Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tìm hiểu về lịch sử, địa lý và quyền lợi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này giúp ta có kiến thức cơ bản và hiểu rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền.
- Tham gia vào các hoạt động tăng cường ý thức quốc gia, như diễn đàn, hội thảo, hoặc các buổi thuyết trình về vấn đề này. Điều này không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về tình hình, mà còn góp phần lan tỏa thông điệp và nâng cao nhận thức của người khác.
- Sử dụng mạng xã hội và các phương tiện truyền thông để chia sẻ thông tin về vấn đề này, như thông tin lịch sử, bài viết, hoặc hình ảnh. Việc lan truyền thông tin đúng và có tính chất giáo dục sẽ giúp người khác hiểu rõ hơn về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
- Tham gia vào các hoạt động tình nguyện, như dọn vệ sinh môi trường, quyên góp cho các tổ chức bảo vệ môi trường biển hay hỗ trợ cộng đồng trên các đảo. Điều này không chỉ góp phần cải thiện cuộc sống cho những người sống trên đảo, mà còn tôn trọng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta.
- Học tập và nâng cao trình độ, để trở thành người có hiểu biết rộng về các vấn đề quốc tế và quốc phòng. Điều này sẽ giúp ta có khả năng tham gia vào các cuộc tranh luận và đưa ra ý kiến xây dựng về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
- Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên đã xác định được chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Việc thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động thường xuyên của hải đội Hoàng Sa.
- Quá trình thực thi chủ quyền được chính quyền chúa Nguyễn thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối với nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.
- Nhờ những hoạt động kiểm soát và khai thác, chiếm giữ của hai đội Hoàng Sa, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ được ghi nhận trong bản đồ mà trên thực tế đã là một vùng biển đảo không thể tách rời với đời sống của cư dân ven biển miền Trung Việt Nam từ thế kỉ XVII.
=> Các hoạt động thực thi chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền chúa Nguyễn đã tạo cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay.
Câu 1: Cách mạng tư sản Pháp được xem là cuộc Cách mạng triệt để vì nó đã thay đổi toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế của Pháp vào cuối thế kỷ XVIII. Cách mạng này đã lật đổ hoàng đế và triều đình cũ, lập ra Cộng hòa Pháp, và thúc đẩy nhiều biến đổi quyền lực và quyền tự do cho tầng lớp tư sản. Cuộc Cách mạng Pháp cũng đã lan rộng ra nhiều nước khác và trở thành một nguồn cảm hứng cho các cuộc Cách mạng khác trên thế giới.
Câu 2: Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các chúa Nguyễn là việc họ thực hiện và duy trì quyền kiểm soát đối với hai quần đảo này trong suốt thời kỳ chúa Nguyễn trị vì. Ý nghĩa của việc này là để bảo vệ lãnh thổ và tài nguyên trên các quần đảo này, đồng thời củng cố chủ quyền của chúa Nguyễn đối với vùng biển này. Điều này có thể được xem là một phần của chiến lược quốc phòng và bảo vệ biên giới của họ.
*Câu 1: (tự thực hành trên bản đồ)
*Câu 2: Những chứng cứ:
-dấu tích người cổ sống ven biển, đảo nước ta.
->xuất hiện các nền văn hóa cổ như Sa Huỳnh, Cham- pa, Óc- eo.
-biển đảo gắn liền với chiến công hiểm hách tiêu biểu như chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào các năm 938, 981, 1288,...
-cư dân Đàng Trong đã xác lập chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
-sách Đại Nam thực lục có ghi: "Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất hiểm yếu."
=>Việt Nam có hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa.
- Xác định trên lược đồ các đảo và hai quần đảo Hoàng Sa , Trường Sa của Việt Nam
Trả lời:
+ Hai quần đảo Hoàng Sa , Trường Sa của Việt Nam mình đã khoanh tròn còn đảo thì bạn tự xác định nha.
