Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Việc nhân dân ta xây dựng đền thờ : Các vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu. Phùng Hưng, Ngô Quyền,... chứng tỏ nhân dân ta có truyền thống uống nước nhớ nguồn lâu đời,luôn tôn thờ, biết ơn những anh hùng dân tộc, những người đã có công với quê hương, đất nước.
b) Là con rồng cháu tiên. Dù đi đâu chúng ta cũng phải tưởng nhớ về cội nguồn, thắp hương, lau chùi , bảo dưỡng,.....
Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.
- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.
- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).
=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.
Ý nghĩa :
Tiêu biểu cho tinh thần yêu nước ,ý chí quyết tâm dành lại quyền độc lập, tự chủ của dân tộc ta
Việc nhân dân ta lập đền thờ đã nói lên :
- Nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.
- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
Khi ra trận, Bà cưỡi voi, mặc áo giáp vàng, xông pha giữa chốn ba quân như vào chỗ không người. Quân sĩ rất kính phục, gọi bà là Nhụy Kiều Tướng Quân. Bà còn được tôn làm Lệ Hải Bà Vương.
Hình ảnh Bà Triệu với con voi trắng được khắc họa sâu đậm hơn trong các truyện tranh lịch sử, tranh vẽ và phù điêu, tượng của các họa sĩ nhà điêu khắc đương đại, thậm chií trên tranh thêu của các thợ thủ công làng nghề ở quê hương Bà Triệu hay khắp mọi miền đất nước. Những lời tương truyền, các trang huyền sử, tranh dân gian và cả những sáng tác hiện đại khi miêu tả về vị nữ anh hùng đều không xa rời hình ảnh con voi, một con vật khổng lồ tượng trưng cho sức mạnh, gắn với biểu tượng nữ quyền. Đó cũng là nét tinh túy của di sản văn hóa dân tộc, là sáng tạo của người đời nhằm ca ngợi, tô điểm cho sự kỳ vĩ, khí phách lớn lao, tiêu biểu cho sức vóc vĩ đại của người phụ nữ Việt Nam.
Khi ra trận, Bà cưỡi voi, mặc áo giáp vàng, xông pha giữa chốn ba quân như vào chỗ không người. Quân sĩ rất kính phục, gọi bà là Nhụy Kiều Tướng Quân. Bà còn được tôn làm Lệ Hải Bà Vương.
Hình ảnh Bà Triệu với con voi trắng được khắc họa sâu đậm hơn trong các truyện tranh lịch sử, tranh vẽ và phù điêu, tượng của các họa sĩ nhà điêu khắc đương đại, thậm chií trên tranh thêu của các thợ thủ công làng nghề ở quê hương Bà Triệu hay khắp mọi miền đất nước. Những lời tương truyền, các trang huyền sử, tranh dân gian và cả những sáng tác hiện đại khi miêu tả về vị nữ anh hùng đều không xa rời hình ảnh con voi, một con vật khổng lồ tượng trưng cho sức mạnh, gắn với biểu tượng nữ quyền. Đó cũng là nét tinh túy của di sản văn hóa dân tộc, là sáng tạo của người đời nhằm ca ngợi, tô điểm cho sự kỳ vĩ, khí phách lớn lao, tiêu biểu cho sức vóc vĩ đại của người phụ nữ Việt Nam.
Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa : đánh đuổi bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi (rửa sạch nước thù) nhằm khôi phục nền độc lập dân tộc (đem lại nghiệp xưa họ Hùng) là chính. Còn mục tiêu trả thù nhà chỉ là phụ.
Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi:
- Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...
- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.
Chúc bạn học tốt!
Mục tiêu khởi nghĩa Hai Bà Trưng là :
- Do chính sách cai trị của các triều đại phong kiến quá tàn bạo khiến nhân dân căm phẫn
- Do chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị quân Hán giết
Không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi. Thái thú Giao Chỉ là Tiết Tổng đã phải tâu lên vua : “ Giao Chỉ...đất rộng, người nhiều, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị”.
Giữa thế kỉ III, ở quận cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu.
Bà Triệu có tên là Triệu Thị Trinh, là em gái Triệu Quốc Đạt - một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận cửu Chân (huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là người có sức khoẻ, có chí lớn và giàu mưu trí. Năm 19 tuổi, bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa.
Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại nhà Ngô ở quận cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.
sử nhà Ngô chép : “Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động”.
Khi ra trận, Bà Triệu thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt.
Được tin, nhà Ngô với cử viên tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu. Lục Dận huy động thêm lực lượng lớn vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hóa), ở đây, hiện nay còn lăng mộ và đền thờ Bà.
Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.
- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.
- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).
=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.
Sự hi sinh của bà thể hiện lòng dũng cảm của 1 vị anh hùng
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.
+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.
+ Các công trình thủy lợi được xây dựng.
⟹ Năng suất cây trồng tăng hơn trước.
- Thủ công nghiệp, thương mại:
+ Kĩ thuật rèn sắt phát triển.
+ Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.
+ Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…
+ Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.
-
Hai Bà Trưng (13 tháng 9 năm 14 - 5 tháng 3 năm 43) là tên chỉ chung hai chị em Trưng Trắc (徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt.[5] Trong sử sách, hai Bà được biết đến như là những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai Bà xen giữa thời kỳ Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương (徵女王).
Sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, theo sử Trung Quốc thì hai bà đã bị chặt đầu đem về Lạc Dương. Còn theo chính sử Việt Nam thì vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tự sát. Ngoài chính sử, cuộc đời và sự nghiệp của Hai Bà Trưng được phản ánh trong rất nhiều ngọc phả và thần phả. Vì sự thiếu thống nhất giữa các nguồn tài liệu, nhiều sử gia đã dùng nguồn thần phả, ngọc phả bổ sung cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
-Người xưa thường nói: "Sinh vi tướng, tử vi thần" nghĩa là khi còn sống làm tướng chỉ huy quân đội, khi chết trở nên thần thánh được nhân dân tôn thờ)
_Khi ra trận, Bà cỡi voi, mặc áo giáp vàng, xông pha giữa chốn ba quân như vào chỗ không người. Quân sĩ rất kính phục, gọi bà là Nhụy Kiều Tướng Quân. Bà còn được tôn làm Lệ Hải Bà Vương.
_Hình ảnh Bà Triệu với con voi trắng được khắc họạ sâu đậm hơn trong các truyện tranh lịch sử, tranh vẽ và phù điêu, tượng của các họa sĩ, nhà điêu khắc đương đại, thậm chí trên tranh thêu của các thợ thủ công làng nghề ở quê hương Bà Triệu hay khắp mọi miền đất nước. Những lời tương truyền, các trang huyền sử, tranh dân gian và cả những sáng tác hiện đại khi miêu tả về vị nữ anh hùng đều không xa rời hình ảnh con voi, một con vật khổng lồ tượng trưng cho sức mạnh, gắn với biểu tượng nữ quyền. Đó cũng là nét tinh túy của di sản văn hóa dân tộc, là sáng tạo của người đời nhằm ca ngợi, tô điểm cho sự kỳ vĩ, khí phách lớn lao, tiêu biểu cho sức vóc vĩ đại của người phụ nữ Việt Nam.