K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2017

- Nêu nguyên nhân, triệu trứng và cách phòng bệnh kiết lỵ

*Nguyên nhân

Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella.Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

*Triệu chứng

Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.

Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).

Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.

*Phòng bệnh

- Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.

- Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng.

- Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

- Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

- Ðiều trị người lành mang bào nang.

- Học sinh đề xuất các biện pháp bảo vệ nguồn nước sinh hoạt của cộng đồng, tránh ô nhiễm dẫn đến sự phát triển bệnh do Nguyên sinh vật gây nên

Giữ sạch nguồn nước: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước .

Tiết kiệm nước sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

Xử lý phân người: Vận động và ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, bán tự hoạ ,hai ngăn, thấm dội nước).

Xử lý phân gia súc ,động vật: Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ sinh,chuồng trại cách xa nguồn nước theo qui định vệ sinh, có nền không thấm nước.

Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như nơi công cộng, đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.

Xử lý nước thải: Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt (cống ngầm kín) rồi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch sau khi đã được xử lý chung hoặc riêng. Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo qui định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.

2 tháng 9 2021

- Những bệnh do nguyên sinh vật gây ra: bệnh cúm, bệnh tiêu chảy, bệnh dại

Và có trung gian truyền bệnh là muỗi là : sốt xuất huyết, sốt rét

- Em cần:

+) Giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở xung quanh

+) Phát quanh những bụi rậm, úp thùng; vại chứa nước xuống để muỗi không thể đẻ trứng

+) Mắc màn khi ngủ

+) Phun thuốc diệt côn trùng

+) Thả cá vàng vào ao để chúng ăn loăng quăng, bọ gậy

2 tháng 9 2021

- Những bệnh do nguyên sinh vật gây ra và có trung gian truyền bệnh là muỗi là :sốt xuất huyết,sốt rét,sốt da vàng...

- Em cần:

1. Giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở xung quanh.

2. Phát quanh những bụi rậm, úp thùng; vại chứa nước xuống để muỗi không thể đẻ trứng.

3.Tiêm phòng.

4. Mắc màn khi ngủ.

5. Thả cá vàng vào ao để chúng ăn loăng quăng, bọ gậy.(nếu có)

6.  Phun thuốc diệt côn trùng.

 

10 tháng 12 2021

Do những khó khăn trong việc thực hiện các kỹ thuật vi sinh thường quy để chẩn đoán virus và vi khuẩn gây bệnh không điển hình, trong thực hành chúng ta dường như không quan tâm đúng mức vai trò gây bệnh của các tác nhân này, nhất là trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em.

Các tác nhân vi sinh gây bệnh (virus, vi khuẩn điển hình và không điển hình) có những mối tương tác sinh học đồng vận (biological synergy). Trong những tình huống, cơ địa đặc biệt, hiện tượng kết hợp vi sinh gây bệnh hay đồng nhiễm khuẩn (co-infection) là rất phổ biến. Hiện tượng này có những tác động bất lợi cho diễn biến cũng như điều trị bệnh.

Bài viết này tổng quan tài liệu có liên quan tới tương tác sinh học giữa virus với vi khuẩn điển hình, không điển hình trong nhiễm trùng hô hấp cấp. Trên cơ sở này, tác giả muốn nhận mạnh cần thay đổi quan điểm chẩn đoán vi sinh thường quy và điều trị kháng sinh trong bệnh cảnh nhiễm trùng hô hấp.

10 tháng 12 2021

Tham khảo

Cánh Diều] Giải KHTN 6 Bài 16: Virus và vi khuẩn

 

 

10 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Virus là loài vi sinh vật nhỏ nhất, kích thước điển hình từ 0,02 đến 0,3 μm, mặc dù gần đây đã phát hiện ra một số virus rất lớn, kích thước dài đến 1 μm (megavirus, pandoravirus). Virus chỉ nhân lên hoàn toàn trong tế bào sống của vật chủ (vi khuẩn, thực vật, hoặc động vật) Cấu tạo của virus bao gồm lớp vỏ bên ngoài là protein hoặc đôi khi là lipit, lõi nhân là RNA hoặc DNA, và đôi khi là các enzyme cần thiết cho bước đầu tiên nhân lên của virus.

Virus được phân loại chủ yếu theo tính chất và cấu trúc của bộ gen và phương pháp sao chép của chúng, không phải theo bệnh mà chúng gây ra. Virus chỉ chứa DNA hoặc RNA; mỗi loài có thể chứa vật liệu di truyền là mạch đơn hoặc mạch kép. Sợi RNA đơn được phân chia thành những sợi đơn lẻ là sợi RNA dương (+) hoặc sợi RNA âm (-). Các virus có lõi DNA thường nhân bản trong nhân tế bào chủ, các virus lõi RNA điển hình thường nhân bản trong nguyên sinh chất của tế bào. Tuy nhiên, một số virus chỉ có lõi RNA dương (+), được gọi là retrovirus, sử dụng một phương pháp nhân bản rất khác.

