K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2016

Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền là:

-Trả thù cho Dương Đình Nghệ

-Đánh đuổi quân phương Bắc hơn 1000 năm đô hộ

3 tháng 5 2016

Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa ngô quyền: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán

7 tháng 6 2016

* Nguyên nhân :

- Bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng

- Căm thù giặc

* Diễn biến :

-  Cuối năm 938,  quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.

-  Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng. Nước triều đang lên, giặc đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm.

-  Nước triều bắt đầu rút. Ngô Quyền cho quân đánh quật trở lại. Quân Nam Hán rút chạy ra biển. Nước triều rút nhanh, bãi cọc nhô lên, thuyền bị vỡ, Hoằng Tháo bị chết.

-  Vua Nam Hán hay tin bại trận, hoảng sợ rút quân về nước.

* Kết quả

Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi vĩ đại

* Ý nghĩa  lịch sử:

-  Là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta.

-  Đập tan âm mưu xâm lược nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.

-  Mở ra thời kì mới, xây dựng, bảo vệ nền độc lập của tổ quốc./.

-  Chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước.

7 tháng 6 2016

*Nguyên nhân thắng lợi :

+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.

+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.

*Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
*Kết Quả : Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

*Ý nghĩa :

+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

17 tháng 5 2016

câu 1

Những cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.

câu2

ngô quyền là người biết nấy yếu thắng mạnh đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa
Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của bọn phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.



 

4 tháng 5 2022

vì ciều công tiến giết vua và cầu cứu nam hán

4 tháng 5 2022

tham khảo-  vì ngô quyền ghét cách cai trị của nước đường và muốn cho nước ta có độc lập

 
9 tháng 4 2016

Nguyên nhân thắng lợi :

+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.

+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.

-    Ý nghĩa :

+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

3. Diễn biến

Cuối tháng 12 năm 938, đoàn binh thuyền Nam Hán do Hoàng Thao chỉ huy từ Quảng Đông (Trung Quốc) vượt biên xâm phạm vào lãnh thổ nước ta. Đoàn thuyền chiến thuận chiều gió Đông Bắc theo đường Đông Kênh qua châu Vĩnh An, theo trại Đại Bàng (đảo Kế Bào ngày nay) thuộc Ngọc Sơn, len qua các đảo nhỏ tiến vào vịnh Hạ Long. Dọc đường chúng không gặp một sự kháng cự nào. Hoàng Thao là viên tướng trẻ tuổi hung hăng, rất chủ quan khinh địch, vội vàng thúc quân đến thẳng vào cửa sông Bạch Đằng.

Khi những chiếc thuyền chiến đấu đầu tiên của quân Nam Hán vừa đến vùng cửa biển Bạch Đằng thì đội quân khiêu chiến của ta trên những chiếc thuyền nhẹ bỗng xuất hiện. Dưới quyền chỉ huy của tướng Nguyễn Tất Tố, quân ta chiến đấu rất dũng cảm, quyết liệt, vừa cố kìm chân giặc chờ cho nước triều lên cao, vừa để chúng không hoài nghi, giữ bí mật tuyệt đối cho trận địa mai phục. Quân Nam Hán vừa tiến vừa đánh; lợi dụng lòng quân đông, khí thế đương hăng và lúc triều dâng cao, chúng tăng tốc tiến sâu vào vùng cửa sông Bạch Đằng. Lúc nước triều dâng cao ngập cọc thì đội thuyền chiến của Nguyễn Tất Tố “dường như không còn sức”, họ vừa đánh vừa rút, để nhử địch vào trận địa đúng lúc, đúng chỗ, theo kế hoạch của Ngô Quyền. Thấy quân ta ít lại đang tìm cách tháo chạy, Hoàng Thao ra lệnh đuổi theo tiêu diệt. Càng đuổi, quân Nam Hán càng tiến sâu vào cửa sông và lọt vào trận địa mai phục của quân ta.

Khi đoàn chiến thuyền của Hoàng Thao vượt qua vùng cửa sông Bạch Đằng thì nước triều bắt đầu xuống; đó cũng là lúc toàn bộ đội hình quân giặc lọt vào trận địa mai phục của ta. Đúng lúc đó đội quân khiêu chiến của Nguyễn Tất Tố được lệnh đánh quật trở lại và Ngô Quyền đích thân chỉ huy đại quân đổ ra từ ba phía, tiến đánh dữ dội. Trận tiến công bất ngờ, mãnh liệt của thủy quân ta từ thượng lưu đánh xuống chặn đầu, kết hợp với quân thủy bộ mai phục ở hai bên bờ sông đánh tạt ngang vào đội hình quân giặc.

