K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2016

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” :

- Tháng 10 và tháng 11/ 1965, Tố Hữu có chuyến đi công tác vào các tỉnh miền Trung.  Khi ấy, cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã lan rộng vùng khu IV cũ từ Thanh Hóa đến Quảng Bình trở thành tuyến lửa ác liệt

- Trong chuyến đi này, Tố Hữu đã làm một chùm thơ mang tính thời sự, in đậm những hình ảnh và khí thế của cuộc chiến đấu.

- Cũng trong chuyến đi đó, nhà thơ đã qua huyện Nghi Xuân, quê hương cụ Nguyễn Du đúng vào dịp kỉ niệm 200 năm sinh của đại thi hào Nguyễn  Du.  Tố Hữu sáng tác “Kính Gửi Cụ Nguyễn Du” – đưa vào tập “RA TRẬN”  1972.

24 tháng 6 2016

Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Tháng 10 năm1954 cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời căn cứ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Trong không khí buổi tiễn đưa mang tầm vóc lịch sử ấy, Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ “Việt Bắc”.

24 tháng 6 2016

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu: 
Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Tháng 10 năm 
1954 cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời căn cứ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Trong 
không khí buổi tiễn đưa mang tầm vóc lịch sử ấy, Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ “Việt Bắc”. 
“Việt Bắc” trở thành khúc hát ân tình thuỷ chung giữa người miền ngược với người miền xuôi, 
giữa nhân dân với Đảng, giữa cách mạng với Bác Hồ. “Việt Bắc” là bài thơ có giá trị, để viết nên 
một bài thơ hay như thế, Tố Hữu đã sử dụng những hình thức nghệ thuật: 
- Sử dụng thể thơ dân tộc, thơ lục bát. 
- Những hình ảnh so sánh ví von, gần với lời ăn tiếng nói của dân tộc. 
- Giọng văn tâm tình, ngọt ngào, tha thiết. 
- Ngôn ngữ giàu nhạc điệu như những câu hát giao duyên. Câu hỏi lời đáp giữa hai nhân vật Ta và 
Mình trong bài thơ thực chất chỉ là một. Đó là sự phân thân, hoá thân của tác giả để cảm xúc 
được thể hiện một cách tự nhiên, tha thiết.

18 tháng 3 2016

           

 

            Tố Hữu là một thi sĩ- chiến sĩ.  Thơ Ông gắn liền với Đảng với quê hương.  Đối với ông, thơ ca không ngoài mục đích phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng.  Trong nguồn mạch thơ trữ tình chính trị, ông tìm về quá khứ của thế hệ cha ông để đồng cảm, thấu hiểu, để tìm nguồn sinh lực mới cho thời đại mới hôm nay.  Bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du” là một trong những bài tiêu biểu cho việc tìm về quá khứ để đồng cảm trân trọng cha ông xưa.

            Bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du”được Tố Hữu viết năm 1965,lúc ấy nhà thơ có dịp qua quê hương Nguyễn Du và nhân kỉ niệm hai trăm năm ngày sinh Nguyễn Du.  Ông xúc động viết bài thơ này.  Sau khi  cảm nhận thấm thía lòng thương người  và nỗi niềm trăn trở của Nguyễn Du, Tố Hữu đã thốt lên những vần thơ  thật xúc động:

                                    Tiếng thơ ai động đất trời

                                    Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

                                    Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

                                   Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày

                                   Hỡi người xưa của ta nay

                                   Khúc vui xin lại so dây cùng người

             Với sự cảm nhận sâu sắc, ngưỡng mộ tài năng và lòng thương người bao la của Nguyễn Du, Tố Hữu đã vết hai câu mở đầu đoạn với lòng trân trọng:

                                                 Tiếng thơ ai động đất trời

                                    Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

             Tố Hữu ca ngợi giá trị nhân bản của tiếng thơ Nguyễn Du, một tiếng thơ vang động đến hồn thiêng sông núi.  Bằng cách so sánh ẩn dụ tài tình, Ông đã nâng tầm cao giá trị của tiếng thơ Nguyễn Du.  Ông đã ví tiếng thơ ấy là “non nước” vọng về từ ngàn năm trước.  Tiếng thơ ấy vọng về đây trong niềm tự hào hân hoan đón nhận của hậu thế.  Tiến thơ ấy thật đáng trân trọng, thật đáng ngượng vọng.  Hai câu thơ đã khái quáược tầm vóc, giá trị to lớn của thơ Nguyễn Du cũng tài năng của cụ.  Mặt khác hai câu thơ trên còn thể hiện tình cảm cao đẹp của Tố Hữu-  thế hệ hôm nay ngưỡng vọng về quá khứ của cha ông. Tố Hữu tiếp tục nâng tầm cao giá trị thơ Nguyễn Du có tính vĩnh hằng ở hai câu sau:

