K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2021

Câu 1.Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có ý nghĩa chính trị như thế nào?

    Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Bầu cử là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung và thành lập cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương nói riêng.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức cùng một ngày trên phạm vi cả nước, trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta sau 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Câu 2.Quốc hội Việt Nam có vị trí, vai trò như thế nào trong bộ máy nhà nước ta? Tại sao nói Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân?

    Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất bởi vì theo quy định của Hiến pháp, ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Quốc hội do Nhân dân bầu ra, là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của Nhân dân. Quốc hội là cơ quyền lực nhà nước cao nhất còn thể hiện ở chức năng của Quốc hội. Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật. Bằng việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất về hình thức và bản chất của Nhà nước; ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định các nội dung cơ bản về chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, bảo vệ Tổ quốc và về tổ chức bộ máy nhà nước. Bằng việc làm luật và sửa đổi luật, Quốc hội điều chỉnh các quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, Quốc hội là cơ quan có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đó là những chủ trương lớn, những vấn đề quốc kế dân sinh, những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Không một cơ quan nào đứng trên Quốc hội trong xem xét, đánh giá việc thi hành Hiến pháp, luật - những văn bản mà chỉ Quốc hội mới có quyền ban hành. Các cơ quan do Quốc hội thành lập và người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn phải chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân được thể hiện ở các mặt sau đây:
- Trước hết về cách thức thành lập, Quốc hội là cơ quan do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân cả nước, được Nhân dân tin tưởng uỷ thác quyền lực nhà nước, thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước và chịu trách nhiệm trước Nhân dân cả nước.
- Về cơ cấu tổ chức, đại biểu Quốc hội là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất cấu thành Quốc hội. Đại biểu Quốc hội là những công dân ưu tú trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội, đại diện cho các tầng lớp Nhân dân và các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Quốc hội là hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân, là biểu trưng sức mạnh trí tuệ của cả dân tộc Việt Nam.
- Chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội được quy định toàn diện trên các lĩnh vực: lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, nhằm phục vụ cho lợi ích chung của toàn thể Nhân dân. Có thể nói, 75 năm hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam là 75 năm Quốc hội tận tâm cống hiến vì lợi ích quốc gia và dân tộc, nói lên tiếng nói của Nhân dân, hành động theo ý chí và nguyện vọng của Nhân dân.

    Câu 3.Quốc hội có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì?

    Theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội thì Quốc hội nước ta có 3 chức năng chính là: thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Theo quy định tại Điều 70 của Hiến pháp năm 2013, Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
    1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.
   2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
   3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
   4. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
   5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước.
   6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
   7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.
8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
9. Quyết định thành lập, bãi bỏ Bộ, cơ quan ngang Bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật.
   10. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
   11. Quyết định đại xá.
   12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước.
   13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.
   14. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội.
   15. Quyết định trưng cầu ý dân.

    Câu 4.Nhiệm kỳ của Quốc hội được quy định như thế nào?

    Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.

    Câu 5.Nguyên tắc và hiệu quả hoạt động của Quốc hội nước ta như thế nào?

    Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
   Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và hiệu quả của sự phối hợp hoạt động với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao...

26 tháng 8 2019

Tham khảo : 

Câu hỏi của shinjy okazaki - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến

26 tháng 8 2019

Tham khảo :

Câu hỏi của shinjy okazaki - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến

6 tháng 9 2021

đây nhé, 2 cái

http://thminhkhai.tpbacgiang.edu.vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-hoc-tap/tranh-cu-hoi-dong-tu-quan-truong-tieu-hoc-minh-khai.html

http://thminhkhai.tpbacgiang.edu.vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-hoc-tap/tranh-cu-hoi-dong-tu-quan-truong-tieu-hoc-minh-khai.html

bạn chủ tịch HĐTQ lớp mình mặc đồng phục khá nhăng . đầu bạn bù xù . lúc đó lớp nói chuyện nhiều bạn lên la lói om sòm lớp cũng chẵng nghe. Cái cổ của bạn đó như phun trào núi lửa nhưng cũng hổng ai nghe hết , cuối cùng bạn lấy cây thước dẻo dài 30 cm quất mấy bạn đến khi lớp ổn định cô bắt đầu trao giải ngoan học giỏi bạn lúc nào cũng được lên dù ai cũng biết bạn nói rất nhiều nên nhiều bạn muốn chữi bạn lắm nhưng ko được vì cô vừa dữ vừa binh bạn . lúc đó cái đầu bù xù của bạn trở nên gọn gàng hơn . nụ cười xinh đẹp trên môi bạn khiến nhiều đứa muốn ăn thịt bạn nhiều đứa thèm ăn luôn lớp phó.

em nhanh nhất thựt nhất nên k em nha

em học lớp 4 đó 

kết bạn nha

5 tháng 5 2018

điếu cần .

