K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2016

- Trước đây, thực dân châu Âu thành lập các quốc gia ở châu Phi trên lãnh thổ của các tộc người khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tôn giáo,.. và lợi dụng điều này nhằm thực hiện chính sách để cai trị. Chính quyền ở nhiều nước thường nằm trong tay các thủ lĩnh của một vài tộc người. Điều đó làm tăng mâu thuẫn giữa các tộc người trong từng nước và giữa các nước láng giềng với nhau, dẫn đến xung đột biên giới và nôi chiến liên miên, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế- xã hội và tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp.

chúc bạn học tốt

31 tháng 10 2023

- Thiệt hại về người và tài sản: Xung đột quân sự thường dẫn đến mất mát nhân mạng và thiệt hại tài sản lớn. Cuộc chiến tranh và xung đột có thể gây ra tổn thất đáng kể cho cơ sở hạ tầng, như hủy hoại đường cơ sở, cầu đường, và các công trình quan trọng khác.

- Tàn phá kinh tế: Xung đột quân sự thường làm suy yếu nền kinh tế của quốc gia. Nó có thể gây ra gián đoạn trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu, và đầu tư. Sự mất mát về nguồn nhân lực và tài sản cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế của quốc gia.

- Đói nghèo và tăng chất lượng sống: Xung đột quân sự thường dẫn đến gia tăng đói nghèo và giảm chất lượng cuộc sống của dân cư. Nó có thể làm giảm nguồn thu nhập, làm mất việc làm, và gây ra sự không ổn định xã hội.

- Đe dọa hòa bình và ổn định: Xung đột quân sự có thể làm gia tăng căng thẳng và đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực. Nó có thể lan rộng sang các quốc gia lân cận và dẫn đến xung đột đa phương.

- Tác động đến giáo dục và y tế: Xung đột thường làm gián đoạn các dự án giáo dục và y tế. Trường học, bệnh viện, và cơ sở y tế thường bị tàn phá, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dịch vụ cơ bản cho dân cư.

- Tách biệt và xung đột xã hội: Xung đột có thể tạo ra tình trạng tách biệt và xung đột trong xã hội. Nó có thể gây ra xung đột tôn giáo, dân tộc, và chính trị, làm gia tăng căng thẳng và không ổn định trong xã hội.

- Chậm trễ trong phát triển: Xung đột quân sự thường làm chậm trễ quá trình phát triển của quốc gia, khiến cho việc đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, và cơ sở hạ tầng trở nên khó khăn.

8 tháng 3 2023

câu 1 :

Nguyên nhân : xung đột, mâu thuẫn sắc tộc, đất đai, tài nguyên,...

=> kìm hãm sự phát triển của châu phi

câu 2 : 

- phân biệt chủng tộc ở nam phi bắt đầu vào thuộc địa thời đế quốc hà lan ( năm 1948)

- tháng 12/1993, chính quyền của người da trắng đã tuyên bố " xóa bỏ " chế độ A - Pác - Thai "

- tồn tại ở Nam Phi hơn 3 thế kỉ

- người da đen đã bền bỉ đấu tranh dành lại sự tự do

- cộng đồng quốc tế cả nước đã lên án gay gắt, ủng hộ cuộc đấu tranh của người da đen

=> 1. " Chế độ A - Pác - Thai " đc xóa bỏ

2. lãnh tụ ANC Nen - xơn Man - đê - la được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù và trở thành tổng thống da đen đầu tiên trên thế giới

* kết luận - ý nghĩa :

- chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn đc xóa bỏ sau hơn 3 thế kỉ tồn tại

- nhân dân nam phi bắt tay xây dựng đất nước 

12 tháng 12 2017

Xung đột tộc người ở châu Phi dẫn đến xung đột biên giới và nội chiến liên miên, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội và tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp.

15 tháng 12 2016

Nguyên nhân: Di dân kiếm tiền, kiếm việc làm, cải thiện đời sống người dân,....

hay do các công trình phúc thủy lợi được xây dựng, do di dân có tổ chức để phát triển kinh tế.

