K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2018
  1. Lực tác dụng lên vật gây ra kết quả: Lực tác dụng lên một vật có thể làm nó biến đổi chuyển động hoặc biến dạng. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
  2. VD:
  • Lực làm vật biến đổi chuyển động:

+) Dùng chân đá trái banh. Lực của chân ta đã làm trái banh đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động.

+) Khi chơi bắn bi, viên bi đang nằm yên trên mặt đất thì chịu tác dụng lực của tay ta làm nó biến đổi chuyển động.

+) Khi đóng đinh vào tường, búa tác dụng vào đinh làm đinh đang đứng yên chuyển động đập sâu vào tường.

  • Lực làm vật biến dạng:

+) Dùng tay bẻ một cành cây, lực của tay ta làm cành cây biến dạng.

+) Dùng tay nén hai đầu lò xo lại, ta thấy cả lò xo và tay đều biến dạng 

+) Khi cái vợt đập vào một quả bóng thì cả vợt lẫn bóng đều bị biến dạng. 

  • Lực vừa làm vật biến dạng vừa làm vật biến đổi chuyển động:

+) Đá trái banh vào tường. Lực cản của tường làm trái banh biến dạng đồng thời làm cho trái banh biến đổi chuyển động.

24 tháng 10 2018

lực tác dụng lên một vật có thể làm vật ấy bị biến dạng hoặc biến đổi chuyện động

ví dụ :

ví dụ về lực làm biến dạng một vật:

  • Tay nên hai đầu của lò xo làm lò xo biến dạng.
  • Vợt đỡ quả bóng tennis làm dây vợt biến dạng.
  • Ném quả bóng cao su vào tường làm quả bóng biến dạng.

ví dụ làm vật biến đổi chuyển động là:

  • Viên bi đang lăn xuống va chạm với lò xo làm biến đổi chuyển động.
  • Quả bóng đang lăn tác dụng một lực làm quả bóng lăn nhanh hơn.
  • Khi bắn bi, lực tác động từ tay làm viên bi chuyển động.
5 tháng 3 2022

Tham khảo:

https://giaovienvietnam.com/tac-dung-cua-dau-ngoac-kep-va-vi-du-minh-hoa-cu-the/

5 tháng 3 2022

Tham khảo :

 

- Công dụng dấu ngặc kép:

+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

Ví dụ: Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”

+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

Ví dụ: Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.

+ Đánh dấu tên tác phẩm, tớ báo, tập san được dẫn.

Ví dụ: Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống” … ra đời.

19 tháng 11 2018

1. Lực là gì? Cho ví dụ

Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này đã tác dụng lực lên vật kia.

Ví dụ 1: Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm.

Ví dụ 2: Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu.

2. Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ

Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.

Ví dụ: Hai đội đang kéo co. Hai bạn đang gồng tay

19 tháng 11 2018

Trong vật lý học, lực là bất kỳ ảnh hưởng nào làm một vật thể chịu sự thay đổi, hoặc là ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó. Nói cách khác, lực là nguyên nhân làm cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc của nó, tới chuyển động có gia tốc, hay làm biến dạng vật thể, hoặc cả hai.

Lực tác dụng lên vật gây ra kết quả: Lực tác dụng lên một vật có thể làm nó biến đổi chuyển động howacj biến dạng. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.

Ví dụ:- Lực làm vật biến đổi chuyển động:

             +Dùng chân đá trái banh. Lực của chân ta đã làm trái banh đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động.

             +Khi chơi bắn bi, viên bi đang nằm yên trên mặt đất thì chịu tác dụng lực của tay ta làm nó biến đổi                   chuyển động.

             + Khi đóng đinh vào tường, búa tác dụng vào đinh làm đinh đang đứng yên chuyển động đập sâu                   vào tường.

         - Lực làm vật biến dạng:

             + Dùng tay bẻ một cành cây, lực của tay ta làm cành cây biến dạng.

             +Dùng tay nén hai đầu lò xo lại, ta thấy cả lò xo và tay đều biến dạng 

             +Khi cái vợt đập vào một quả bóng thì cả vợt lẫn bóng đều bị biến dạng. 
         - Lực vừa làm vật biến dạng vừa làm vật biến đổi chuyển động:

             + Đá trái banh vào tường. Lực cản của tường làm trái banh biến dạng đồng thời làm cho trái banh                biến đổi chuyển động

2 lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều ,tác dụng vào cùng một vật

vd:2 người mạnh ngang nhau đứng ngược chiều nhau kéo 1cái bàn thì sẽ tác dụng lên bàn hai lực cân bằng