23 tháng 4 2018

Cứ đầu tuần vào lúc bảy rưỡi ở trường em lại tổ chức buổi chào cờ. Buổi chào cờ gồm các thầy cô giáo và học sinh trong trường tham gia.

Chúng em đang chơi đùa dưới sân thì bỗng “Tùng! Tung! Tùng!” Tiếng trống vang lên báo hiệu giờ chào cờ chuẩn bị bắt đầu.. Mỗi lớp chia thanh hai hàng dọc theo qui định. Biển lớp làm mốc đứng đều tăm tắp trên tay các bạn lớp trưởng. Những chiếc khăn quàng đỏ bay bay trong gió khoe sắc với những bộ động phục trắng tinh. Nắng buổi sáng dìu dịu chiếu vào gương mặt của chúng em làm đôi má ửng hồng. Thầy cô giáo ăn mặc chỉnh tề. Đội trống mặc đồng phục riêng đứng trên sân khấu chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Chúng em đứng dậy. Cô tổng phụ trách hô: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tiếng hô vừa dứt, hàng loạt cánh tay của các anh chị lớp bốn, lớp năm giơ lên trước trán. Tiếng trống dồn dập. Bạn cầm cờ đứng trước sân khấu chao cờ theo hiệu lệnh. Tất cả các bạn im phăng phắc. Mắt nhìn thẳng lên lá cờ tung bay trong gió. Tiếng trống vừa dứt cô Hằng hô to: “Quốc ca”. Tất cả đồng thanh hát: “Đoàn quân Việt Nam đi…” Giọng hát ngân vang rất đều. Ai cũng say sưa hát để thể hiện lòng yêu quê hương tha thiết. Mắt đăm đắm nhìn lên lá Quốc kì. Đầu ngẩng cao. Hai tay duỗi thẳng hai bên trông thật nghiêm chỉnh. Những chú chim hằng ngày hót say sưa thế nay cũng im lặng như muốn nghe tiếng hát của chúng em. Hết bài Quốc ca là bài Đội ca. Các bạn hát nhanh và mạnh mẽ hơn. ”Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại!” “Sẵn sàng!”. Lời hô vang như sấm. Chào cờ xong cô tổng phụ trách ra hiệu cho chúng em ngồi. Không khí có phần ồn ào nhứng trật tự ngay khi cô nhận xét thi đua trong tuần. Giọng cô sang sảng rất dễ nghe. Lớp em mà được nhận cờ xuất sắc thì ai cũng vui, gương mặt bạn nào cũng hớn hở. Sau đó, cô nhắc việc tuần tới. Bạn nào cũng chăm chú nghe để thực hiện cho tốt. Rồi mỗi bạn cầm một chiếc ghế lần lượt lên lớp trả lại không khí yên tĩnh cho sân trường.

Em rất thích những phút chào cờ đầu tuần. Hình ảnh lá Quốc kì thiêng liêng in đậm trong tâm trí mỗi chúng em. Chiếc khăn quàng đỏ mà em đang đeo đây là một góc của lá cờ Tổ quốc. Nó nhắc em cố gắng học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi.

8 tháng 10 2021

Bạn tham khảo :

Trong cuộc đời, mỗi người đều đã từng làm được một việc tốt. Điều đó có thể khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Bản thân tôi cũng đã từng làm được rất nhiều việc tốt.

Tôi vẫn còn nhớ hôm đó là chủ nhật. Khi ấy, tôi cùng các bạn trong xóm rủ nhau đi đá bóng. Chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ và sôi nổi về trận đấu sắp tới. Cả nhóm đều hy vọng có thể giành chiến thắng trước đội bóng của xóm Đông - một đội bóng rất mạnh trong làng. Cả đội đang rất quyết tâm.

