K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2017
Truyền thuyếtTruyện cổ tích

- Có yếu tố tưởng tượng kì ảo

- Có cốt lõi lịch sử

- Thái độ và cách đánh giá của nhân dân

- Có yếu tố hoang đường

- Có chi tiết tưởng tượng

- Ước mơ về chiến thắng giữa điều tốt với điều xấu

12 tháng 12 2017

 Giống ; Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao 
Khác:truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .

22 tháng 11 2017

Thảo luận 1

Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước ... Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần (tiếng cường của người bị gù, của bệnh nhân tâm thần...). Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán. Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận. Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong. Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc . Nội dung Nội dung của truyện cười có các mục đích: Mua vui giải trí: nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có tính chất phê phán nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh (Tay ải tay ai, Thấy dễ mà thèm, Ăn vụng gặp nhau...) Phê bình giáo dục: phê bình thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân: Hội sợ vợ, Áo mới lợn cưới, Sợ quá nói liều... Đả kích: vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến. Truyện trào phúng đả kích từ vua chúa, quan lại đến địa chủ cường hào, thầy đồ, thầy chùa, thầy pháp, thầy lang ... (Quan huyện thanh liêm, Thần bia trả nghĩa, Nó phải bằng hai mày, Nam mô ... boong, Thầy đồ liếm mật, Chỉ có một con ma ...). Hệ thống truyện trạng (tiêu biểu là truyện Trạng Quỳnh, Truyện ông Ó). Phân loại Theo tiêu chí kết cấu thì truyện cười có 2 nhóm lớn: Truyện cười kết chuỗi: nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là đối tượng của tiếng cười phê phán (Trạng Lợn) nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là người được ca ngợi, thán phục, đã dũng cảm, mưu trí đấu tranh chống cái xấu, cái ác (Trạng Quỳnh). Truyện cười không kết chuỗi: truyện khôi hài (giải trí là chủ yếu), truyện trào phúng (phê phán là chủ yếu), và truyện tiếu lâm (có yếu tố tục). Truyện ngụ ngôn Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thưc tế xã hội. Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật để dễ săn bắt và tự vệ. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện. Nội dung truyện ngụ ngôn Việt Nam thường bao gồm các điểm sau: Đả kích giai cấp (thống trị): đó là thói ngang ngược, đạo đức giả của kẻ quyền thế (Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay...) Phê phán thói hư tật xấu của con người: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan, tính tham lam, thói đoán mò (Ếch ngồi đáy giếng, Người nông dân và con lừa, Thả mồi bắt bóng, Cà cuống với người tịt mũi...) Nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống: tuy chưa là ý niệm triết học đích thực nhưng là những bài học bổ ích, khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình, sống cần có lập trường, nêu lên sức mạnh của sự đoàn kết, tác hại của óc xa rời thực tế (Quạ mặc lông công, Đẽo cày giữa đường, Chị bán nồi đất, Chuyện bó đũa, Mèo lại hoàn mèo...)

Thảo luận 2

Truyện cười là những truyện chủ yếu gây cười cho người đọc nhưng cũng có loại truyện cười mang cả tính ngụ ngôn, giáo dục con người trong đó Truyện ngụ ngôn có cả yếu tố gây cười nhưng ít, truyện ngụ ngôn chứa đựng nhiều tính giáo dục, triết lý nhân sinh quan, giúp cho người đọc, người nge rút ra bài học cho bản thân qua các tình huống và nhân vạt trong truyện

Thảo luận 3

nếu chỉ phân biệt thì đơn giản thôi bạn .truyện cười là truyện nói về của đời sông hằng ngày của con người như đối thoại hiểu nhầm ý khác ... mục đích chinh là gây cười cho người đọc giả . Truyện ngụ ngôn là truyện có tính ẩn dụ của tác giả mượn hình ảnh nhân vật (có thật hoặc không có thật ) hoặc con vật để giáo dục hoặc đã phá những sự tiêu cực ,tính cách ,hủ lậu của con người ,xã hội .... như truyện con ve sầu và con kiến

Thảo luận 4

Truyện cười chỉ để mà cười thôi thì là truyện cười , truyện cười nhằm mục đích răn dạy cái xấu cái tốt của con người trong xã hội thì là truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn là mượn cái này mà nói cái kia , ngụ ý khuyên răn người đời.