Hậu quả: Mất cân đối về dân số khu vực.

Giaỉ pháp: Cần xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ở nông thôn, trả đủ lương và đều đặn cho công nhân,.... hay nói cách khác là thực hiện "Đô thị hóa nông thôn."

17 tháng 12 2016

- Nguyên nhân phần lớn là do tác động của con người từ khoảng 10.000 năm nay (Thế Holocen). Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc (nhất là mục súc), canh tác ruộng đất, phá rừng, đốt đồng, trữ nước, khai giếng, tăng độ mặn của đất và biến đổi khí hậu toàn cầu đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất. vấn đề dân chúng đốn cây để lấy củi là một động lực gia tăng nạn sa mạc hóa.

-Hậu quả:
+ Nhiều nơi phải sơ tán dân cư
+ đời sống động vật đang bị đe dọa do thiếu nước uống.
+

Các tác dụng phụ của sa mạc hóa cũng bao gồm lũ lụt ở khu vực lượng mưa lớn, đất, nước, ô nhiễm không khí, bão và nhiều thiên tai khác, tất cả đều có thể gây tử vong cho đời sống con người.
+ Ngoài ra, do sa mạc hóa, đất trở nên không thích hợp cho nông nghiệp, và có thể là một mất mát rất lớn của thực phẩm. Kết quả là, con người cũng như động vật, có thể bị đói.


- Biện pháp:
+Các thảo mộc thuộc
Họ Đậu vì có khả năng rút đạm khí từ không khí rồi châm xuống đất nên thường được trồng để cải tạo địa chất.
+Vùng Sahel ở
Phi châu áp dụng cách trồng cây xanh cản gió để giảm thiểu khả năng đất bị bốc bụi và nước bốc hơi.
+Có địa phương cho đặt rào chắn cát để cản sức gió đồng thời trồng các loài thảo mộc cho đất khỏi bị soi mòn

22 tháng 12 2016

-Nguyên nhân: chủ yếu do tác động tiêu cực của con người, cát lấn, biến động khí hậu toàn cầu

-Hậu quả:nét đa dạng sinh thái bị suy giảm và năng suất đất đai cũng kém đi.

-Biện pháp: cải tạo hoang mạc thành đất trồng, khai thác nước ngầm cổ truyền, trồng rừng,...

2 tháng 9 2016

Hướng giải quyết

Để những vấn đề của đô thị hóa ở nước ta đi đúng hướng thì một trong những nhiệm vụ cơ bản ban đầu là hoạch định cho được từng bước đi cụ thể của cả quá trình đô thị hoá. Trước tiên khi đặt vấn đề suy nghĩ về đô thị hoá tại ViệtNam: Đô thị hoá - bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp lưu truyền qua hàng ngàn năm nay sẽ ra sao? Đô thị hoá - nông dân và người nghèo được gì tại những lãnh thổ chịu tác động của quá trình đó? Văn hoá và truyền thống dân tộc sẽ thích nghi như thế nào dưới tác động mãnh liệt và quá ồ ạt của quá trình đô thị hóa?

Đô thị phát triển tự phát thiếu quy hoạch, từ đó dẫn đến việc có một số đô thị thiếu hoặc rất kém về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, ô nhiễm môi trường, cảnh quan suy thoái.. Ở bất cứ khâu nào của công tác quy hoạch (quy hoạch mới, quy hoạch cải tạo chỉnh trang đô thị cũng như điều chỉnh quy hoạch) đều thiếu sự đồng bộ, chất lượng các các đồ án quy hoạch không được tốt, thiết kế đô thị chưa được quan tâm hoặc bỏ ngỏ, điều lệ quản lý đô thị thì lỏng lẻo và thiếu sự thống nhất giữa các cấp… Thậm chí các dự án quy hoạch còn phụ thuộc vào các nhà đầu tư! Như vậy, nguyên nhân chính của tình trạng này là do hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng trong phát triển đô thị còn thiếu đồng bộ (nhiều lĩnh vực bị bỏ trống nhưng lại có nhiều lĩnh vực được đầu tư chồng chéo). 