Nhưng khi cả nhóm đang đi gần đến sân bóng, tôi chợt nhìn sang phía bên kia đường có một cụ bà đang sách một túi đồ rất nặng. Bỗng nhiên có một đám thanh niên bốn năm người đi ngang qua, xô vào người bà cụ khiến bà đánh rơi túi đồ. Chiếc túi rơi xuống đất, những quả cam ở trong túi lăn ra xa. Chắc có lẽ bà cụ vừa đi chợ về. Đám thanh niên nọ thấy vậy nhưng vẫn không quay lại xin lỗi và nhặt đồ lên giúp bà cụ. Họ chỉ quay lại nhìn rồi mỉm cười rồi lại nhanh chóng bước đi.

Những người đi dưới đường cũng không ai chịu dừng xe lại giúp đỡ bà cụ. Tôi thấy thế liền chạy tới giúp bà nhặt những quả cam còn đang rơi, xếp cẩn thận vào chiếc túi rồi đưa lại cho bà cụ.

Bà cụ mỉm cười rồi nói với tôi:

- Bà cảm ơn cháu nhiều lắm! Cháu quả là một đứa trẻ ngoan ngoãn!

Tôi liền nhanh nhảu hỏi bà cụ:

- Không có gì đâu ạ… Bà ơi, bà đi đâu để cháu đưa bà đi ạ?

Bà cụ trả lời:

- Nhà bà ở bên đường, gần ngay sân bóng kia kìa.

Tôi đang trò chuyện với bà cụ thì thấy cả nhóm bạn của mình chạy lại. Nghe thấy bà cụ trả lời, cả nhóm đồng thanh đáp.

- Vậy ạ? Vậy để chúng cháu đưa bà qua đường ạ!

Tất cả cùng nhau mỉm cười hớn hở. Cả nhóm cùng dắt bà cụ qua đường một cách thật cẩn thận. Trên đường đi, bà cụ còn hỏi han chúng tôi rằng đang đi đâu. Tôi đã đại diện cả nhóm kể lại cho bà về cuộc thi đấu sắp tới. Bà nói rằng những đứa trẻ tốt bụng như chúng tôi chắc chắn sẽ giành được chiến thắng. Chúng tôi càng thêm tự tin hơn về kết quả cuối cả đội.

Sau khi đưa bà về đến nhà, cả nhóm nhanh chóng vào sân bóng. Cũng may vẫn còn thời gian để chuẩn bị trước trận đấu. Trận đấu diễn ra vô cùng căng thẳng. Cuối cùng chúng tôi đã giành chiến thắng với tỉ số 2 - 1. Bàn thắng ấn định chiến thắng do chính tôi ghi công.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” - đó là những lời trong bài hát “Để gió cuốn đi”. Lời ca gửi gắm ý nghĩa về tấm lòng biết sẻ chia trong cuộc sống. Khi làm được việc tốt, chúng ta sẽ nhận lại nhiều thứ quý giá.

tham khảo nhé

Thời gian vừa qua, miền Trung nước ta đã phải hứng chịu một trận lũ lịch sử, khiến cho người dân khốn đốn. Gây nhiều thiệt hại nặng nề. Đúng lúc này, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta lại được phát huy mạnh mẽ. Và em cũng đã góp một phần sức nhỏ của mình vào đó.

Suốt mấy ngày nay, trên các kênh tivi, báo đài là những hình ảnh, những lời kêu cứu của người dân miền Trung tội nghiệp. Đối mặt với sự nổi giận của mẹ thiên nhiên, con người trở nên quá nhỏ bé. Nhưng sự kiên cường đã giúp họ chịu đựng, vượt qua trận lũ. Tuy nhiên, sau khi cơn lũ đi qua, thì điều gì còn ở lại? Đó là những trang sách vở, dụng cụ học tập nhuốm đầy bùn đất, những bộ trang phục rách, bẩn hết cả, những gia cụ, ngôi nhà, xe cộ hư hỏng nặng… Những người dân như rơi vào tay trắng, biết bao học sinh nghẹn ngào khi chẳng có sách vở, áo quần sạch sẽ để đến trường. Trước tình hình đó, người người nhà nhà chung tay góp sức ủng hộ miền Trung. Người có sức góp sức, người có của góp của. Nhìn thấy những hành động ấy, trong em bừng lên một cảm giác lạ lùng.