16 tháng 4 2016

 Ẩn dụ:
- Khái niệm: Ẩn dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Các kiểu ẩn dụ:
+ Ẩn dụ phẩm chất: Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa choanh nằm
+ Ẩn dụ hình thức: Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)
+ Ẩn dụ cách thức: Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Hay: Nói ngọt lọt đến xương.
- Cách sử dụng: Chọn nét tương đồng để tạo ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận, sáng tác thơ ca…

16 tháng 4 2016

Hoán dụ:
- Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Các kiểu hoán dụ:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành công 
(Hoàng Trung Thông)
“Bàn tay” : người lao động.
Hay:
Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
( Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)
“Một trái tim”,”một khối óc” để chỉ cả “con người” ở câu của Xuân Diệu.
+ Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh
“trái đất”: nhân loại.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật có dấu hiệu:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
(Tố Hữu)
“Áo chàm” : đồng bào Việt Bắc.
Hay:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
(Nguyễn Du)
“Sen” – mùa hạ, “cúc” – mùa thu.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
“Một cây”:số lượng ít, đơn lẻ;”Ba cây”: số lượng nhiều,sự đoàn kết.

16 tháng 4 2016

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hoán dụ gồm có 4 kiểu thường gặp:

  • Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;
  • Lấy một vật chứa đựng để gọi 1 vật bị chứa đựng;
  • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
  • Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

    Hoán dụ được thực hiện bằng các phương thức quan hệ cặp đôi với nhau như:

  • Bộ phận và toàn thể: Ví dụ: Đàn bà dễ có mấy tay/Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan (thơ Nguyễn Du), thì các từ tay, mặt, gan không mang nghĩa đen chỉ đối tượng (cái tay, khuôn mặt, bộ gan) mà dùng để trỏ con người trong nghĩa bóng của nó, như vậy bộ phận của con người được dùng để trỏ chính con người).
  • Đồ vật và chất liệu. Ví dụ nói vàng bạc đeo đầy người thì vàng, và bạc là chất liệu lại được hoán dụ để trỏ đồ vật như nhẫn, hoa tai, dây chuyền... của người đeo nó).
  • Vật phẩm và người làm ra nó. Ví dụ câu đọc Nam Cao, ta có thể hiểu sâu về thân phận khốn cùng của người nông dân sống dưới chế độ cũ, thì đọc Nam Cao ở đây là trỏ tác phẩm của Nam Cao.
30 tháng 12 2021

Dấu phẩy là một dấu câu được sử dụng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu, hoặc dùng để chia tách các yếu tố trong một danh sách.

30 tháng 12 2021

cho t vd có đc ko

Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

Ví dụ: Với từ “Ăn’’:

+ Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc).

+ Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới.

+ Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào.

+ Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

+ Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

+ Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng đến biển.

+ Sơn ăn mặt: Làm huỷ hoại dần từng phần.

→ Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa.

30 tháng 10 2018

Nghĩa chuyển là nghĩa phát sinh từ nghĩa gốc

Ví dụ: Từ chân

Nghĩa gốc:chân tay,bàn chân,chân ghế...

Nghĩa chuyển:chân thật,chân phương, chân chất...

CHÚC BẠN HỌC TỐT

30 tháng 10 2018

Nghĩa chuyển là nghĩa không phải nghĩa chính. Khác với nghĩa chính, nghĩa chuyển thường có tính lí do, có căn cứ, tức là có thể biết do đâu mà có. Nghĩa chuyển có thể sinh ra trên cơ sở của nghĩa chính, có thể trên cơ sở của một nghĩa chuyển khác. 

( xin lỗi, mk ko nghĩ dc vd minh họa)

30 tháng 10 2018
  • Khái niệm
    • Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Ban đầu, từ thường chỉ có một nghĩa nào đó. Nhưng trong thực tế sử dụng, để đáp ứng trình độ nhận thức ngày càng cao của con người, trình độ phát triển của xã hội, nhằm gọi tên, biểu đạt những sự vật, hiện tượng, khái niệm mới, ngoài cách tạo ra những đơn vị từ mới hoàn toàn, người ta thêm vào nghĩa mới cho những từ đã có sẵn. Cách thêm nghĩa mới vào cho từ chính là cách tạo ra từ nhiều nghĩa.
  • Ví dụ minh họa
    • Từ "chân"
      • Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân...)
      • Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ các bộ phận khác (chân bàn, chân ghế, chân đèn...)
      • Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân tường, chân răng...)
    • Một số từ chỉ một nghĩa
      • Ví dụ minh họa
        • Xe đạp: Chỉ một loại xe phải dạp mới đi được
        • Xe mãy: Chỉ một loại xe có động cơ, chạy bằng xăng.
        • Compa: Chỉ một loại đồ dùng học tập
        • Toán học: Chỉ một môn học cụ thể.
        • Hoa nhài: Chỉ một loại hoa cụ thể.
        • Bút mực: Bút phải bơm mực mới viết được.