                                                Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

                                      Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày

             Nghìn năm là mãi mãi, sẽ không quên Nguyễn Du.  “ Nghìn năm” là  khoảng thời gian của bao thế hệ hôm nay và mai sau sẽ nhớ.  Đó là tấc lòng tri ân của các thế hệ hôm nay và mai sau sẽ không quên thơ Nguyễn Du.  Tiếng thơ Nguyễn Du được ví như “tiếng mẹ ru những ngày”.  Tiếng mẹ gần gũi và thân thiết quá.  Tiếng thơ Nguyễn Du là tiếng thương, tiếng nhẹ nhàng ân tình, gửi bao ước mơ và khát vọng cháy bỏng.  và vì thế tiếng thơ Nguyễn Du là

 

 

tiếng ru của mẹ, ân tình, ngọt ngào lắng đọng vào mỗi thế hệ.  

            Khúc hát ru ân tình ấy là lời thủ thỉ cho con cháu – thế hệ hôm nay vững bước đi lên.  Với sự trân trọng va biết ơn Nguyễn Du, Tố Hữu đã chắp bút viết nên những câu thơ hay như thế.  Hai câu cuối là lời đồng vọng của quá khứ hòa nhập cùng thế hệ hôm nay để vang lên bài ca tự hào

                                            Hỡi người xưa của ta nay

                                  Khúc vui xin lại so dây cùng người

             Nhà thơ khẳng định Nguyễn Du là người của quá khứ nhưng cũng là người của hôm nay là “người xưa” mà “của ta nay”.  Nhà thơ xin hòa ca khúc vui của hôm nay vào  khúc bi ai xưa để chia sẻ, cảm thông và kính trọng quá khứ.

bằng lối tập Kiều nhuần nhuyễn,, giọng điệu ân tình tha thiết, đậm chất dân tộc.  Khổ thơ đã thể hiện rõ lòng trân trọng  thơ Nguyễn Du cũng như tài năng Nguyễn Du với.  Đoạn thơ cũng cho thấy Tố Hữu có sự cảm nhận đầy đủ so với các nhà thơ cùng thời.

              Bài thơ “ Kính gửi cụ Nguyễn Du” cũng như Đoạn thơ lục bát này phảng phất hơi thơ Truyện Kiều.  Tố Hữu đã tổng kết đánh giá  cuộc đời Nguyễn Du thật chính xác và sâu sắc.  Đó còn là tiếng lòng trân trọng của hậu thế đối với Nguyễn Du.

 

18 tháng 3 2016
Tháng 11/1965 khi giặc Mỹ bắn phá ác liệt, nhà thơ có dịp qua quê hương của Nguyễn Du và nhân kỷ niệm đúng hai trăm năm ngày sinh của Người, Tố Hữu xúc động viết lên bài thơ này. Bài thơ đã thể hiện một cách cảm nhận, suy nghĩ và đánh giá của Tố Hữu tiêu biểu cho thế hệ hôm nay nhìn về quá khứ lịch sử của cha ông xưa để từ đó khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ hôm nay của dân tộc.
 
Trong tiếng vọng của tấc lòng tri âm tri kỷ ấy, Tố Hữu đã thốt lên:
 
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Hỡi Người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người!
 
Bài thơ trừ bốn câu thơ đầu và cuối, tất cả có năm khổ thơ với ba cặp lục bát tương xứng. Bằng hình thức tập Kiều nhuần nhuyễn, sáng tạo, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh, những so sánh bất ngờ... ấy đã diễn tả thật thành công tấm lòng của một người con cúi mình trước đại thi hào vĩ đại của dân tộc Nguyễn Du, một thi hào kỳ tài ấy đã chắp bút lên "Truyện Kiều", một công trình đồ sộ và có giá trị thật lớn lao, góp phần tăng giá trị đạo đức, nhận thức vào kho tàng văn học Việt Nam. Cảm khái và ngưỡng mộ trước tài năng ấy kết hợp với một tấm lòng khát vọng tìm về với quá khứ xưa, Tố Hữu đã viết:
 
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
 
Tố Hữu đã ca ngợi giá trị nhân bản của tiếng thơ Nguyễn Du, một tiếng thơ vang động đến hồn thiêng sông núi, đến tạo vật muôn loài. Bằng cách sử dụng lối so sánh, ẩn dụ tài tình, nhà thơ đã nâng cao tầm vóc, giá trị của thơ ca Nguyễn Du. Ông đã ví tiếng thơ ấy là "non nước" vọng về từ ngàn năm trước, của thời gian xa xưa, của quá khứ. Tiếng thơ ấy vọng về đây trong niềm tự hào, hân hoan, đón nhận của một tấm lòng hậu thế muốn đền đáp tấm lòng cha ông xưa. Nỗi niềm ấy, tình cảm ấy thật đáng ngưỡng vọng. Hai câu thơ không những khái quát được tầm vóc, giá trị to lớn của tài năng Nguyễn Du mà còn thể hiện sâu sắc tình cảm cao đẹp của Tố Hữu- thế hệ hôm nay ngưỡng vọng về quá khá của cha ông.
 