Tối hôm đó, em trở về nhà xin phép mẹ lấy những bộ trang phục không mặc nữa nhưng còn mới để tặng các bạn. Được mẹ đồng ý, em vui lắm, vội lấy áo quần ra giặt lại sạch sẽ, gấp gọn gàng để chuẩn bị gửi vào miền Trung. Xong xuôi, em vào tủ sách, lấy ra những cuốn sách của các năm học trước đóng vào hộp để gửi cùng. Suốt tối hôm đó, em mong sao cho ngày mai đến thật nhanh để được đem quà đến cho các bạn ở miền Trung. Nằm mãi không ngủ được, thế là em lại nghĩ vẩn vơ. Em nhớ đến hình ảnh những bản nhỏ tội nghiệp không có đồ ăn trong nhiều ngày, áo quần, sách vở trôi hết theo dòng nước lũ. Thế là em liền bật dậy, tìm chú heo mà mình đã nuôi suốt hai năm nay. Số tiền đó, được em dành dụm để mua đàn guitar. Tuy rất tiếc, nhưng nghĩ đến nó sẽ có thể giúp cho các bạn học sinh ở vùng lũ thì em lại quyết tâm hơn. Đập vỡ heo, em ngồi vuốt phẳng từng tờ tiền lại, cất gọn gàng vào phong bì. Làm xong tất cả, em trở về giường trong niềm hạnh phúc.

Em biết, hành động của mình không quá lớn lao. Nhưng em vẫn vô cùng hạnh phúc và vui sướng khi góp chút sức mình giúp đỡ đồng bào trong khó khăn. Em sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để tương lai, có thể giúp đỡ nhiều người hơn bằng chính sức của mình.

27 tháng 1 2018

Thế là thu đã đến mang theo bao điều kì diệu: những cơn gió heo may, những khóm cúc vàng tươi,... Nhưng có lẽ, điều kì diệu nhất khiến thu để lại dấu ấn không mờ trong lòng của lứa tuổi học trò đó là ngày tựu trường. Ngày tựu trường là ngày mà khiến người ta có cảm giác háo hức nhất, vui sướng nhất. Và với tôi, ngày khai giảng tuyệt vời nhất chính là ngày khai giảng năm nay tại trường THCS Phường 2 thân yêu.

Lễ khai giảng của trường tôi năm nào cũng được chuẩn bị vô cùng chu đáo từ các băng – rôn, khẩu hiệu đến các tiết mục văn nghệ,… Sân trường được trang hoàng bằng những lá cờ đỏ thắm, các khẩu hiệu in lớn trông vô cùng rực rỡ. Sự háo hức, bồi hồi hiện rõ lên khuôn mặt của từng học sinh và các thầy cô giáo. Trang phục của chúng tôi được thống nhất là áo trắng, quần xanh và thêm màu đỏ thắm của chiếc khăn quàng Đội. Còn các cô giáo thướt tha trong tà áo dài trắng giản dị mà vô cùng thanh lịch. Đến những thầy giáo thì trông thật lịch sự với bộ com – lê màu đen rất đẹp.Đúng bảy giờ, thầy tổng phụ trách tuyên bố buổi lễ khai trường long trọng bắt đầu. Mở màn là buổi lễ chào cờ .tất cả học sinh,thầy cô và các đại biểu đứng lên làm lễ. Không khí lúc này trở nên thật trang nghiêm. Bài hát Quốc ca, Đội ca vang lên rõ ràng mà thân thương biết mấy. Chúng tôi hát bằng cả trái tim mình, những lời ca dù không hay nhưng thật tuyệt vời.Kế tiếp chúng tôi nghe thầy giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Bài diễn văn của thầy ngắn gọn, xúc tích nhưng đầy hào khởi, đủ để khơi dậy trong mỗi thầy trò lòng quyết tâm phấn đấu dạy tốt – học tốt, thi đua lập nhiều thành tích trong năm học mới., giây phút mong chờ đã đến.thầy hiệu trưởng đã thay mặt cho các thầy cô, các đại biểu dóng lên hồi trống thân thương mà chúng tôi không được nghe trong ba tháng hè dài đằng đẵng. “Tùng! Tùng! Tùng!”Tiếp theo là chương trình văn nghệ gồm nhiều tiết mục với đủ thể loại: hát, múa,vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết tiết mục rất hấp dẫn này...
Buổi lễ kết thúc, tôi vẫn lang thang quanh trường. Suy nghĩ về một năm học mới, một nền giáo dục mới…Tôi sẽ cố gắng học tập trên ngôi trường thân thiết này.