Thuyền chiến của ta nhỏ nhẹ cơ động “nhanh như gió” lại xuôi theo dòng nước lao thẳng vào đội hình thuyền chiến của giặc khiến cho chúng không kịp chống đỡ, bị rối loạn, lúng túng. Các cánh quân của Dương Tam Kha, Đỗ Cảnh Thạc, Ngô Xương Ngập, Nguyễn Tất Tố cùng các lực lượng dân binh nhất tề tiếng công quân giặc. Toàn bộ đội binh thuyền của Hoàng Thao nằm gọn trong vòng vây của quân ta. Chúng bị đánh chặn quyết liệt phía trước, bị liên tiếp tấn công từ hai bên cạnh sườn. Tất cả các lực lượng thủy bộ phối hợp chặt chẽ cùng tiến công tiêu diệt các thuyền chiến của địch. Quân Nam Hán cố tìm cách chống đỡ, nhưng dường như bất lực trước sức tiến công mãnh liệt của quân ta. “Hoàng Thao không kịp chỉnh đốn binh thuyền”, tổ chức chống đỡ yếu ớt định tìm đường rút chạy ra biển, nhưng không kịp, chúng đã sa vào bãi cọc ngầm mà Ngô Quyền đã chủ trương bố trí những cọc gỗ bịt sắt nhọn đóng ngầm dưới nước để cản phá thuyền giặc. khi nước triều xuống.

Bị cọc chặn, bị quân ta đánh, thuyền địch không sao thoát ra biển được. Toàn bộ chiến thuyền của giặc bị đánh chìm, hầu hết quân giặc bị tiêu diệt. Đội quân thủy xâm lược của Nam Hán đã vĩnh viễn bị nhấn chìm xuống dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Chủ soái của giặc là Lưu Hoàng Thao bị giết tại trận. Quân Nam Hán thua to.

9 tháng 4 2016

tick minh nhiaa

21 tháng 2 2016

4) nguyên nhân:

-Do chính sách áp bức ,bóc lột của nhà Hán 

-Thi sách ,chồng bà Trưng Trắc bị Thái thú Tô Định giết hại

21 tháng 2 2016

3)

Nhà Hán nắm độc quyền về sắt nhằm mục đích kìm hãm sự phát triển về kinh tế của đất nước ta, ngăn cản sự đấu tranh của nhân dân ta chống lại chúng ( Sắt là Kim loại sắc bén nhất để nhân dân ta tạo công cụ lao động và vũ khí chống lại kẻ thù ). 
Tuy nhiên nghề sắt nước ta vẫn phát triển. Nguyên nhân là do nhu cầu của cuộc sống và do cuộc đấu tranh giành lại độc lập nên nhân dân ta vẫn tìm cách phát triển nghề sắt. 
Chúc bạn học tốt.

23 tháng 5 2016

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.
Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.
Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch - Quảng Tây - Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.
Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.
Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.
Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

23 tháng 5 2016

Ngô Quyền (898 - 944), người Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.
Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.
Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch - Quảng Tây - Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.
Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.
Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.
Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.
 

24 tháng 4 2021

Diễn biến :Triệu Quang Phục quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên). Dạ Trạch là một vùng đồng lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm. Ở giữa có một bãi đất cao khô ráo, có thể ở được. Đường vào bài rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ, chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được. Theo sử cũ, Triệu Quang Phục đã bí mật đem quân đóng trên bãi nổi. Ban ngày, nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người. Đêm đến, nghĩa quân chèo thuyền ra đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực, Về sau, nhân dân thường gọi ông là Dạ Trạch Vượng. Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên.

Kết quả:Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

26 tháng 2 2022

khởi nghĩa của Triệu Quang Phục

Nguyên nhân:

-Do cuộc khởi nghĩa Lý Bí thất bại dưới ách đô hộ của quân Lương(Tháng 5/545 ).

Diễn biến:

-Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.(Gọi ông là Dạ Trạch Vương).

-Sáng ẩn nấp, tối tiến công.

-Năm 550 nhà Lương có loạn, Triệu Quang Phục chớp thời cơ phản công và giành thắng lợi.

Kết quả.:

Trận chiến giành thắng lợi.

Ý nghĩa:

Ý chí đấu tranh ko ngại khuất phục, lược muốn hòa bình cho dân tộc.

9 tháng 3 2021

Nguyên nhân: Do chính sách cai trị tàn bạo của nha Đường

Diễn biến:Cuộc k/n bùng nổ ở Hoan Châu, nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế ( Mai Hắc Đế), chọn Sa Nam làm căn cứ 

Ông liên kết với nhân dân Giao Châu và Cham-pa, tấn công Tống Bình. Viên đô hộ Quang Sở Khách chạy về Trung Quốc.

Năm 722, nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận.

Ý nghĩa: Thể hiện ý chí, quyết tâm cho nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc

9 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

 

Nguyên nhân: Do chính sách thống trị của nhà Đường.

Diễn biến:

- Khoảng cuối những năm 10 của thể kỉ VIII, nhân phải tham gia đoàn người gánh vải (quả) nộp cống, Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.

- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế, nhân dân gọi là Mai Hắc Đế (vua Đen)

- Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham pa kéo quân sang tấn công thành Tống Bình. Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

- Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận. Quân giặc điên cuồng tàn sát nghĩa quân và nhân dân

* Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận.

* Ý nghĩa: Sau khi khởi nghĩa Mai Thúc Loan kết thúc, dù thất bại nhưng đó đã để lại những ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc.

Hơn thế nữa, nó còn cổ vũ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân và nhân dân ta trong những cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn tiếp theo.