Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chỉ ra đặc điểm của văn miêu tả
=> Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
Chỉ ra kinh nghiệm làm văn miêu tả
=>
- Xác định được đối tượng miêu tả;
- Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
- Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.
Chỉ ra bố cục của bài văn miêu tả
=>
1. Tả cảnh
- Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
- Yêu cầu tả cảnh:
- Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
- Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
- Bố cục bài văn tả cảnh:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:
- Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
- Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
- Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
- Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
2. Tả người
- Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời nói…. của nhân vật được miêu tả.
- Phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu:
- Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…)
- Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)
- Cách miêu tả:
- Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)
- Thân bài:
- Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..
- tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói… (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt…).
Ví dụ:
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.(Võ Quảng)
- Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.
- Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.
3. Miêu tả sáng tạo
- Đối tượng miêu tả thường xuất hiện trong hình dung tưởng tượng có bắt nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó.
- Đối tượng: Người hay cảnh vật.
- Yêu cầu khi miêu tả:
- Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống. Ví dụ khi tả một phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thường xảy ra của cảnh đó làm cơ sở tưởng tượng như: không khí của cảnh, số lượng người với những lứa tuổi tầng lớp nào? chợ diễn ra ở địa điểm nào? Thời tiết khí hậu ra sao?….Những cơ sở đó là thực tế để tưởng tượng theo ý định của mình.
- Tả người trong tưởng tưởng: nhân vật thường là những người có đặc điểm khác biệt với người thường như các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một người anh hùng trong truyền thuyết….Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn
Chỉ ra kĩ năng cần có khi làm văn miêu tả
=>
- Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
- Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
- Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
Thơ Võ Quảng mang đến cho các em những rung cảm tinh tế, nhẹ nhàng trước khung cảnh quen thuộc mà các em đang sống. Qua thế giới thắm tươi và sinh động của cỏ cây hoa lá, những con vật bé nhỏ, Võ Quảng dạy cho các em cách quan sát và khám phá những cái rất độc đáo, rất riêng biệt trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là mầm non nho nhỏ đang nằm ép lặng im giữa thân cây chợt bật dậy giữa trời “khoác áo màu xanh biếc” khi mùa xuân đến. Đó là anh đom đóm với chấm sáng bé nhỏ quen thuộc với các em ở nông thôn “Anh đom đóm chuyên cần. Lên đèn đi gác”. Anh “Đi gác suốt đêm. Lo cho người ngủ”. Trong chuyến đi đó, đom đóm thấy bao điều lạ: “Bờ tre rèm rũ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên”.
Bài thơ “Ai dậy sớm” được nhiều trẻ em và cả người lớn thuộc. Có gì bâng khuâng xao xuyến khi buổi mai nhẹ nhàng đến với mọi người: “Ai dậy sớm/ Chạy lên đồi/ Cả đất trời/ Đang chờ đón...”. Thơ viết cho trẻ em của Võ Quảng giàu nhạc điệu, và nhờ nhạc điệu đó làm cho người đọc dễ thuộc, dễ nhớ, dễ cảm xúc, từ đó mà phát huy được chủ đề giáo dục. Các em có thể vừa đọc thơ vừa nhảy múa, vui chơi…
Ở văn xuôi, truyện của Võ Quảng viết cho nhiều lứa tuổi. Với lứa tuổi nhi đồng, ông viết truyện đồng thoại như “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”. Nhưng có lẽ phần phong phú nhất cũng là tâm huyết nhất là những truyện ông viết cho lứa tuổi thiếu niên. Có lẽ lứa tuổi sắp bước vào đời này có nhiều ước mơ, hoài bão, tác giả muốn trang bị cho các em hành trang đầy đủ hơn, muốn tâm sự với các em nhiều hơn. Tác phẩm của Võ Quảng cũng dài hơi hơn. Ông có 2 truyện vừa: Cái Thăng và Chỗ cây đa làng, viết về thiếu nhi tham gia kháng chiến chống Pháp, và đặc biệt là hai truyện dài Quê nội và Tảng sáng. Để viết Quê nội và Tảng sáng Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…
Chúc bạn học giỏi!
Nhắc đến văn xuôi của Võ Quảng, nhà nghiên cứu Phong Lê từng đánh giá “Quê nội” và “Tảng sáng” của ông xứng đáng xếp vào loại hay nhất trong kho tàng văn học thiếu nhi Việt Nam.
Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, “Quê nội” của nhà văn Võ Quảng là câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, với hai nhân vật chính tham gia vào tất cả các sự kiện là chú bé Cục và Cù Lao. Ở đó còn có những phận người “đang rỉ ra, đang mục đi” như bà Hiến cả đời ở đợ, ông Bốn Rị chuyên bán thịt chó đã được cách mạng trả lại vị thế làm người.