K NHA

27 tháng 1 2018

Thế là hai tháng hè dài đằng đẵng, giờ đây chúng tôi lại được trở lại ngôi trường thân yêu để bắt đầu một năm học mới. Buổi sáng hôm nay thật đặc biệt. Bầu trời trong xanh hơn từng tiếng chim hót líu lo như muốn giục giã chúng tôi nhanh nhanh chân để cùng đến dự buổi lễ quan trong-buổi lễ khai giảng năm học mới. Năm nào cũng thế những cảm xúc trong tôi trong ngày khai giảng vẫn cứ thật mới mẻ. Trên đường tới trường, từng tốp từng tốp học sinh ríu rít như bầy chim non trò chuyện với khuôn mặt háo hức rủ nhau tới trường. Ngôi trường hôm nay trông đẹp quá. Ngoài cổng trường đã mắc băng rôn cùng với những chùm hoa chùm bóng và lá cờ đỏ sao vang bay phấp phới. Từng hàng ghế đỏ đã được xếp ngay ngắn trên sân trường trông cứ như sân trường đang trải một tấm thảm đỏ thắm. Các bạn trong đội danh dự đứng hai bên cổng trường tay cầm hoa và lá cờ nhỏ xinh vẫy chào mọi người. Đúng 7h30 buổi lễ khai giảng năm học mới được diễn ra. Cô hiệu trưởng lên tiếng khai mạc buổi lễ trong tiếng vỗ tay vang dội của mọi người. Sau đó là phần chào đón các em học sinh lớp 1. Tôi luôn luôn thích phần này nhất trong buổi lễ. Trong tiếng nhạc của bài hadt "Ngày đầu tiên đi học", các em học sinh như những chú chim non nớt với khuôn mặt rụt rè, có em mắt còn ướt htrên hàng mi long lanh giọt nước mắt e dè đi theo sự hướng dẫn của thầy cô và các anh chị đội danh dự. Cảnh tượng ấy thật hân thương khiến chúng tôi ai cũng thấy xúc động. Sau khi các em lớp 1 đã ổn định chỗ ngồi, cô hiệu trưởng tiếp tục buổi lễ bằng việc giới thiệu các vị khách quý đến tham gia buổi lễ và nêu lên các mục tiêu cũng như nhiệm vụ trong năm học mới. Chúng tôi ai chăm chú nghe cô nói nên không khí buổi lễ trở nên thật trang nghiêm. Trong chương trình khai giảng, có một số tiêdt mục văn nghệ đã được tổ chức. Những tiêdt mục đó được trình diễn rất đẹp và mang đày ý nghĩa. Buổi lễ khai giảng kêdt thúc bằng hồi trống dài vạng vọng như báo hiệu một năm học mới chính thức được bắt đaàu. Chúng tôi xếp ghế và trở về phòng học của lớp mình. Cô giáo chủ nhiệm chào đơn chúng tôi và gphát cho chúng tôi những tờ khóa biểu cho năm học mới. Đối vơdi tôi, buổi lễ khai giảng vô cudng ý nghĩa. Nó khôg chỉ gợi cho tôi nhớ về những kỉ niệm về ngày đầu tiên dêdn trường mà nó còn như nhắc nhở tôi rằng một năm học mới đac bắt đầu, hhãy cố gắng để đaht được những mục tiêu tốt nhất trong năm học mới này nhé.

13 tháng 12 2018

Ngày đầu tiên vào lớp Một là một ngày rất trọng đại đối với tôi và gia đình . Mẹ sợ rằng tôi sẽ khóc và đòi về. Mẹ cũng sợ rằng tôi phải tạm dừng việc học sang năm sau, khi tôi đã đủ lớn để mẹ không còn cảm thấy sợ và lo nữa.

Từ mấy tuần trước, gia đình tôi đã nhộn nhịp. Bố mẹ mua cho tôi bao nhiêu thứ lạ: bút chì, thước kẻ, cặp sách, vở và rất nhiều đồ dùng khác mà tôi không nhớ rõ. Tôi có rất nhiều váy áo nhưng lần này mẹ vẫn đi mua cho tôi một bộ đồ khác: áo trắng váy đỏ. Mẹ nói với tôi đó là đồng phục.

