em tiến hành chỉnh sửa bài viết.
Bức tranh chợ Tết trong bài thơ được tác giả vẽ lên với những hình ảnh mô tả sinh động cùng với những biện pháp tu từ đầy khéo léo. Hiện lên đầu tiên là những hình ảnh dải mây trắng đỏ dần do ánh bình minh, cùng với sương hồng đang bao phủ lấy các mái nhà gianh. Hình ảnh con người đi ra chợ tết được miêu tả vô cùng sinh động với những hoạt động bán hàng, sự tinh nghịch của các chú bé, dáng lom khom của các cụ già,... Tác giả kết thúc bức tranh khi bầu trời đã sáng hơn, chợ Tết đã diễn ra vô cùng tấp nập.
tác dụng:muốn nói lên lòng nhân hậu và nhân ái của ba bạn nhỏ nào đó trong bài
1. Đọc xong Câu chuyện "Đồng hồ Mặt Trời", em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra đồng hồ mặt trời. Đây là một sáng chế vô cùng hữu ích với bà con trong làng. Nhờ có chiếc đồng hồ mà mọi người có thể nhận biết được thời gian. Qua nhân vật, em học được sự kiên trì, sẵn sàng tích lũy kiến thức mọi lúc, mọi nơi.
Các yêu cầu còn lại em tự thực hiện.
Bạn nhỏ trong bài thơ là người rất yêu thương cha mẹ, trân quý những điều cha làm ra. Vì thế cậu yêu cái cầu cha vừa bắc qua sông sâu nhất và thân mật gọi là cái cầu của cha. Ngoài ra cậu còn là người rất giàu trí tưởng tượng. Nhìn chiếc cầu của cha, cậu liên tưởng được biết bao nhiêu cái cầu thú vị.