Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
là lượm nhỏ nhắn vui tươi hồn nhiên chân thành rất dễ thương dễ mến( hk biết đúng hk nha)
Bài thơ được viết vào năm 1966, ngôn ngữ chứa đựng đầy những cảm xúc của những em bé dành cho người mẹ của mình. Bài thơ đã được tác giả khắc họa rõ tình cảm thiêng liêng ấy.
Mở đầu bài thơ là một câu kể rất ngây thơ của một em bé.
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Bên cạnh cách nghĩ của bé đó là một câu so sánh dành cho mẹ mình, câu này chỉ mang ý nghĩa là một câu nói vui đùa. Vì ở tuổi trẻ con, các bé thích khám phá những cái mới mẻ, cứ nghĩ người lớn giống mình giống suy nghĩ của em. Nhưng thật ra đó là một cái nhìn nhận về sự đau ốm của mẹ.
Ở hai câu tiếp theo, tác giả lại gởi tả những ngày mẹ không ốm mẹ sẽ tem trầu, không để trầu khô. Và mẹ còn kể chuyện Truyện Kiều cho bé nghe. Hôm nay mẹ ốm nên mẹ gấp để Truyện Kiều lại.
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Đó là những suy nghĩ của một em bé rất hồn nhiên vô tư. Trong tiềm thức của em bây giờ đó là không được nghe mẹ kể chuyện thôi. Ở khổ thơ tiếp theo đó là em bé sũy nghĩ nghĩ về những ngày tháng mẹ cực khổ. Mẹ không khoảng thời gia, dù nắng hay mua mẹ vẫn làm, mẹ không màng đến thời gian dù cho trời tối. Cậu bé đã ý thức sâu sắc đến thế về những chịu đựng, hy sinh trời bể của người mẹ thật đã khiến cho không chỉ người mẹ, mà ngay cả người đọc chúng ta cũng không giấu nổi cảm động.
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Và tiếp theo ở khổ thơ kế tiếp đó là sự quan tâm của hàng xóm khi mẹ bị ốm. Được tác giả thể hiện một cách khái quát bằng nhưng hình ảnh rất giản dị mộc mạc. Đó cũng như là một lời động viên để giúp mẹ của em mau khỏi bệnh.
Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào
Điều này chứng tỏ thường ngày mẹ sống rất tốt với hàng xóm, nên giờ mẹ ốm hàng xóm vào thăm cho quà. Hơn thế nữa, em bé lại thấu hiểu được sự vất vả của mẹ mình qua những ngày mẹ ốm.
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
Hai câu thơ trê là ẩn dụ để tác giả nói lên được sự vất vả, gian nan của mẹ để lo hi sinh vì các con. Dù trời mưa nắng mẹ vẫn phải làm việc vất vả. Qua các hình ảnh trên cho thấy tác giả là một người rất yêu thương mẹ mình. Và muốn làm những gì mẹ muốn để động viên giúp mẹ mau khỏi bệnh.
Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo
Ở các câu thơ tiếp theo đó là sự trách bản thân thân mình. Vì mình mà mẹ khổ đủ điều, Vì sự cực khổ đó mà trên mặt mẹ đã hiện bao nhiêu là né nhăng. Tất cả đều vì thương yêu con mình, muons cho con có cái ăn cái mặc, có giấc ngủ say. Đây là những lời rất cảm động của tác giả dành cho mẹ mình, đó là lời cảm ơn, đó là những tấm lòng của người con dành cho mẹ.
Vì ***** khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Ở câu kết tác giả đã ví mẹ mình như đất nước điều này chứng tỏ được sự biết ơn dành cho mẹ mình.
Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...
Bài thơ đac được tác giả khái quát hóa một cách rất cụ thể và chân thành. Đó là tình yêu dành cho người mẹ cũng như là những vất vả cực khổ mà mẹ phải gành chịu. Không chỉ có thể vì tình yêu thương con mình, với mong muốn con có được giấc ngủ, cái ăn cái mặc mà mẹ phải hi sinh tất cả.
Qua bài thơ này, tác giả muốn nói lên tình cảm của mình dành cho người mẹ của mình thông qua đó nói lên được tình yêu dành cho quê hương đất nước.
tác dụng 1 phép nhân hóa: tre ăn ở với người đời đời ,kiếp kiếp
-góp phần tạo cho câu văn thêm sinh động ,hấp dẫn.