Thảo luận 5

Truyện cười chắc chắn là gây cười. Bạn đọc chúng đầu tiên sẽ thấy buồn cười. Có nhiều truyện cười có tính giáo dục. Nhưng cũng có truyện cười chỉ để cười không mang theo một thông điệp nào đặc biệt cả. Còn truyện ngụ ngôn đôi khi có gây cười. Đôi khi không gây cười nhưng có một đặc tính là chắc chắn phải có một thông điệp nào đó do người sáng tác cố ý gửi gắm vào. Mình phân biệt như vậy có đúng ko ạ? Nếu có gì chưa được chuẩn mong bạn chỉ giáo nhé.

22 tháng 11 2017

truyen ngu ngon ko co tinh chat gay cuoi

3 tháng 12 2017
  • Truyền thuyết : loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ , thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo .Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân vật đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được thể hiện
  • Truyện cổ tích:loại truyện dân gian kể về cuộc đời của 1 số kiểu nhân vật quen thuộc .
  • Ngụ ngôn:loại truyện kể bằng văn xuôi hoạc văn vần , mượn truyện về loài vật ,đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió ,kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ ,răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
  • Truyện cười: loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư,tật xấu trong xã hội

    Chúc bạn học tốt!(~^.^~)

3 tháng 12 2017

Truyền thuyết
- Truyền thuyết là  loại truyện dân gian kể về các nhân  vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo
- Thể  hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật  lịch sử.

Cổ  tích
- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như : mồ côi, bất hạnh, dũng sĩ, tài năng…Truyện thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo …
- truyện thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về  chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với các  ác, giữa sự công bằng đối với sự bất công .


 Truyện cười
- Là loài  truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui  hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

Ngụ  ngôn
- Là loại truyện  kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần  mượn chuyện về loài vật, đề vật hoặc về chính người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên như, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

24 tháng 11 2017

 So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích. 
a) Giống nhau: 
- Đều là truyện dân gian.
- Có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường…
b) Sự khác nhau:

Truyền thuyết

-  Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử được kể.
- Người kể, người nghe tin câu chuyện có thật (dù có yếu tố tưởng tượng kì ảo).

Truyện cổ tích
- Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc.Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, v v…
- Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật (dù có yếu tố thực tế).
2a) Giống nhau: 
- Đều là truyện dân gian.
- Đều chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều người ta muốn răn dạy.
- Có yếu tố gây cười.

b) Sự khác nhau:
-Mục đích:

Ngụ ngôn

+ Khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống. Sử dụng cách nói ẩn dụ, ngụ ý.
Mục đích:

Truyện cười

+ Gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười.Sử dụng cách nói thẳng, trực tiếp.

28 tháng 11 2017

bùi khánh huy trả lời rồi sao cậu ko chọn câu trả lời này

20 tháng 10 2018

 Định nghĩa : 

- Truyện cổ tích là một thể loại chính của sáng tác tự sự dân gian có tâm thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. 
-Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian mà đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử. 
*Giống nhau: 

+ Đều thuộc thể loại văn học dân gian.( có tính truyền miệng, tính tập thể, tính dị bản ) 
+ Đều có yếu tố kì ảo hoang đường 

*Khác nhau: về nội dung và nghệ thuật 

+Về nội dung-ý nghĩa: Truyện cổ tích kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật mồ côi, nhân vật dũng sỹ, nhân vật dì ghẻ...nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện, của công lí. Còn truyện truyền thuyết lại kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử nhằm thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân ta về nhân vật và sự kiện lịch sử đó. 

+Về nghệ thuật: 

Truyện cổ tích sử dụng hoàn toàn yếu tố hư cấu 
Truyền thuyết thì đan xen giữa yếu tố tưởng tượng, kì ảo hoang đường (Hư cấu ) và yếu tố thực (Chi tiết lịch sử có thật )

Bài làm 

+ Giống :

 Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao 

+Khác:

truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .

27 tháng 11 2016

Giống ; Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao
Khác:truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .

8 tháng 1 2017

ko phải đâu

12 tháng 12 2016

a,Điểm giống nhau:

- Đều là truyện giân dan.