Trên nền của làng quê ấy, Võ Quảng cũng khắc họa một lớp người đang hăm hở theo cách mạng. Đó là anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành bận bịu với việc nước, việc nhà mà trong lòng vẫn vui phơi phới; là ông Bảy Hóa một thời tha phương không kiếm nổi miếng ăn, bây giờ “đất nước độc lập” về quê sung vào tự vệ quyết một phen sống mái với bọn thực dân nếu chúng dám quay lại bờ sông Thu Bồn này. Tất cả họ hòa vào cách mạng với lòng nhiệt tình và cả bằng niềm tin nhiều khi rất ngây thơ. Qua câu chuyên của thằng Cục với chị Ba, ta có thể thấy rõ niềm tin trong trẻo ấy: “Cũng chỉ ngày mai ngày kia thôi, ruộng đất sẽ về tay nông dân, nhà máy, hầm mỏ về tay công nhân. Nhà ta khỏi ăn cơm gạo bắp, chị Ba ăn cái gì chị Ba thích, cần xài bao nhiêu cũng được, ăn tiêu tùy cần, làm việc tùy sức”. Hay như việc Cục và Cù Lao luôn tin rằng một ngày tàu bay của Liên Xô chở xi măng, sắt thép qua thì làng Hòa Phước cũng sẽ có nhiều nhà cao tầng như… thành phố.
Dường như trong hình ảnh của Cục và Cù Lao, người đọc như tìm được tất cả những gì sống động, hồn nhiên nhất của tuổi thơ. Mỗi người có một tuổi thơ khác nhau, nhưng chắc hẳn ai cũng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh, cái tinh nghịch, cái khôn ranh vụng dại một thời ấy nhưng đều có chung một mong muốn là làm được nhiều việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách, muốn nhanh chóng trở thành người lớn, được giao những việc quan trọng... Ở Cục và Cù Lao, Võ Quảng đã phát hiện ra một cái gì thật nghiêm trang nhưng cũng thật điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ nghĩnh không lặp lại.
Không hề nhào nặn lại lịch sử, nhưng dưới ngòi bút của Võ Quảng mọi thể hiện đều có mức độ. Có một tí gì mỉa mai, vừa nhẹ nhàng vừa thân ái gửi gắm vào bài diễn thuyết của một cán bộ cơ sở-Năm Mùi. Năm Mùi đấu tranh cho cách mạng và hiểu rõ bà con trong làng xóm của mình. Những lời nói của Năm Mùi không phải những châm ngôn từ sách vở, cũng không hề tỏ ra khoe khoang mà ngược lại, trong nhiều trường hợp Năm Mùi còn thể hiện kinh nghiệm, sự hiểu biết về cuộc sống và con người. Do đó, đây là câu chuyện viết về một địa phương nhưng cũng là chuyện của cả nước, của lịch sử dân tộc.
Theo nhà nhơ Thanh Quế, “Để viết “Quê nội” và “Tảng sáng”, Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông đã huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…”. Có lẽ vì vậy mà ngay sau khi ra đời, “Quê nội” đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam cũng như bạn đọc thế giới, đặc biệt là người Pháp qua bản dịch của Alice Kahn.
Những vần thơ của Võ Quảng bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày (bìa tập thơ Anh Đom đóm). |
Nhà văn của tuổi thơ - nhà thơ của tuổi hoa
Nổi tiếng với “Quê nội” và “Tảng sáng” nên ít người biết Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những vần thơ đã in đậm trong tâm hồn thiếu nhi nhiều thế hệ như “-Cốc, cốc, cốc/ - Ai gọi đó?/ - Tôi là Thỏ/ - Nếu là Thỏ/ Cho xem tai…” (Mời vào); “Mặt trời gác núi/ Bóng tối lan dần/ Anh đóm chuyên cần/ Lên đèn đi gác/ Theo làn gió mát/ Anh đi suốt đêm/ Lo cho người ngủ/ Bờ tre rèm rủ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên… (Anh Đom đóm). Những bài thơ bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. Trước những quang cảnh quen thuộc xung quanh cuộc sống của trẻ em nông thôn, Võ Quảng đã dạy cho các em thiếu nhi có được sự quan sát, khám phá rất riêng của tuổi thơ, truyền cho các em thiếu nhi lòng yêu thương thế giới cỏ cây, loài vật, từ đó hướng tới yêu cái thiện, các đẹp trong cuộc sống thường ngày.