Ngoài ra, đô thị hoá ở nước ta đã và đang dẫn đến mất cân đối trong sự hài hoà cần thiết giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên. Đồng thời, cũng làm mất đi sự cân đối và sự hài hoà cần thiết giữa các vùng dân cư, các vùng kinh tế. Vậy thì, đô thị hóa nhất thiết phải được tiến hành đồng bộ cả vùng bị đô thị hoá và các lãnh thổ chịu tác động của quá trình đó.

Mặt khác, đô thị hoá đang tạo điều kiện phát triển rất nhanh cho các ngành phi sản xuất, nhưng lại cản trở sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất cho xã hội. Điều này, rất dễ nhận thấy ở các ngành nông, lâm, ngư nghiệp... tại các vùng nông thôn bị đô thị hóa, từ đó dẫn đến phân chia giàu nghèo một cách rõ rệt. Sự phân tầng xã hội về mặt kinh tế tất yếu sẽ sinh ra phân tầng xã hội về giáo dục, về văn hoá, về hệ tư tưởng, từ đó dẫn tới mâu thuẫn trong đời sống chính trị. Đó là tiền đề cho những bất an trong đời sống xã hội.

Tăng trưởng kinh tế nhanh dẫn tới quá trình đô thị hoá tại Việt Nam diễn ra khá mạnh mẽ. Vậy chúng ta phải ứng xử như thế nào với quá trình đó? Trước hết, phải tập trung vào công tác quy hoạch và đô thị hóa một cách bài bản hơn: quy hoạch và đô thị hóa phải có tầm nhìn dài hạn và lộ trình thực hiện; quy hoạch và đô thị hóa phải có sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội; quy hoạch và đô thị hóa phải tính đến lợi ích của các bên liên quan: Nhà nước, xã hội, cộng đồng dân cư và người dân. Nhà nước có trách nhiệm chuẩn bị kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục tiêu sử dụng đất và phải chủ động đào tạo nghề cho người dân để chuyển dịch cơ cấu lao động.

Trong quy hoạch, nhất thiết phải giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của mỗi vùng miền, mỗi địa phương (vật thể cũng như phi vật thể), trong đó đặc biệt chú ý đến các di tích lịch sử, các làng cổ, các giá trị văn hoá phi vật thể để có thể trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, cũng là khoảng đệm tạo sự thông thoáng cho đô thị.Đô thị hoá ở Việt Nam phải được đặt trong bối cảnh chung của cả thế giới. Ở đây, điều quan trọng là tiếp thu khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong phát triển và quản lý đô thị như thế nào. Sự liên kết và học hỏi những kinh nghiệm tốt về đô thị hóa với thế giới là rất cần thiết. Tuy mỗi nước có hoàn cảnh và đặc thù riêng, nhưng chúng ta phải học hỏi và phải “đứng được bằng bản năng và bản sắc riêng của chính mình”.

1 tháng 10 2018

sao dài vậy

nếu vt cả cái này vào đề thì.... nguy quá

26 tháng 12 2021

Chọn câu KHÔNG đúng về hậu quả của xung đột tộc người ở Châu Phi?

A. Xung đột với tộc người trong từng nước, các nước láng giềng với nhau, nền kinh tế phát triển.

B. Xung đột với tộc người trong từng nước, các nước láng giềng với nhau, chiến tranh diễn ra liên miên, tạo cơ hội cho nước ngoài can thiệp.

C. Xung đột với tộc người trong từng nước, các nước láng giềng với nhau, chiến tranh diễn ra liên miên, đời sống nhân dân được cải thiện.

D. Xung đột với tộc người trong từng nước, các nước láng giềng với nhau, tạo cơ hội cho nước ngoài can thiệp thúc đẩy phát triển kinh tế.

11 tháng 10 2021

bằng nhau