- Trình bày những chứng cứ về quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của nước ta nói chung và chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng qua các thời lịch sử
Trả lời:Tham khả nha bạn
Các thư tịch cổ Việt Nam còn lại đến nay cho thấy các triều đại phong kiến Việt Nam đã đặc biệt chú trọng tới vùng biển. Các hoạt động của triều đình Việt Nam không chỉ đơn giản là nhằm khai thác hải sản, các nguồn lợi kinh tế khác từ biển mà còn từng bước xác lập chủ quyền quốc gia một cách hòa bình và liên tục trên các đảo và vùng biển liên quan. Việc khai thác, xác lập chủ quyền và quản lý lãnh thổ trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được cha ông ta tiến hành từ rất lâu đời.
Hồng Đức Bản Đồ vẽ rõ địa thế xứ Đàng Trong cuối thế kỷ 18.Bãi Cát Vàng được vẽ ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi Nhiều bộ sách lịch sử của nước ta còn lại đến nay đã ghi nhận việc phân định hải giới giữa nước ta với láng giềng phương Bắc một cách trực tiếp vào năm Canh Dần (990). Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1675) chép, vào năm đó sứ Tống sang, vua Lê Đại Hành "sai nha nội cho Chỉ huy sứ là Đinh Thừa Chính đem 9 thuyền dẫn 300 người đến Thái Bình Quân (nay là Quảng Đông, Trung Quốc) để đón”. Trong cuốn Hành Lục Tập, sứ giả Trung Quốc bấy giờ là Tống Cảo thừa nhận điều này: "Cuối thu năm ngoái, bọn Cảo chúng tôi tới hải giới Giao Chỉ, Nha nội đô chỉ huy sứ của Hoàn là Đinh Thừa Chính đem 9 chiến thuyền và 300 quân đến Thái Bình Trường để đón”. Việc vua Lê Thánh Tông cho lập bản đồ toàn quốc "Hồng Đức Bản Đồ” vào năm Canh Tuất (1490), trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy trước đó hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền của Đại Việt và nhà Hậu Lê sau khi chiến thắng quân Minh đã hết sức quan tâm tới việc xác lập biên giới quốc gia, khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong đó có vùng biển, đảo. Căn cứ vào Hồng Đức Bản Đồ, Đỗ Bá tự Công Đạo đã soạn ra bộ sách Toàn Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư (1630 – 1653), ở quyển 1 có thể hiện địa mạo phủ Quảng Ngãi, phần chú thích trên bản đồ có nói tới Bãi Cát Vàng tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay. Toàn Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư theo lệnh của Chúa Trịnh những năm Chính Hòa (1689-1705) là văn kiện chính thức của Nhà nước phong kiến bấy giờ. "Bãi Cát Vàng” được ghi chú trong bản đồ phản ánh việc thực thi chủ quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam trên Biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa muộn nhất là vào thế kỷ thứ XV. Các Chúa Nguyễn cai quản xứ Đàng Trong cũng rất quan tâm quản lý, khai thác, xác lập và bảo vệ chủ quyền tại Hoàng Sa. Theo sử sách, việc thành lập đội Hoàng Sa phải có trước hoặc muộn nhất kể từ thời Chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687). Khi Tây Sơn khởi nghĩa, Chúa Nguyễn chạy vào Gia Định thì đội Hoàng Sa tiếp tục đặt dưới quyền kiểm soát của Tây Sơn. Ngay sau khi lên ngôi, chỉ một năm sau, vua Gia Long (1803) đã ra chỉ dụ củng cố đội Hoàng Sa. Năm 1815, vua Gia Long tiếp tục sai đội Hoàng Sa đi đo đạc thủy trình và vẽ bản đồ Hoàng Sa. Năm1816, vua Gia Long cho cắm cờ quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa và sai thủy quân ra đồn trú tại đây để thu thuế và bảo trợ ngư dân đánh cá trong vùng. Từ đó cho đến suốt thời kỳ nhà Nguyễn, thủy quân Việt Nam đều đặn đi vãng thám, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm mốc, dựng bia chủ quyền và rất nhiều hoạt động khác để thực thi chủ quyền trên hai quần đảo này.