-cho thấy sự gắn bó sâu đậm giữa tre với ngừi dân vn
1 phép nhân hóa:Tre giữ nhà,giữ làng,giữ nước,giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín
Tác dụng:
-Thể hiện rõ vai trò của tre trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Thể hiện sự tinh tế,làm câu văn thêm sinh động,làm người đọc hiểu được vai trò của tre trong đời sống của con người.
hình tượng dáy giếng : hình tượng này tượng trương cho kiến thức bé nhỏ của ếch giống đáy giếng
hình tượng bầu trời : bầu trời rộng lớn như kiến thức bao la ngoài kia , như thể kiến thức ko bao giờ kết húc
hình tượng đáy giếng trái ngược với kiến thức rộng lớn như bầu trời , lấy hai hình tượng này tác giả có ngụ ý phê phán ếch có kiến thức hạn hẹp nhưng lại huyên hoang
Cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của tác phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký của Tô Hoài – Tác giả Tô Hoài đã đưa ra cho tuổi thơ một tác phẩm thật hấp dẫn. Nhân vật trung tâm của truyện là Dế Mèn. Quang cảnh diễn ra cùng với những hoạt động của Dế Mèn thật sinh động, tạo nên nhiều cảm xúc, suy nghĩ cho em ở ngay đầu cuốn truyện.
Đó là tháng ngày Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng. Thông minh, điều độ nên chóng lớn. Dế Mèn đã trở thành một thanh niên cường tráng, hung hăng, hống hách, nghịch ngợm, khoác lác. Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc và đổ tội cho Dế Choắt vốn là người gầy gò yếu đuối đã tôn Dế Mèn làm anh. Chị Cốc nổi giận trung trị Dế Choắt. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng bậy bạ kẻo rước họa vào thân. Nhờ vậy mà Dế Mèn thức tỉnh để trở thành người tốt sau này. Câu chuyện làm cho em cảm phục. Dế Mèn là chú dế thông minh, biết sống tự lực. Đức tính ấy thật đáng quí. Không an phận với những gì còn chưa chắc chắn. Dế Mèn đã biết lo xa, đào hang sâu, chia làm hai ngả phòng khi gặp nguy hiểm.
Em cảm phục cách sống của Dế Mèn bao nhiêu thì em lại ghét chú ấy bấy nhiêu. Với những cử chỉ làm dáng, quát mắng mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó và cách xưng hô với Dế Choắt cứ như là người lớn, khiến em buồn cười.
Em giận Dế Mèn lắm, vì Dế Mèn đã ức hiếp Dế Choắt. Người khỏe mạnh mà ăn hiếp kẻ yếu cịuốĩ và bệnh hoạn là kẻ hèn, càng hèn hạ hơn nữa khi người yếu biết thủ phận. Ay thế mà Dế Mèn đã hại Dê Choắt. Vì Dế Mèn mà Dế Choắt phải chết. Dế Mèn thật đáng ghét.
Tuy nhiên. Sự phục thiện của Dế Mèn đã làm em đổi từ ghét sang thương chứ. Bằng việc chôn cất Dế Choắt, đứng lặng giờ lâu, nghĩ về hài học đường đời đầu tiên, Dế Mèn đã chứng tỏ cho em thấy chú đã biết ăn năn, hối lôi.
Với truyện Dế Mèn phiêu lưu ký, trong chương I của truyện, nhân vật Dế Mèn là mẫu người mới lớn biểu hiện ở những lời nói, cử chỉ đáng giận, đáng thương.
Gấp lại sách, dư âm và sự hấp dẫn của truyện còn đó. Một cốt truyện hay của một tài năng viết văn. Tô Hoài đã làm cho chúng em nghĩ đúng và cảm nhận đúng về tác phẩm. Đọc hết tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí, càng về sau em càng thấy thương yêu chú dế tinh nghịch ấy.