Tôi được bố mẹ kể nhiều về trường lớp và tôi cũng lấy làm thích thú lắm về cái trò “tập viết”. Tôi có nhiều ước mơ. Tôi thích làm lớp trưởng, muốn có nhiều bạn, muốn học thật giỏi. Tối hôm đó, tôi nghĩ rất nhiều và mong cho đến ngày mai, ngày đầu tiên đi học. Sáng hôm sau, trời sẽ trong xanh, mát dịu, tôi sẽ cùng mẹ đi đến trường. Chỉ nghĩ thôi đã thấy thích.

Đúng như tôi tưởng tượng, sáng thu ấy, một buổi sáng thật đẹp, trời rất cao và mây cũng rất xanh như tôi mong muốn. Ngồi sau mẹ, tôi nhìn ngắm con đường lạ. Tôi chưa đi con đường này bao giờ. Con đường rất đẹp, hai bên cây xanh rì rào như chào đón tôi. Mẹ hỏi tôi rất nhiều nhưng điều mẹ lo lắng nhất là sợ tôi khóc, đòi về. Mẹ đi xe chậm lại và nói: “Đến rồi! Trường của con đấy!”.

Bài văn mẫu tả ngày đầu tiên đến trường "tôi vào lớp 1 bằng nụ cười"

Tôi giật mình, rồi tò mò tự hỏi sao trường to thế? Sao nhiều người thế? Tôi chợt thấy lo. Mẹ gửi xe rồi nắm tay tôi dắt vào cánh cổng trường to rộng. Giữa biển người tôi thấy mình thật nhỏ bé. Nếu không có mẹ chắc tôi bị họ đè bẹp mất. Mẹ dẫn tôi đi một vòng rồi dừng lại ở một dãy những bạn học sinh khác. Mẹ nói: “Lớp con đấy! Bước vào đi con”. Tôi thấy sợ, níu lấy tay mẹ, tôi ước mẹ học cùng tôi mặc dù mẹ có to hơn tôi và các bạn một chút.

Xung quanh tôi có rất nhiều bạn, người thì nắm tay mẹ, người thì ôm chân bố, có bạn còn bắt cả bà bế. Cái phòng mà tôi đứng đó là lớp 1A5. Từ căn phòng có một người lạ bước ra. Cô ấy còn trẻ và rất đẹp. Cô mặc bộ áo dài màu hồng phấn. Cô cười rất tươi, ngồi xuống hỏi thăm từng bạn. Cô hỏi đến tôi, tôi hơi sợ vì mẹ tôi từng dặn: “Ai hỏi nhiều là mẹ mìn đấy! Họ hỏi để biết con ở đâu rồi đến tối bắt đi. Nên ai hỏi con thì con đừng trả lời nhé!”.

Tôi thấy cô dịu hiền quá. Cô hỏi gì tôi trả lời hết, cả việc tôi tưởng cô là mẹ mìn. Cô cười và xoa đầu tôi. Tôi lại cười và nhìn mẹ, mẹ tôi cười thật xinh, gương mặt mẹ không còn lo âu mà rạng rỡ vô cùng. Tôi thiết nghĩ: “Đi học à? Đâu có gì đáng sợ!”.

Rồi cô giáo đọc tên từng bạn, nghe đọc đến tên có một bạn khóc nấc lên. Nhưng tôi không khóc, mẹ tôi cũng không phải đẩy hay ấn, tôi tự đi. Tôi chẳng thấy lo ngại, tôi thấy mọi sự đều tốt đẹp. Tôi không muốn những cái đẹp ấy bị nước mắt làm xấu đi. Và mẹ cũng đã dặn trước sẽ phải làm gì khi đến trường, mẹ sẽ phải xa tôi. Nhưng rồi tôi lại thấy sợ, không hiểu là sợ gì nữa nên tôi tự bước vào lớp khi cô đọc tên.

Tôi ngoái lại nhìn mẹ, tạm biệt mẹ và tạm biệt cả tuổi ấu thơ. Cái tuổi thơ đầy ắp trò chơi. Tôi quay ra cửa sổ, nhìn mẹ, mẹ cười, tôi cũng cười. “Đi học à! Bình thường thôi đâu có gì đáng sợ!”. Ngoài trời nắng nhảy nhót như cũng đang “đi học”.