10 tháng 12 2021

Tham khảo

Nấm đã được con người sử dụng để chế biến và bảo quản thức ăn một cách rộng rãi và lâu dài: nấm men được sử dụng cho quá trình lên men để tạo ra rượu, bia và bánh mì, một số loài nấm khác được sử dụng để sản xuất xì dầu (nước tương) và tempeh. Trồng nấm và hái nấm là những ngành kinh doanh lớn ở nhiều nước.

13 tháng 3 2023

batngo

13 tháng 3 2023

 tk : Bệnh nấm candida là nhiễm trùng da và niêm mạc do loài Candida, phổ biến nhất Candida albicans. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào và phổ biến nhất là ở các nếp gấp, các kẽ ngón, bộ phận sinh dục, bề mặt da, và niêm mạc miệng. Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể thay đổi theo vị trí nhiễm. Chẩn đoán là dựa vào triệu chứng lâm sàng và cạo da soi tươi trong kali hydroxit (KOH). Điều trị bằng các chất làm khô và thuốc chống nấm.

9 tháng 12 2021

5.So sánh sự khác nhau về cấu tạo của virus và vi khuẩn theo gợi ý trong bảng 16.2

9 tháng 12 2021
Giới Nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm những sinh vật nhân chuẩn dị dưỡng có thành tế bào bằng kitin (chitin). ... Vi nấm đóng 1 vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, chúng phân hủy các vật chất hữu cơ và không thể thiếu được trong chu trình chuyển hóa và trao đổi vật chất.Giới (regnum): Fungi; (L., 1753) R.T. Moore, 1...
9 tháng 12 2021

Cấu tạo của virut

   - Gồm có 2 thành phần cơ bản là lõi axit nuclêic (ADN hoặc ARN với đơn phân là nuclêôtit) và vỏ prôtêin (gọi là vỏ capsit với đơn vị cấu thành là capsôme).

   - Phức hợp gồm axit nuclêic và prôtêin được gọi là nuclêôcapsit.

- Cấu tạo vi khuẩn gồm :

* Vùng nhân: chứa vật chất di truyền ADN

Ngoài nhiễm sắc thể, một số vi khuẩn còn có các loại plasmid nằm rải rác trong chất tế bào.

* Chất tế bào chứa: protein, peptid, acid amin, vitamin, ARN, ribosom,..

* Màng tế bào

Màng tế bào là một lớp màng mỏng có tính đàn hồi, cấu tạo bởi lớp kép phốtpholipit và prôtêin.

* Thành tế bào

Thành tế bào cấu tạo bới peptiđôglican. Chia ra làm 2 loại vi khuẩn: Gram âm và Gram dương.

* Vỏ nhầy

Vỏ của vi khuẩn là một lớp nhầy lỏng lẻo, không rõ rệt bao quanh vi khuẩn.

* Lông (

Lông là những sợi protein dài và xoắn. Lông là cơ quan di động trong môi trường thích hợp, nó chỉ có ở một số loại vi khuẩn nhất định.

9 tháng 12 2021

*Vai trò của virut

- Virus là những sinh vật rất quan trọng trong nghiên cứu sinh học phân tử và sinh học tế bào

- Di truyền học thường sử dụng virus như những vector để đưa các gen vào tế bào

- sử dụng để nghiên cứu những chiến lược vắc-xin mới

*Đặc điểm chung của nguyên sinh vật: Cơ thể được biệt hóa trên một nền tế bào (đơn bào hoặc tâp đoàn),độc lập, kích thước nhỏ phân hóa phức tạp thành các cơ quan tử nhưng đảm nhận đầy đủ các chức phận sống như chuyển vận,cảm ứng,hô hấp bà tiết hấp thụ thức ăn, trao đổi chất..để tạo thành một cơ thể giống cơ thể đa bào.

Bệnh do nguyên sinh vật gây nên: sốt rét, kiết lị, amip ăn não,..

 

Tách ra điiiiiiiii .-.

2 tháng 3 2022

Câu 1: Đa dạng của nguyên sinh vật. Vai trò của nguyên sinh vật đối với tự nhiên và với con người. Lấy ví dụ

- Chúng đa dạng về hình dạng, kích thước, môi trường sống

- VD : Trùng roi xanh sống trong nước: ao, hồ, đầm, ruộng, ....