Mỗi người ai cũng có trong mình những kí ức về tuổi thơ tươi đẹp. Với tôi, tuổi thơ là những khi được cùng bạn chạy trên những triền đê, cười thỏa thích mà không vướng bận ddieuf gì, là những quả vải, chùm nhãn cùng bạn bè đi vặt trong vườn nhà. Cũng có những khi, kí ức của tuổi thơ chính là việc mình đã từng vấp ngã nhưng lại có thể tự đứng dậy trên chính đôi chân của mình. Và có lẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới những tác phẩm truyện đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Cuốn truyện đầu tiên mà tôi đọc để rồi cũng là tác phẩm ghi nhớ mãi cho tới tận hôm nay chính là Dế Mèn phiêu lưu kí với nhân vật chính là chú Dế Mèn. Có lẽ, chú cũng chính là hình ảnh của chúng ta khi còn nhỏ. Và khắc sâu trong lòng của tôi nhất chính là đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài, ơ đấy, nhà văn đã xây dựng một thế giới loài vật thật phong phú, sinh dộng, giàu ý nghĩa xã hội. Riêng em, tác phẩm dã để lại dấu ấn thật sâu đậm bởi hình tượng nhân vật chính: chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Ấn tượng đầu tiên mà Dế Mèn đã để lại trong em là hình ảnh một chàng dế thanh niên cường tráng. Với “đôi càng mẫm hóng, đôi cánh dài phủ kín xuống tận chấm đuôi, thân hình rung rinh một màu nâu hóng mỡ ưa nhìn, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Dế Mèn đã thật sự là niềm kiêu hãnh của xã hội loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài, vẻ đẹp bên ngoài dẫu không vĩnh cửu song rất dễ chinh phục, hấp dẫn người khác ở lần gặp đầu tiên. Dế Mèn đã làm em mến mộ ngay từ những trang đầu tiên của tác phẩm như vậy đó.
Mỗi người ai cũng có trong mình những kí ức về tuổi thơ tươi đẹp. Với tôi, tuổi thơ là những khi được cùng bạn chạy trên những triền đê, cười thỏa thích mà không vướng bận ddieuf gì, là những quả vải, chùm nhãn cùng bạn bè đi vặt trong vườn nhà. Cũng có những khi, kí ức của tuổi thơ chính là việc mình đã từng vấp ngã nhưng lại có thể tự đứng dậy trên chính đôi chân của mình. Và có lẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới những tác phẩm truyện đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Cuốn truyện đầu tiên mà tôi đọc để rồi cũng là tác phẩm ghi nhớ mãi cho tới tận hôm nay chính là Dế Mèn phiêu lưu kí với nhân vật chính là chú Dế Mèn. Có lẽ, chú cũng chính là hình ảnh của chúng ta khi còn nhỏ. Và khắc sâu trong lòng của tôi nhất chính là đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.
Bánh gối của Việt Nam có thể trở thành một món khai vị trên một bàn tiệc gồm các món Á - Âu ở Tây phương.
Bánh gối là một trong những món ăn quen thuộc và hấp dẫn của ẩm thực dân dã Hà thành, không thể thiếu trong những ngày trời se lạnh. Mặc dù nó có mặt cả trong các nhà hàng sang trọng, nhưng ký ức về nó gắn với thú ăn chơi nhẹ nhàng, “la cà vỉa hè” theo cách nói của dân Hà thành xưa vốn chuộng tiếng Pháp. Cũng vì vậy mà khá nhiều con phố Hà Nội nổi danh nhờ bánh gối.
Chưa rõ nguồn gốc bánh gối từ đâu. Bánh gối Việt tương tự như bánh Đỉnh Nhĩ hay bánh Quai Vạc của Trung Quốc, nên có thể nó là phiên bản Việt, có tiền thân là hai thứ bánh Trung Hoa trên, được Hoa Kiều mang vào Việt Nam từ mấy thế kỷ về trước. Từ thời thuộc Pháp đến gần đây, bánh này vẫn còn được dân Hà thành gốc gọi là bánh “Pa - tê - sô”, dù nó rất khác với bánh “Pâté chaud” theo thực đơn hiện tại ở châu Âu.
Với Hà Nội một thời bao cấp, tên gọi “bánh gối” lại vô cùng thân thuộc vì nó giống lắm cái gối trẻ em, có hình bán nguyệt, xung quanh viền một lớp vải mỏng, mềm mềm, xếp nếp xoăn xoăn điệu đà, trông rất đáng yêu. Cho đến những năm 80 thế kỷ trước, gối may kiểu này luôn xuất hiện cùng với niềm vui đón em bé sơ sinh về nhà.