Lối thơ ấy, tiếng lòng hân hoan Tố Hữu lại tiếp tục rộng mở vươn tới những giá trị vĩnh hằng khác:
 
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
 
Nghìn năm là khoảng thời gian của hồi tưởng, của ngưỡng vọng, của khát vọng mãnh liệt, của tấc lòng tri kỷ biết ơn của thế hệ hôm nay. Đó còn là khoảng thời gian của thế hệ hôm nay trả lời cho nỗi đau lịch sử của cha ông trong quá khứ.. Một lần nữa cảm hứng ngợi ca chắp bút cho Tố Hữu cất tiếng lòng tự hào trong khúc hát tràn đầy hân hoan, hứng khởi, trong sự ngưỡng vọng trước một thiên tài. Tiếng thơ của Nguyễn Du được ví như "tiếng mẹ", mà "tiếng mẹ" thì gần gũi, thiết tha quá. Đó là lời ru nhẹ nhàng ân tình, chan chứa tình yêu thương và trong ấy gửi gắm bao mơ ước thật cao đẹp. Và vì thế tiếng thơ của Nguyễn Du là tiếng ru của mẹ ân tình, ngọt ngào thổi vào lòng bao thế hệ có sức mạnh thật lớn lao. Tình cảm ấy, khúc hát ru ân tình ấy là lời nhắc nhở, thủ thỉ cho con- thế hệ hôm nay vững bước trưởng thành.
 
Tiếng lòng đồng vọng của cõi xưa nhập cùng thế hệ hôm nay để con lại vang lên lời ca tự hào: 
 
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người!
 
Trên trục kết cấu "xưa-nay", "con-Người" cùng vang lên tiếng lòng khát khao tìm kiếm tri âm. "Con" sẽ cùng "Người" hát tiếp khúc tráng ca ấy chào đón cách mạng. Chữ "cùng" đã thể hiện đầy đủ ước vọng của chúng con và Người. Tình cảm ấy, nghĩa cử ấy thật đáng tự hào và trân trọng.
 
Sáu câu thơ, ba cặp lục bát song hành ấy là tình cảm, tiếng lòng của chúng con thế hệ hôm nay đáp lời quá khứ. Đó cũng là lời hứa chân thành nhất của thế hệ hôm nay cùng ngân vang theo nhịp đập của quá khứ.
 
Bằng lối tập Kiều nhuần nhuyễn, sử dụng hình ảnh có tính gợi hình, giọng điệu ân tình, ngọt ngào, đậm chất dân tộc, khổ thơ đã thể hiện trọn vẹn phong cách thơ Tố Hữu: khuynh hướng thơ trữ tình - chính trị, một giọng điệu tâm tình ngọt ngào và đậm đà tính dân tộc. Khổ thơ khép lại nhưng lại mở ra một chân trời mới, tương lai mới trong hành trình chống Mỹ hôm nay:
 
Sông Lam nước chảy bên đồi
Bỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân
11 tháng 3 2016

- Chùa Tây Phương ở tỉnh Hà Tây có 18 vị La Hán được đánh giá là tác phẩm đẹp và bậc nhất của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.

-  Năm 1940 , Huy Cận đã có dịp làm quen với nhóm tượng La Hán khi đi tìm hiểu di sản văn hóa dân tộc . Sau chuyến  ấy đi nhà thơ cứ vấn vương , ám ảnh mãi , đến 20 năm sau (1960) , Huy Cận trở lại thăm chùa và sáng tác bài thơ này .

- Bài thơ được in trong báo tết 1961 giữa không khí phấn khởi miền Bắc đi những bước vững chắc trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa mới chuẩn bị đi vào kế họach năm năm lần thứ nhất 

Bài thơ Việt Bắc được ra đời trong hoàn cảnh nào? A.   Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi. B.   Sau khi hiệp định Pa-ri được kí kết, Trung ương Đảng và chính...
Đọc tiếp

Bài thơ Việt Bắc được ra đời trong hoàn cảnh nào?

A.   Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi.

B.   Sau khi hiệp định Pa-ri được kí kết, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lích sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi.

C.   Trong những năm tháng chiến đấu ở Việt Bắc năm 1954.

D. Khi tác giả Tố Hữu rời Việt chuyển sang đơn vị khác công tác mới

1
6 tháng 11 2017

Hoàn cảnh sáng tác:

Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi.