Trong suốt thời Chúa Nguyễn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn được đặt trong khu vực quản lý hành chính của Thừa Tuyên Quảng Nam dưới danh nghĩa nhà Lê, thuộc Quảng Ngãi lúc là phủ khi là trấn trong thực tế tự trị của xứ Đàng Trong. Bởi từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Quảng (1600) cho tới khi chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) xưng vương năm 1744, trên danh nghĩa chúa Nguyễn vẫn là quan trấn thủ Thừa Tuyên Quảng Nam của Đại Việt, do vua Lê trị vì. Do vậy, việc thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa của các Chúa Nguyễn vẫn dưới danh nghĩa triều đình Đại Việt. Phủ Quảng Ngãi có huyện Bình Sơn quản lý xã An Vĩnh. Sang đời Tây Sơn, phủ Quảng Ngãi được đổi tên thành phủ Hòa Nghĩa. Năm 1801, Hòa Nghĩa được đổi lại như cũ là Quảng Ngãi (hay Nghĩa do cách đọc), có bộ máy quan lại cai trị từ phủ đến xã. Đến đầu triều Nguyễn, khi dân hai phường Cù lao Ré phát triển, xin tách khỏi hai làng cũ ở đất liền trở thành nơi cung cấp dân binh chủ yếu cho đội Hoàng Sa. Đội trưởng Phạm Quang Ảnh năm 1815 là người xã An Vĩnh, đảo Cù lao Ré nay thuộc thôn Đông, xã Lý Vĩnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Mặc dù bị mất mát rất nhiều song các tài liệu cổ sử còn sót lại vẫn ghi nhận rõ ràng việc các vua chúa Việt Nam nhiều thời kỳ đã đặc biệt quan tâm xác lập chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu không có sự quan tâm và các chỉ dụ cụ thể như thế thì ngày nay sẽ không có những bản đồ như Hồng Đức Bản Đồ (1490), Toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư (1630-1705), hoặc Thuận Hoá Quảng Nam Địa Đồ Nhật Trình có vẽ bãi Trường Sa ở phía ngoài xã Du Trường (tức Cù lao Ré) chú thích đi mất 2 ngày mới tới. Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, quyển 8 có chép: "Năm Tân Mão, Hiến Minh Hoàng Đế năm thứ 20 (1711), mùa hạ, tháng 4 (âm lịch) sai đo bãi cát Trường Sa dài ngắn, rộng hẹp bao nhiêu”. Trước khi lên ngôi hoàng đế (1802), Nguyễn Ánh cũng từng nhờ người Pháp đo đạc giúp hải trình ở Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long tiếp tục chỉ dụ đo đạc, vẽ bản đồ ở Hoàng Sa và Trường Sa như đã trình bày ở trên. Sang đời vua Minh Mạng, việc đo đạc chủ yếu giao cho thủy quân và thuê dân địa phương hướng dẫn hải trình. Nhiệm vụ đo đạc ở Hoàng Sa và Trường Sa được quy định rất rõ. Đại Nam Thực Lục Chính Biên quyển 165 và Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ quyển 221 chép: "Không cứ đảo nào, cửa bể nào thuyền chạy đến, sẽ đo nơi ấy chiều dài, chiều ngang, bề cao, bề rộng, chu vi bao nhiêu, rà bên bờ nước bể nông hay sâu. Có cát ngầm đá mỏm hay không, ở tình thế hiểm trở hay bình thường, xem đo tỏ tường vẽ thành đồ bản, chiếu khi khởi hành, do cửa nào ra bể, trông phương hướng nào mà lái đến nơi ấy, cứ theo đường thủy đã đi khấu tính ước được bao nhiêu dặm đường, lại ở chốn ấy trông vào bờ bể đối thẳng là tỉnh hạt nào và phương hướng nào. Ước lượng cách bờ bao nhiêu dặm đường. Ghi nói minh bạch trong họa đồ để về trình lên. Lại từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng chiếu theo lệ ấy mà làm”. Việc đo vẽ bản đồ Hoàng Sa và Trường Sa được nhà Nguyễn hết sức quan tâm, sử liệu cũng ghi nhận nhiều quan lại, quân lính bị phạt nặng do không hoàn tất công việc theo chỉ dụ của nhà vua, Bộ Công buộc họ phải làm lại. Nhờ các hoạt động đo đạc chi tiết, cẩn thận như vậy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước thời Minh Mạng vốn được xem là một "Bãi Cát Vàng”, có khi gọi là "Vạn Lý Trường Sa”, nay đã được vẽ lại (Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ) ghi rõ ràng hai tên khác nhau cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bên cạnh việc đo vẽ bản đồ, nhà Nguyễn cũng đã nhiều lần khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa bằng việc cho cắm cờ, cắm mốc, dựng bia chủ quyền trên hai quần đảo này. Năm 1816 vua Gia Long đã sai người ra cắm cờ trên đảo Hoàng Sa.