Làm nhân cho bánh gối khá đơn giản. Nó bao gồm thịt lợn luộc thái nhỏ (hoặc thịt lợn xay/băm), mộc nhĩ, miến, củ cà rốt hoặc su hào thái nhỏ, cùng một số gia vị khác. Khâu cần chú ý đặc biệt là vỏ bánh và nước chấm. Bí quyết làm vỏ bánh là chọn bột chất lượng cao, gia giảm phù hợp, sao cho vỏ bánh có thể cán thật mỏng, nhưng vẫn mềm và dẻo, bao bọc được khối nhân bên trong, khi đem rán vỏ không bị rách vỡ. Bánh gối thường ăn lúc còn nóng (hẳn vì thế mà mang tên Tây là “Pâté chaud” – bánh nóng), cùng với nước chấm và rau sống.
Bánh gối luôn thấp thoáng trong tâm tưởng người Việt ở trời Âu. Khi ngắm và thưởng thức các thứ bánh xinh xinh, hình bán nguyệt ấy trên bàn ăn, một cảm giác lạ mà quen cứ vương vấn trong lòng. Vỏ chúng vẫn làm từ bột mì, nhưng công thức làm nhân khác nhau, đậm tính dân tộc: nhân mặn từ thịt trộn với nấm, nhân xúc xích, nhân phó mát trắng (pho mát từ sữa đã rút kem (white/cottage cheese), nhân ngọt làm từ mứt hoa quả.
Bánh gối Việt luôn thấp thoáng trong tâm tưởng người Việt ở trời Âu
Bánh gối Việt gần giống với món bánh pierogi ở Ba Lan (món bánh có vỏ giống bánh gối nhưng được hấp hoặc chiên và được ăn kèm với kem chua), bánh pelmeni ở Nga (một loại bánh bao mang ý nghĩa may mắn của nước này), bánh vareniki của người Ukraine (cũng là một kiểu bánh bao có hình dạng bánh gối).
Tuy có điểm tương đồng về hình dạng nhưng cách chế biến của bánh gối với những loại bánh này khác nhau. Các “đồng minh bánh gối” ở châu Âu thường được đem luộc chín hoặc hấp. Với bánh nhân mặn, sau khi luộc chín, người ta xếp chúng ra đĩa, rồi phủ một lớp hành phi thơm sẵn với bơ, đôi khi cho vào chảo rán với bơ, thêm chút hành thái nhỏ. Với bánh nhân ngọt, luộc xong bày lên đĩa phủ chút đường hoặc kem ngọt. Nhiều nơi còn áp dụng cả cách nướng các thứ bánh vỏ bằng bột mì cán mỏng này.
Dù ngoại hình có giống nhau, bánh gối Việt có hương vị rất khác, đặc biệt nữa là lại có mép bánh vặn như xoắn thừng. Mắt người phương Tây thường thích thú dõi theo tay người Việt nặn thành hình chiếc bánh gối. Không nhất thiết phải rán vì người Âu không chuộng món rán, mà có thể đem nướng bánh gối và tạo bánh thành hình tam giác, hay chữ nhật.
Mắt người phương Tây thường thích thú dõi theo tay người Việt nặn thành hình chiếc bánh gối
Bánh gối do người Việt ở nước ngoài làm cũng có tạo hình tam giác hoặc chữ nhật
Người Châu Âu không chuộng đồ rán nên món bánh Việt này thường được đem nướng
Bánh gối nướng còn có lợi thế là có thể ăn nguội mà vẫn giữ được độ giòn, nên có thể làm sẵn trước rồi đem bày lên bàn tiệc. Nếu thích ăn nóng, bạn có thể cho vào lò nướng 5 – 10 phút trước khi ăn. Bánh gối với rau sống và nước chấm Việt thường hết veo tại các bữa ăn Việt ở châu Âu.
Ngoài vai trò món khai vị, bánh gối nướng thường được hoan nghênh ở các liên hoan nhẹ, bữa ăn nhẹ vào buổi tối.
Bánh gối là một trong những món ăn quen thuộc và hấp dẫn của ẩm thực dân dã Hà thành, không thể thiếu trong những ngày trời se lạnh. Mặc dù nó có mặt cả trong các nhà hàng sang trọng, nhưng ký ức về nó gắn với thú ăn chơi nhẹ nhàng, “la cà vỉa hè” theo cách nói của dân Hà thành xưa vốn chuộng tiếng Pháp. Cũng vì vậy mà khá nhiều con phố Hà Nội nổi danh nhờ bánh gối.
Hok Tốt !!