Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2 :
Ý 1 tự làm
Ý 2:
* Nguyên nhân:
- Lãnh thổ kéo dài,nhiều vĩ độ
- Địa hình đa dạng
-> Tranh chấp về hoàn lưu khí quyển.
Câu 1:
Lịch sử phát triển tự nhiên của Việt Nam có thể chia là ba giai đoạn lớn:
- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày này ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kun Tom, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu-Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít oxi.
- Giai đoạn Cổ kiến tạo (phát triển, ổn định, mở rộng lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki-mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vô và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện đại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình, núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bề mặt dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật biển phát triển phong phú và hoàn thiên, xuất hiện loài người trên Trái Đất
* ASEAN và các quốc gia Thành viên hoạt động theo các nguyên tắc dưới đây:
1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;
2.Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;
3. Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;
4. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;
5. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;
6. Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;
7. Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;
8. Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;
9. Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;
10. Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;
11. Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;
12. Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;
13. Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và
14. Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.
Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy :
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia...
+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ. đời sống nhân dân vô cùng cực khó. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất... Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.
Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.
Cùng với Tân kiến tạo, hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành địa hình hiện tại của nước ta.
Trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, đất đá bị phong hóa mạnh mẽ. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi lớn. Đặc biệt hiện tượng nước mưa hòa tan đá vôi tạo nên địa hình các-xtơ nhiệt đới độc đáo. Những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi đá tạo nên những hang động rộng lớn, kì vĩ và rất phổ biến ở Việt Nam.
Trên bề mặt địa hình nước ta thường có rừng cây rậm rạp che phủ. Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở.
Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta như các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước...
Đặc điểm nổi bật của địa hình châu Á:
a. Đặc điểm địa hình:
- Châu Á có nhiều núi và sơn nguyên cao đồ sộ vào bậc nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm lục địa. Hướng núi chính là Đông – Tây và Bắc – Nam.
- Châu Á có nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa.
- Có nhiều núi, sơn nguyên, đồng bằng nằm xen kẽ nhau, làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.
- Kinh tế xh: Phù hợp vs ngành nông nghiệp: trồng lúa nc, chăn nuôi trồng trọt :vv...
-Dân cư: Điều kiện thuận lợi như vậy -> dân cư sẽ tập trung đông (hơn 50%dân số thế giới tập chung ở Châu Á)
=> gây ra
Khó khăn:
– Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Không gian cư trú chật hẹp....càng ngày càng có nhiều khu nhà ổ chuột
Nông nghiệp:
-Nền nông nghiệp châu Á đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
-Sản lượng lúa gạo chiếm 93% thế giới.
-Lúc trước có những nước thường xuyên thiếu hụt lương thực nay đã thừa để xuất khẩu (Trung quốc,Ấn Độ)
-Có những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhât svaf thứ hai thế giới (Thái Lan,Việt Nam).
Công nghiệp:
-Đa dạng nhưng chưa đều.
-Ngành công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước.
-Những nước phát triển cao như Trung Quốc,Hàn Quốc,Singapo,Ấn Độ.
-Những nước phát triển thấp như Lào,Mianma,....
Dịch vụ:Trung Quốc,Hàn Quốc,Singapo là những nước có trình độ phát triển.
Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Nguyên là từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Ðại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Ðống Ða, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Ðức.
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)
năm 1831, có một cuộc cải cách hành chính lớn: xoá bỏ các trấn, thành lập các tỉnh. Từ đó ra đời tỉnh Hà Nội. Sở dĩ có tên gọi này vì tỉnh mới nằm trong (nội) hai con sông (hà) là sông Hồng và sông Ðáy, gồm có 4 phủ, 15 huyện. Tỉnh lỵ đặt tại thành Thăng Long cũ, do vậy Thăng Long được gọi là tỉnh thành Hà Nội rồi nói gọn lại là Hà Nội.
Năm 1883, Pháp chiếm đóng Hà Nội. Năm 1886 họ thành lập "thành phố Hà Nội", ban đầu chỉ có 3 km2, đến năm 1939 là 12 km2 với số dân là 30 vạn.