Những người Pháp cộng tác với vua Gia Long như Đức Giám mục Taberd viết rất rõ về việc này: "Vào năm 1816 Ngài (Gia Long) đã long trọng treo tại đó (Hoàng Sa) lá cờ của xứ Đàng Trong”. Hành động này là dấu mốc quan trọng trong việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, nên nhiều người phương Tây chứng kiến đều khẳng định vua Gia Long đã chính thức xác lập chủ quyền của mình trên quần đảo này trong sách của họ. Từ thời vua Minh Mạng, lực lượng thủy quân làm nhiện vụ thực thi chủ quyền được phiên chế như một "lực lượng đặc nhiệm” gồm kinh phái, tỉnh phái và dân binh địa phương mà chủ yếu là dân binh đội Hoàng Sa. Nhiệm vụ của "lực lượng đặc nhiệm” này luôn được đích thân hoàng đế chỉ dụ cụ thể. Cũng chính nhà vua theo dõi diễn tiến để thưởng phạt công minh. Đại Nam Thực Lục Chính Biên chép, mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm gỗ dài 4,5 thước rộng 5 tấc để làm cột mốc chủ quyền, trên cột mốc có khắc rõ niên hiệu, năm, chức vụ, họ tên viên chỉ huy thủy quân, được phụng mệnh ra Hoàng Sa và lưu dấu để ghi nhớ.
Các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử từ lâu đã chú ý đến cương vực lãnh thổ trên biển mà đặc biệt là khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bằng các hoạt động cụ thể, được sử liệu ghi chép đầy đủ, các triều đại phong kiến Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền một cách hoà bình và liên tục trong suốt nhiều thế kỷ.
Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Đại tướng Lê Đức Anh (lúc này là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) ở quần đảo Trường Sa, Việt Nam năm 1988 Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và hòa bình.
Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù như đã nói, do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia. Các chiến sỹ Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam trên đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa tháng 5-1988Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật... Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.
Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.
Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng tình hình rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền VNCH đã kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc.
Đối với nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã kịch liệt phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc. Năm 1975, chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo này. Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trẻ em đảo Trường Sa Lớn ngày nay đang trên đường đến lớp họcCông ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực. Về mặt địa lý, đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và đảo Hoàng Sa (Pattle) chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982. Về mặt địa chất, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một thành phần của Việt Nam. Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam. Tại quần đảo Trường Sa cũng vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy biển các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Hơn nữa, bãi Tư Chính và đảo Trường Sa (Spratly) chỉ cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lý, nằm trong thềm lục địa của Việt Nam.