           Trùng kiết lị sống kí sinh trong ruột
Câu 2: Đặc điểm của nấm. Một số bệnh do nấm và cách phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở người. 

- Đặc điểm :  Đa số cấu tạo đa bào, một số ít đơn bào, cấu tạo bởi nhiều sợi , sinh sản bằng bào tử

- Một số bệnh do nấm : Nấm da đầu, lang ben, nấm máng tay,....

- Cách phòng tránh : Rửa mặt, vệ sinh cá nhân đều đặn, tắm xog lau khô đầu và toàn thân, cắt móng tay, không thổi vào da mặt,....
Câu 3: Đặc điểm nhận biết các ngành thực vật (Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín) và lấy ví dụ các đại diện của mỗi ngành.

- Đặc điểm nhận biết : 

+  Rêu : Nhỏ, mọc thành đám, thường thấy ở nơi bờ tường, góc giếng, nơi ẩm ướt tối tăm, ...., kĩ hơn là không có mạch, lá và rễ giả, sinh sản bằng túi bào tử

+ Dương xỉ : Có mạch dẫn, rễ, lá thật , lá già duỗi thẳng màu sẫm, lá non cuộn tròn như vỏ ốc màu lục nhạt, lật mặt dưới lá sẽ thấy những đốm nhỏ lak các túi bào tử

+ Hạt trần : Có mạch dẫn, rễ cọc, thân gỗ, lá kim, không có hoa nhưng có nón, hạt nằm trên lá noãn hở

+ Hạt kín : Có mạch dẫn, rễ lá đa dạng (rễ cọc, chùm,...) (lá đơn, kép,...) , có hoa quả hạt, hạt nằm bên trong vỏ thịt của quả
Câu 4: Vai trò của thực vật đối với môi trường, với động vật và con người. Lấy ví dụ minh họa.

- Vai trò ..... :

+ Tăng khí oxi, giảm khí cacbonic

+ Điều hóa khí hậu

+ Thải hơi nước -> Tạo mây -> tăng lượng mưa

+ Lọc bụi, vi khuẩn,... khỏi không khí

+ Cản bớt gió, ánh sáng mặt trời

+ Là chỗ ở của động vật

+ Cung cấp thức ăn cho động vật, con người

+ Cung cấp gỗ, thuốc,... cho con người

+ .....vv
Câu 5: Đặc điểm nhận biết các ngành (lớp) động vật và lấy ví dụ các đại diện của mỗi ngành (lớp).

(cái này hơi dài nên bn tự lm xíu nha mik hơi lười tra gg :>)
Câu 6: Vai trò của động vật đối với tự nhiên và với con người. Lấy ví dụ

- Vai trò : (Tham khảo)

Đối với con người :

– Cung cấp nguyên liệu cho con người: heo, gà, vịt, trâu, bò,…

– Dùng làm thí nghiệm: khỉ, chuột bạch, ếch, khỉ,…

– Dùng trong việc giải trí, du lịch, giữ nhà,…: chó, ngựa, voi, khỉ,…

– Truyền bệnh sang người: ruồi, muỗi, rận,… 

Đối với thiên nhiên

– Đa dạng sinh học
– Là nguồn cung cấp thức ăn cho con người và nhiều động vật khác
– Cung cấp gen quý, nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa…..

- VD : bn có thể tự lấy luôn .-.

29 tháng 1 2016

:)=)

Ký sinh trùng sốt rét (danh pháp khoa học: Plasmodium) là một chi sinh vật đơn bào ký sinh bắt buộc trên cơ thể sinh vật để tồn tại và phát triển. Chi Plasmodium được Ettore Marchiafava và Angelo Celli miêu tả năm 1885. Hiện tại người ta biết trên 200 loài của chi này và các loài mới vẫn tiếp tục được miêu tả[1][2].

Trong số trên 200 loài đã biết của chi Plasmodium thì ít nhất 11 loài ký sinh trên người. Các loài khác ký sinh trên các động vật khác, bao gồm khỉ,động vật gặm nhấm, chim và bò sát. Các sinh vật ký sinh này luôn luôn có 2 vật chủ trong vòng đời của chúng: một vật chủ muỗi và một vật chủ là động vật có xương sống.