- Có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

- Có nhiều chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường,...

b, Điểm khác nhau:

Truyện Truyền thuyết:

- Kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật được kể.

- Người kể và người nghe tin là có thật (dù có các chi tiết tưởng tượng kì ảo).

Truyện Cổ tích:

- Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như: Nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật bất hạnh,...

- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, v v...

- Người kể và người không tin câu chuyện là có thật (dù có yếu tố thực tế).

 

 

12 tháng 12 2016

Các câu chuyện Truyền thuyết đã học: Con Rồng Cháu Tiên; bánh Chưng, bánh Giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích hồ Gươm.

Các câu chuyện Cổ tích đã học: Thách Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng.

10 tháng 4 2018

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”
Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.

Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm. Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.

Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối do dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng. Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Cuối, cùng, sau bao khó khăn, thử thách, Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.

Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.

truyện tấm cám

CHÚC BN HOK TỐT

"Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em."

"Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh... Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.

Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:

- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.

Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?

Lạc Long Quân bèn giải thích:

- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.

Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.

Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương."

Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.

Nhiều lúc, chúng ta tự hỏi: "Dân tộc Việt Nam sinh ra từ đâu nhỉ? Tại sao người Việt lại xưng là con Rồng, cháu Tiên". Để biết được điều này, chúng ta cùng đến với truyện Con Rồng cháu Tiên nhé.

Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt - bây giờ chính là vùng Bắc Bộ nước ta - có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, là con trai thần Long Nữ. Thần sống dưới thuỷ cung, thỉnh thoảng hiện lên giúp dân diệt trừ yêu quái và dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi. Ở vùng núi cao phương Bắc khi ấy có một nàng tiên cực kì xinh đẹp, thuộc họ Thần Nông, tên gọi Âu Cơ. Nghe nói vùng đất Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng liền đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có thai. Thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng nở ra trăm người con trai khôi ngô tuấn tú. Đàn con cứ lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm gì. Lạc Long Quân, vì không quen sống trên cạn nên một thời gian sau trở về thuỷ cung, bỏ lại Âu Cơ cùng đàn con trên cạn. Chờ mãi, chờ mãi mà chẳng thấy chồng về, Âu Cơ bèn gọi chồng lên than thở. Lạc Long Quân đành phải nói với Âu Cơ rằng, hai người không thể tiếp tục cùng nhau chung sống vì tập quán, nơi sinh… khác nhau. Âu Cơ cùng Lạc Long Quân chia đàn con, năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên rừng, cùng cai quản bốn phương.

Ngựời con trai trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Theo tục cha truyền con nối, mười tám đời vua Hùng đều lấy hiệu là Hùng Vương. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - các con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.

Câu chuyện đến đây là kết thúc. Bằng trí tưởng tượng phong phú, truyện "Con Rồng cháu Tiên" đã giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt.

31 tháng 12 2019

Học tốt nhé! Soạn bài này vất lắm đấy :((

Đặc điểm

-truyền thuyết là loại truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ. thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử

-truyện cổ tích kể về cuộc đời số phận của một số kiểu nhân vật ,thường có yếu tố hoang đường .thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.

-truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về vật ,đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió kín đáo truyện con người, nhằm khuyên nhủ ,răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống

-truyện cười :loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

So sánh

1. Truyền thuyết và cổ tích

-truyền thuyết có cơ sở lịch sử ,cốt lõi là sự thật lịch sử .người kể người nghe tin có chuyện là có thật .thể hiện thái độ và tính cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện lịch sử nhân vật lịch sử

-truyện cổ tích về mây thuận giàu nghèo, thống trị bị trị, đấu tranh giai cấp .người kể người nghe không tin câu chuyện này có thật. thế hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải của cái thiện

2 Ngụ ngôn và cười

- Truyện cười dùng yếu tố gây cười, thú vị ,bất ngờ.Nhằm cợt, mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu ,những phong tục ,những thói quen cổ hủ của con người trong xã hội

- Truyện ngụ ngôn mượn hình ảnh ,hành động, lời nói, đặc điểm ,của những loài vật để ngụ ý chỉ con người. Qua đó muốn khuyên răn, giáo dục, hướng con người tới cái thiện, cái tốt.