Đáp án cần chọn là: A

3 tháng 11 2017

Hoàn cảnh sáng tác: Nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc những năm 1958 – 1960.

Đáp án cần chọn là: B

24 tháng 6 2016

Bài thơ Tây Tiến được in trong tập thơ Mây đầu ô ( xuất bản năm 1986 ) nhưng trước đó đã được bao thế hệ người yêu thơ truyền tay tìm đọc . Tác giả sáng tác bài thơ này từ năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh khi ông đã rời khỏi đoàn quân Tây Tiến chuyển sang hoạt động tại một đơn vị khác . Đơn vị quân đội Tây Tiến được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào , đánh tiêu hao sinh lực Pháp tại Thượng Lào và miền Tây Bắc bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt động của đoàn quânTây Tiến khá rộng ; chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội , có nhiều học sinh , sinh viên , trong đó có Quang Dũng . Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ , thiếu thốn , bệnh sốt rét hoành hành nhưng vẫn lạc quan và chiến đấu anh dũng . Hoạt động được hơn một năm thì đơn vị Tây Tiến trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52 . Lúc đầu , nhà thơ đặt tên tác phẩm là Nhớ Tây Tiến , nhưng sau đó lại đổi lại là Tây Tiến . Bài thơ được sáng tác dựa trên nỗi nhớ , hồi ức , kỉ niệm của Quang Dũng về đơn vị cũ . Thế nên toàn bài thơ là một nỗi nhớ cồn cào , tha thiết .


Bài thơ được tác giả chia thành 4 đoạn . Đoạn 1 bộc lộ nỗi nhớ những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ , dữ dội , hoang sơ . Đoạn 2 là những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong những đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng . Đoạn 3 tái hiện lại chân dung người lính Tây Tiến . Đoạn 4 là lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây .


Toàn bài thơ in đậm dấu ấn tài hoa , lãng mạn , phóng khoáng của hồn thơ Quang Dũng . Với tài năng và tâm hồn ấy , Quang Dũng đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn , đậm chất bi tráng trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ , dữ dội , mĩ lệ .

24 tháng 6 2016

- Tây tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, địa bàn hoạt động ở tây Bắc Bộ Việt Nam và biên giới Việt-Lào.

- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là học sinh, thanh niên Hà Nội. Quang Dũng là đại đội trưởng.

 - Đơn vị Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy họ vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng.

- Khi viết bài thơ này, tác giả đã chuyển đơn vị, xa đoàn quân Tây Tiến. Nhớ đồng đội cũ, ông viết bài thơ Tây Tiến năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh.

30 tháng 10 2019

- Tháng 8/1945 nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng Minh, Đảng đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, cướp chính quyền, giành lại độc lập. Nền độc lập vừa giành lại được có nguy cơ bị đe dọa trước tình hình chính trị phức tạp.

- Trên thế giới, nội bộ phe đồng minh có mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô. Theo nhận định của Đảng cộng sản VN trong hội nghị Đảng toàn quốc 15/8/1945 thì mâu thuẫn đó có thể dẫn đến việc "Anh và Mĩ nhân nhượng với Pháp. Cho Pháp quay trở lại Đông Dương". Hơn nữa, Pháp đã dùng những chiêu bài, luận điệu xảo trá để che mắt dư luận thế giới như Khai hóa văn minh, bảo hộ thuộc địa. . . để quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa. . . . .

- Trong nước, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc lấy danh nghĩa là giải giáp vũ khí quân Nhật nhưng thực chất là dọn đường cho Mĩ vào Đông Dương, phía nam quân Pháp lấp sau anh hùng chiếm lại Đông Nam Bộ. . .

- Trước tình hình đó, 26/8/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc quay trở về thủ đô Hà Nội. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang người đã soạn thảo bản tuyên ngôn độc lập.

- 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam trước sự chứng kiến của hàng vạn đồng bào trong và ngoài nước.

24 tháng 6 2016
a. Ngày 19/8/ 1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Người soạn thảo bản "Tuyên ngôn độc lập" tại căn nhà 48 phố Hàng Ngang. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt nam Dân chủ cộng hòa đọc bản "Tuyên ngôn độc lập".
b. Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa cảu Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp.
24 tháng 6 2016

- Được viết từ một cuốn tiểu thuyết viết dở có tên là : Xóm ngụ cư ( 1946 ).

- Được viết khi nhân dân ta vừa trải qua nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân và phát xít gây ra.

 - Tác phẩm viết về chính mình, làng xóm mình, người thân mình.

- Xuất phát từ cuộc đời thực tác giả cứ tự dưng nhớ ra, tự dưng ghi lại rồi thành truyện.