K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2016

- Nét chính trong sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp : Công nghiệp tập trung cao ở một số vùng (Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ), những vùng khác (Tây Nguyên, Tây Bắc,...) có mức độ tập trung thấp hơn

- Nguyên nhân :

   + Những vùng tập trung công nghiệp cao là do có nhiều lợi thế về các nguồn lực (vị trí, điều kiện tự nhiên, dân cư, nguồn lao động,..)

   + Những vùng có mức độ tập trung công nghiệp thấp là do gặp phải những khó khăn về điều kiện tự nhiên, nguồn lực con người và nhiều nhân tố khác.

15 tháng 3 2019

bạn ơi. cho mình thêm dẫn chứng về những lợi thế đó được không ạ. bây giwof mình cần lắm

5 tháng 2 2016

a) Những thay đổi của tài nguyên sinh vật 

- Diện tích rừng có nhiều biến động : từ năm 1943 đến năm 1983 giảm (từ 14.3 triệu ha năm 1943 xuống còn 7.2 triệu ha năm 1983), từ năm 1983 đến năm 2005 tăng (từ 7.2 triệu ha năm 1983 lên 12.7 triệu ha năm 2005)

- Chất lượng rừng suy giảm. Năm 1943 loại rừng giàu của cả nước có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng). Đến nay, tuy đã có gần 40% diện tích đất có rừng che phủ nhưng phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng cây khai thác được. Vì thế 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

- Đa dang sinh học suy giảm. Sinh vật tự nhiên nước ta có tính đa dạng (thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen hiếm) nhưng đang bị suy giảm. Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn lợi hải sản cũng bị giảm sút rõ rệt.

b) Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tài nguyên sinh vật.

- Diện tích rừng tăng là do Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; triển khai  Luật bảo vệ và phát triển rừng....

- Tài nguyên sinh vật suy giảm là do khai thác quá mức của con người, môi trường bị ô nhiễm

5 tháng 2 2016

Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm, nhưng hiện nay tài nguyên sinh vật đang bị suy giảm vì: - Khai thác tài nguyên sinh vật vượt quá mức sinh sản của sinh vật. - Rừng bị giảm diện tích, sinh vật mất nơi cư trú. - Ô nhiễm và tình trạng mất cân bằng sinh thái cũng de dọa sự sông của sinh vật. - Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen. - Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt. Vùng biển Tây Nam, nơi có nguồn hải sản rất lớn thì sản lượng đánh bắt cá, tôm cũng giảm sút đáng kể. Đó là hậu quả của sự khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển. b) Ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển vốn rừng: Giúp bảo vệ môi trường sống, giữ gìn nguồn gen các sinh vật quý hiếm, điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột. Ven biển trồng rừng để chắn gió, chắn cát. 

3 tháng 3 2018

   - Do mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

   - Tập quán du canh, du cư.

   - Khai thác gỗ, củi và các sản phẩm ngoài gỗ bừa bãi.

   - Cháy rừng, đốt rừng làm rẫy.

   - Xây dựng cơ bản.

   - Buôn bán các loài quý hiếm.

   - Do tăng dân số nhanh, di dân và đói nghèo.

   - Hoạt động khai khoáng.

   - Chính sách kinh tế vĩ mô; đội ngũ cán bộ quản lí, bảo vệ rừng còn thiếu về số lượng và cơ sở vật chất; hình thức xử phạt đối vói các vi phạm về tài nguyên rừng còn chưa nghiêm khắc.

   - Người dân chưa nhận thức được giá trị của rừng, do đó chưa có ý thức về trổng rừng và bảo vệ rừng một cách hợp lí.

   - Chiến tranh: Trong cuộc chiến tranh hoá học (1961 - 1971), Mỹ đã rải chất độc hoá học xuống 3.104.000ha rừng và làm mất mát sản lượng gỗ ước tính 82.830.000m3.

2 tháng 8 2018

Giải thích: Bắt đầu từ năm 1986 nước ta mở cửa hội nhập quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư,… nên cơ cấu thành phần kinh tế nước ta cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ.

Đáp án: B

11 tháng 7 2019

Chọn: B.

Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ là do chính sách mở cửa và nền kinh tế nhiều thành phần.

 

4 tháng 11 2019

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ là do chính sách mở cửa và nền kinh tế nhiều thành phần.

2 tháng 12 2021

Đang thi ko giúp đc

2 tháng 12 2021

bạn đang thi xin lỗi  nha nhưng ko giúp đc khi bn thi đâu

28 tháng 1 2016

  Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp được thể hiện là sự phân bố công nghiệp nước ta ngày nay đã có nhiều tiến bộ nhưng
vẫn còn rất chênh lệch lớn giữa các vùng và vấn đề này được thể hiện như sau:

- Sự phân bố công nghiệp có nhiều tiến bộ như sau:
        + Trước đây (trước 1945) công nghiệp nước ta phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển, và trong các đô thị lớn là
để nhằm mục đích dễ dàng vơ vét các nguồn tài nguyên hải sản trở về chính quốc. Dễ bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt và cũng là để
trực tiếp phục vụ cho đời sống xa hoa, truỵ lạc của bọn thống trị.
        + Công nghiệp nước ta từ ngày hòa bình lập lại đến nay phát triển và phân bố ngày càng hợp lý hơn theo xu thế là các nhà
máy, xí nghiệp ngày càng được phân bố gần các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, không phân biệt giữa đồng bằng và
miền núi. Sự phát triển công nghiệp ngày càng theo xu thế tập trung hoá, chuyên môn hoá sâu và liên hợp hóa rộng để tạo thành
những khu công nghiệp lớn.
        + Từ năm 1975 đến nay thì công nghiệp cả nước được phát triển theo xu thế tăng dần giá trị sản lượng công nghiệp về các
tỉnh phía Nam trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp cả nước. Vì Việt Nam mới bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa mà lại có
nguồn tài nguyên, nguyên liệu khá phong phú đặc biệt có nguồn lao động tay nghề cao, cơ sở hạ tầng vững mạnh
        + Sự phân bố công nghiệp cả nước đang hình thầnh lên nhiều trung tâm công nghiệp lớn (khoảng 30 trung tâm công nghiệp
khác nhau) trong đó 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất là TPHCM, Hà Nội, nhiều cụm, nhiều khu công nghiệp có mối quan hệ thân
thiết như Hải Phòng - Quảng Ninh, TPHCM - Biên Hoà, đã hình thành 2 tam giác công nghiệp tăng trưởng đó là Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh và TPHCM - Biên Hoà - Vũng Tàu. Và từ 2 tam giác này hình thành 2 vùng công nghiệp tăng trưởng Đông
Nam Bộ và đồng bằng Sông Hồng và 2 vùng này chính là 2 vùng nòng cốt hình thành 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía
Nam cả nước.
        + Sự phân bố công nghiệp cả nước từ 1990 đến nay đã hình thành nên nhiều khu chế xuất có phương tiện kỹ thuật hiện đại
có sức thu hút nhiều nguồn vốn nước ngoài mà điển hình là khu chế xuất Nội Bài, Hải Phòng và Linh Chung - Tân Thuận.
        + Sự phân bố công nghiệp nước ta hiện nay đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư lớn và ưu tiên cho phát triển công
nghiệp ở Miền núi, Trung du, đặc biệt đối với các vùng sâu, vùng xa là để khai thác triệt để tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,
thực hiện công nghiệp hóa nông thôn Miền núi.

- Sự phân bố công nghiệp nước ta vẫn còn rất chênh lệch lớn giữa các vùng về quy mô, về khả năng, về giá trị sản lượng
công nghiệp.

       + Từ 77-95 nhìn chung các vùng kinh tế phía Bắc (1,2,3) đều có giá trị sản lượng công nghiệp giảm dần trong đó vùng có
tốc độ giảm nhanh nhất là đồng bằng Sông Hồng và trung du miền Núi phía Bắc.
       + Các vùng kinh tế phía Nam thì nhìn chung đều có giá trị sản lượng tăng dần mà vùng có tốc độ tăng nhanh nhất là ĐNB
sau đó đến ĐBSCL. Sự phát triển công nghiệp theo hướng trên là phù hợp với sự phát triển công nghiệp cả nước tăng dần tỷ trọng
công nghiệp về các tỉnh phía Nam...
       + Vùng kinh tế miền núi nước là trung du miền núi phía Bắc và T. Nguyên chỉ chiếm giá trị sản lượng 16% (1977) 58%
(1992) và 8,8% (1995), sự phát triển công nghiệp trung du miền núi chiếm tỷ trọng nhỏ lại có xu thế giảm dần trong tổng giá trị sản
lươngj công nghiệp cả nước => chứng tỏ công nghiệp ở miền núi trung du còn kém phát triển.
       + Ba vùng kinh tế miền trung (3,4,5) chỉ chiếm 13,8% (1977) 19,1% (1992) 11,3% (1995). Chứng tỏ dải công nghiệp miền
Trung vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ và lại có xu thế giảm trong tổng giá trị sản lươngj công nghiệp cả nước, như vậy sự phát triển công
nghiệp miền Trung cũng kém phát triển.
       + Ba vùng kinh tế Đồng bằng Sông Hồng, Đông nam bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 71,2% (1977) 76,8% (1992)
81,3% (1995) chứng tỏ sự phát triển công nghiệp cả nước hiện nay chỉ chủ yếu tập trung ở 3 vùng trên chính đó là ĐBSH, ĐNB và
các vùng phụ cận của nó.
      + Trên bảng ta thấy vùng luôn2 đạt giá trị cao nhất là ĐNB, vùng luôn2 đạt giá trị thấp nhất là Tây Nguyên. Hai vùng này
chênh nhau 27 lần (1977); 21,05 (1992); 37,1 lần (1995).
Qua đó ta thấy hiện nay bên cạnh những vùng phát triển cao như ĐNB lại có những vùng công nghiệp phát triển như, Tây
Nguyên.

9 tháng 4 2018

Hướng dẫn: SGK/58, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: A