Ở ngoài cơ thể, Plasmodium cần những phương pháp nuôi cấy đặc biệt hoặc giữ ở nhiệt độ lạnh để sống còn. Khi vào cơ thể người, ký sinh trùng sốt rét ký sinh nội tế bào, cụ thể là ở tế bào gan hoặc hồng cầu,Plasmodium chính là nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét. Đời sống của ký sinh trùng sốt rét ngắn nhưng chúng sinh sản nhanh và nhiều do vậy tồn tại lâu dài trong cơ thể[3]. Plasmodium có 2 phương thức sinh sản, sinh sản vô tính thực hiện ở vật chủ phụ (người hoặc những động vật khác) và sinh sản hữu tính ở vật chủ chính là muỗi Anopheles. Plasmodium có cấu tạo đơn giản, cơ thể gồm thành phần chính là nhân, nguyên sinh chất và một số thành phần khác, chúng không có không bào nên mọi hoạt động di dưỡng đều thực hiện qua màng tế bào, do không có bộ phận di động nênPlasmodium thường phải ký sinh cố định.

Ký sinh trùng sốt rét ký sinh ở người không phải chỉ bao gồm một loài duy nhất, ngược lại chúng gồm nhiều loài, có hình thái và khu vực sinh sống khác nhau, sau đây là những loại chính:

1. P.falciparum: Gặp nhiều ở vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình năm tương đối cao. Loại ký sinh trùng sốt rét này hay gặp ở châu Á (đặc biệt là vùng Đông Nam Á), châu Phi, châu Mỹ La Tinh và ít gặp hơn ở châu Âu. Hiếm gặp P.falciparum ở nơi có bình độ cao.

2. P.vivax: Gặp nhiều ở châu Âu, còn châu Á và châu Phi chỉ gặp nhiều ở một số nơi.

3. P.malariae: Xuất hiện nhiều ở châu Âu, châu Phi, ít hơn ở châu Mỹ, còn châu Á rất hiếm gặp.

4. P.ovale: Nói chung hiếm gặp trên thế giới, chủ yếu gặp ở trung tâm châu Phi[3].

Chu kỳ của các loại Plasmodium ký sinh ở người[sửa | sửa mã nguồn]

Cả bốn loại ký sinh trùng sốt rét trên tuy có khác nhau về hình thái học nhưng diễn biến chu kỳ ở người và muỗi truyền bệnh tương tự nhau, gồm 2 giai đoạn[3]:

  • Giai đoạn sinh sản và phát triển vô tính trong cơ thể người.
  • Giai đoạn sinh sản hữu tính ở muỗi Anopheles truyền bệnh.

Trong đó người là vật chủ phụ, muỗi là vật chủ chính, thiếu một trong 2 vật chủ này thì Plasmodium không thể sinh sản và bảo tồn nòi giống được.

Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người chia làm hai thời kỳ, thời kỳ phát triển trong gan và thời kỳ sinh sản vô tính trong hồng cầu. Quá trình cụ thể như sau: muỗi Anopheles mang mầm bệnh (thoa trùng) đốt người, thoa trùng từ nước bọt của muỗi truyền vào máu ngoại biên của người. Thoa trùng chủ động tìm đường xâm nhập vào gan, vì tại giai đoạn đó máu không phải là môi trường thích hợp cho thoa trùng tồn tại và phát triển, thời gian chúng ở trong máu chỉ dưới 1 giờ đồng hồ.

Thoa trùng xâm nhập tế bào gan và bắt đầu phân chia, đến một lượng nhất định làm tế bào gan bị vỡ ra giải phóng những ký sinh trùng thế hệ mới, đây là giai đoạn phát triển của nhiều thoa trùng. Từ gan vào máu, ký sinh trùng xâm nhập hồng cầu, chúng sinh sản vô tính tại đây đến mức độ đầy đủ làm vỡ hồng cầu giải phóng ký sinh trùng, đại bộ phận những ký sinh trùng này sẽ lại thâm nhập vào hồng cầu khác để tiếp tục sinh sản vô tính.

Nhưng một số mảnh ký sinh trùng khác trở thành những thể giao bào đực cái, nếu muỗi hút những giao bào này, chúng sẽ phát triển chu kỳ hữu tính ở trong dạ dày của muỗi, nếu không được muỗi hút thì sau một thời gian sẽ bị tiêu hủy. Khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành chu kỳ vô tính trong hồng cầu tùy từng chủng loại Plasmodium, có thể từ 40 đến 72 giờ, đo đó trong khoảng thời gian này cơ thể người thường bị sốt rét cách nhật. Sốt rét cách nhật thường xảy ra hàng loạt sau mỗi 24 tiếng đồng hồ.[3]

Giao bào đực và cái được muỗi hút vào dạ dày sẽ phát triển thành những giao tử đực và cái, qua sinh sản hữu tính sinh ra thoa trùng. Các thoa trùng đến tập trung trong tuyến nước bọt của muỗi là tiếp tục truyền bệnh cho người khác.