Một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên quan tới Biển Đông là phải tuân thủ pháp luật chung mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng - Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 của. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Trong thời đại văn minh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ nước khác đã bị pháp luật quốc tế nghiêm cấm. Vũ lực cũng sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác là thể hiện sự hành xử của những quốc gia văn minh, tôn trọng sự thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp luật quốc tế mà chính mình đã công nhận và ký kết.
Các thư tịch cổ Việt Nam còn lại đến nay cho thấy các triều đại phong kiến Việt Nam đã đặc biệt chú trọng tới vùng biển:không chỉ đơn giản là nhằm khai thác hải sản, các nguồn lợi kinh tế khác từ biển mà còn từng bước xác lập chủ quyền quốc gia một cách hòa bình và liên tục trên các đảo và vùng biển liên quan.
-Tài liệu cổ sử còn sót lại vẫn ghi nhận rõ ràng việc các vua chúa Việt Nam nhiều thời kỳ đã đặc biệt quan tâm xác lập chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu không có sự quan tâm và các chỉ dụ cụ thể như thế thì ngày nay sẽ không có những bản đồ như Hồng Đức Bản Đồ (1490), Toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư (1630-1705), hoặc Thuận Hoá Quảng Nam Địa Đồ Nhật Trình có vẽ bãi Trường Sa ở phía ngoài xã Du Trường (tức Cù lao Ré) chú thích đi mất 2 ngày mới tới.
- Bên cạnh việc đo vẽ bản đồ, nhà Nguyễn cũng đã nhiều lần khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa bằng việc cho cắm cờ, cắm mốc, dựng bia chủ quyền trên hai quần đảo này. Năm 1816 vua Gia Long đã sai người ra cắm cờ trên đảo Hoàng Sa.
=> Việc khai thác, xác lập chủ quyền và quản lý lãnh thổ trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được cha ông ta tiến hành từ rất lâu đời.
- Xác định trên lược đồ các đảo và hai quần đảo Hoàng Sa , Trường Sa của Việt Nam
- Trình bày những chứng cứ về quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của nước ta nói chung và chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng qua các thời lịch sử
Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.
Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và hòa bình.
Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù như đã nói, do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.
Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật... Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.
Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.
Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng tình hình rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền VNCH đã kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc.
Đối với nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã kịch liệt phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc. Năm 1975, chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo này. Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực. Về mặt địa lý, đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và đảo Hoàng Sa (Pattle) chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982. Về mặt địa chất, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một thành phần của Việt Nam. Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam. Tại quần đảo Trường Sa cũng vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy biển các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Hơn nữa, bãi Tư Chính và đảo Trường Sa (Spratly) chỉ cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lý, nằm trong thềm lục địa của Việt Nam.
Một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên quan tới Biển Đông là phải tuân thủ pháp luật chung mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng - Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 của. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Trong thời đại văn minh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ nước khác đã bị pháp luật quốc tế nghiêm cấm. Vũ lực cũng sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác là thể hiện sự hành xử của những quốc gia văn minh, tôn trọng sự thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp luật quốc tế mà chính mình đã công nhận và ký kết.
Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
ko biết có đúng ko
Để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, em có thể thực hiện hai việc làm thiết thực sau:
Nâng cao nhận thức và tuyên truyền: Em có thể tham gia các hoạt động tuyên truyền về lịch sử và giá trị của biển đảo Việt Nam, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này có thể thực hiện qua các bài viết, hoạt động ở trường, hoặc trên mạng xã hội để lan tỏa thông tin và nâng cao ý thức cộng đồng về tầm quan trọng của chủ quyền biển đảo.
Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường biển: Em có thể tham gia các hoạt động như dọn dẹp bờ biển, bảo vệ động thực vật biển và vận động cộng đồng không xả rác thải ra biển. Bảo vệ môi trường biển không chỉ góp phần giữ gìn hệ sinh thái mà còn thể hiện sự tôn trọng và yêu mến đối với biển đảo quê hương, từ đó hỗ trợ công tác bảo vệ chủ quyền.