Ngày đầu tiên đến trường đầu tiên thật đặc biệt. Tôi không hiểu vì sao lúc ấy tôi không khóc. Tôi chỉ biết hôm đó mẹ tôi rất vui. Tôi hãnh diện vì làm cho mẹ vui. Tôi đã bước vào lớp Một bằng một nụ cười…

13 tháng 12 2018

Khi đọc lại những câu trên mỗi chúng ta đều nhớ, hàng năm cứ đến độ thu sang  đầu tháng 9, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, ngoài vườn hương thơm ngát, ong bướm bay rộn ràng, lòng em lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường, lại xôn xao khó tả. Nhưng có lẽ ngày khai giảng đáng nhớ nhất chính là ngày em bước vào lớp 1. Tạm biệt những ngày tháng rong chơi tuổi thơ, chúng ta bắt đầu bước vào một hành trình mới trong cuộc đời của mình. Đến trường để học những nét chữ, phép toán đầu tiên.

Em vẫn nhớ hôm ấy – một buổi sớm mai có tia nắng lấp ló bên ô cửa sổ. Em phải cùng mẹ đến trường để tham dự lễ khai giảng năm học mới. Hôm đó em dậy sớm. có lẽ vì em thấy mình đã khôn lớn và một lý do quan trọng hơn nữa, đó là ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời của mình. Em mặc bộ đồng phục mới mà mẹ đã mua cho em và tự tay chuẩn bị cặp sách. Mẹ đeo cặp cho em, và hai mẹ con bước đi trên con phố nhỏ vào sáng mùa thu dịu mát. Đi trên con đường thân thuộc hàng ngày, mà trong lòng em không khỏi lo lắng, háo hức, nôn nao chờ đợi. Chờ đợi những gì mà em sắp sửa trải qua: đó là ngày đầu tiên dự buổi khai trường năm học mới.

Khi đến cổng trường, em cảm thấy rất ngạc nhiên vì khác xa với ngôi trường mẫu giáo, trường tiểu học có rất đông bạn nhỏ cũng được bố mẹ đưa đến trường. Những chị học sinh khối 4, 5 duyên dáng trong chiếc váy đồng phục, những anh chị khăn quàng đỏ thắm trên vai, em đặc biệt chú ý những bạn cùng lứa tuổi với em, áo quần tinh tươm rụt rè nắm lấy tay mẹ đến trường. Mẹ khẽ lay tay em và nói: “Đến trường rồi kìa con!”. Trường to lớn và đồ sộ hơn trường mẫu giáo nhiều. Trước cổng trường có một tấm bảng đề chữ màu xanh biển rất to: “Trường tiểu học Quang Trung”.

 Bước vào cổng trường, có khoảng sân rộng đã đến trước cửa lớp. Em vẫn nhớ rất rõ là mình học lớp 1A do cô Phương làm chủ nhiệm lớp. Cô dìu tay em vào lớp và xếp chỗ ngồi. Em bịn rịn buông tay mẹ và chợt cảm giác hụt hẫng chiếm lấy trong long lúc ấy. Nhìn các bạn chung quanh mình trông ai cũng lạ lẫm.

Cô giáo yêu cầu phụ huynh ra về để lớp bắt đầu giờ học. Em chào mẹ qua cửa sổ. Có vài bạn khóc to lên gọi bố, gọi mẹ khi thấy bố mẹ ra về khiến em cũng cảm thấy mắ mình như nhòe ướt. Nắng ấp áp xuyên qua kẽ lá. Buổi lễ khai giảng đã bắt đầu.
Cô giáo dẫn chúng em xếp hàng theo từng tốp. Lễ khai giảng bắt đầu trong không khí trang trọng của nghi thức chào cờ. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới được kéo lên trong bài hát Quốc ca trầm hùng. Cô hiệu trưởng trang trọng đọc báo cáo và mục tiêu cho năm học mới. Cả trường vang vội tiếng vỗ tay. Đám học trò lớp 1 cũng bắt chước anh chị vỗ tay. Sự rụt rè dần tan biến. Giờ phút thiêng liêng đã đến. Cô hiệu trưởng đánh ba hồi trống khai giảng năm học mới. Chính tiếng trống ấy đã khởi đầu tương lai cho chúng em qua con đường học vấn và đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời mình.

Giờ đây, dù đã trải qua tám mùa khai giảng nhưng những kỉ niệm vẫn mãi đọng lại trong kí ức tuổi thơ của em về ngày đầu tiên đi học. Những khoảnh khắc đẹp về mái trường, thầy cô, những người bạn đầu tiên thời học sinh đã cho em thêm nhiều động lực để cố gắng học tập ngày càng tiến bộ hơn nữa