Trở lại cái ngày Lý Thái Tổ định đô mới, truyền thuyết có kể rằng khi vua Lý tới bến sông Cái (một tên gọi khác của sônh Hồng), thì có con rồng vàng hiện trên sông rồi bay lên cao. Vua cho là điềm lành, đặt tên kinh đô mới là Thăng Long (Rồng lên). Câu chuyện "Rồng lên" đó nói lên khí thế vươn mình của thủ đô mới đang bước lên vũ đài lịch sử, gánh vác sứ mệnh làm trái tim của một quốc gia đã có mấy nghìn năm dựng nước.
Cũng từ đây Thăng Long ghi nhiều chiến công hiển hách!
Thế kỷ 13, Thăng Long ba lần "thành không nhà trống" dồn quân xâm lược nhà Nguyên vào thế bị đói, bị động, để rồi bị quét sạch ra khỏi bờ cõi.
Tới đầu thế kỷ 15, đất nước lại một phen chao đảo. Thăng Long lại trở thành điểm quyết chiến tối hậu chống quân xâm lược. Sau mười năm khởi nghĩa, năm 1427 Lê Lợi đưa đại quân về Thăng Long vây chặt quân Minh xâm lược. Bị áp đảo trước khí thế và sức mạnh của nghĩa quân, binh tướng nhà Minh phải thề ở cổng thành phía Nam, xin đầu hàng và được phép rút toàn bộ quân sĩ về nước.
Tới cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, lại chính Thăng Long là nơi người anh hùng "áo vải cờ đào" Nguyễn Huệ ghi nhiều chiến công, mà hiển hách nhất là chiến thắng Ðống Ða năm 1789. Với cuộc hành quân thần tốc, mùng 5 Tết năm ấy, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh tan 30 vạn quân lính Mãn Thanh xâm lược. Và trong chiến thắng đó có phần đóng góp của người dân Thăng Long.
Sang đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn (từ năm 1802-1945) đóng đô ở Huế. Thăng Long trở thành lỵ sở của tỉnh Hà Nội. Nhưng Hà Nội vẫn là nơi văn vật nhất nước, là thành phố đứng đầu cả nước về sự nghệ thuật, về công nghiệp, về thương nghiệp, về sự phong phú, về dân số, về lịch thiệp và về văn hóa. . . Tóm lại, đây chính là trái tim của cả dân tộc.
Khi thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam, chính ở Thành Hà Nội, giặc Pháp đã vấp phải sức phản kháng mạnh mẽ nhất. Ngưòi Hà Nội liên tiếp đứng lên chống lại ách đô hộ. Ðỉnh cao của phong trào chính là ngày 19/8/1945, Hà Nội khởi nghĩa lập chính quyền cách mạng, mở đầu cho Tổng khởi nghĩa trên phạm vi toàn quốc. Nửa tháng sau, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Ðình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hà Nội là thủ đô của đất nước.
Nhưng thực dân Pháp lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Thế là ngày 19/12/1946 quân và dân Hà Nội nhất tề đứng lên đánh Pháp mở đầu cho giai đoạn toàn quốc kháng chiến dài tới 9 năm. Ngày 7/5/1954 chiến thắng Ðiện Biên Phủ, quân Pháp hoàn toàn thất bại. Năm tháng sau, 10/10/1954 Hà Nội được giải phóng và Hà Nội vẫn là trái tim của đất nước Việt Nam .
Năm 1965, Hà Nội quyết liệt đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ bằng không quân. Ðặc biệt 12 ngày đêm cuối năm 1972, Hà Nội đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân lớn nhất của đế quốc Mỹ, làm nên trận "Ðiện Biên Phủ trên không" lừng lẫy, và cùng với cả nước buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Ðến năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất toàn vẹn. Tháng 7/1976 tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, Quốc hội thống nhất quyết định lấy Hà Nội là thủ đô nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.