Đến với văn học thiếu nhi khá muộn, nói như ông Nguyễn Huy Thắng, Phó giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng: “Võ Quảng đến với văn học thiếu nhi khi đã 37 tuổi, tuy có hơi muộn, nhưng đã đến là ở lại mãi mãi, và cho đến hết đời, chỉ chuyên tâm làm một việc: Viết cho các em”. Thế nên, trong các tác phẩm của mình, cả thơ và văn xuôi, ở thể loại nào, Võ Quảng cũng dành hết tâm hồn và tài năng trong đó.
Với độ tuổi nhi đồng, ngoài những vần thơ ngộ nghĩnh, ông còn có những câu chuyện đồng thoại hồn nhiên, lý giải các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất như: “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”… Câu truyện nào, vần thơ nào cũng tràn ngập một tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, chim muông xung quanh cuộc sống thường ngày. Cứ như vậy, ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ. Những câu chuyện của ông rất bình thường, nhưng với giọng văn ngộ nghĩnh, hóm hỉnh lại rất giàu tính giáo dục. Đây là điều mà ít nhà văn, nhà thơ nào làm được.
Gần 50 năm gắn bó với đề tài văn học thiếu nhi, Võ Quảng đã để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị. Lúc sinh thời, ông đã từng nói: “Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà của đất nước, từ những sự kiện to lớn nhất, cho đến những việc nhỏ nhất, bóng dáng một cánh cò bay, hình ảnh sóng lúa rợp rờn, cây đa, bến nước, tất cả vẻ đẹp của núi sông, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi tình yêu Tổ quốc”. Có lẽ vì thế mà những vần thơ, những trang viết của ông đến giờ vẫn không thấy cũ.
Võ Quảng (1920-2007), sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế; năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà. Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi. Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng. Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa. Năm 1971, về Hội nhà văn Việt Nam, được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi - Hội nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy năm 1959. Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. đây là tất cả những j mk bt về nhà văn võ quảng. |
Mặc dù được cấu tạo từ những tiếng không có ý nghĩa, nhưng khi chúng đứng bên cạnh nhau, được ghép với nhau thì lại tạo thành một từ có nghĩa. Trong các văn bản văn học, các tác phẩm thơ ca, từ láy có tác dụng để miêu tả hình dạng, nhấn mạnh đặc điểm của tâm lý, tình trạng, tinh thần, tâm trạng... của con người, các hiện tượng, sự vật trong cuộc sống.
Bạn có k thì điểm SP của người bạn k sẽ không thêm đc vì điểm SP của bạn không có
cái kia mình nhầm định giúp chữ mở bài
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em có rất nhiều bạn.
- Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.
2. Thân bài:
* Tả bạn Thắng: a/ Ngoại hình:
- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.
- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.
- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh, b/ Tính nết, tài năng:
- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.
- Học ra học, chơi ra chơi.
- Giỏi Toán nhất lớp.
- Là chân sút số một của đội bóng...
- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ... c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:
- Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước. ,
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ cùa em:
- Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.
- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực
Mở bài :
- Giới thiệu về người bạn thân nhất của em .
Thân bài :
- Miêu tả những đặc điểm nổi bật của bạn.
+ Khuôn mặt , đôi mắt , ...
+ Cách ăn mặc , dáng đi , ..
- Nêu tình tình của bạn .
+ Học giỏi/khá
+Sở thích của bạn
+......
Kết bài :
- Cảm nghĩ về bạn .
- Hứa sẽ là bạn thân mãi mãi .
Trường học của em là một trường học ở huyện, diện tích tương đối nhỏ, chỉ gồm ba dãy nhà và ba mươi lớp học, học sinh chúng em cũng đa số là con em nông dân, sống ở các nông thôn nên so về điều kiện vật chất, chúng em không được như các bạn sống ở thành phố, học ở những trường lớn. Trường em vì tương đối nhỏ cũng như muốn phát huy tinh thần tự giác, tích cực trong hoạt động lao động vệ sinh nên thầy giáo hiệu trưởng đã quyết định phân công cho các lớp học chúng em, từ lớp sáu cho đến lớp chín luân phiên nhau làm công tác lao động vệ sinh trường , lớp học. Hôm nay là thứ hai đầu tuần, đến lượt lớp em làm vệ sinh trường, vì vậy em và các bạn trong lớp đều đến trường sớm hơn mọi khi.
Như thường lệ, lớp em đến phiên lao động vệ sinh trường. Vì hôm nay là ngày trường em tiến hành chào cờ nên mọi hoạt động vệ sinh của chúng em càng trở nên nghiêm túc hơn mọi khi. Những ngày thường, lớp em lúc nào cũng có một đến hai bạn đi học muộn, có khi cô giáo lên lớp rồi thì các bạn mới đến lớp. Tuy nhiên, hôm nay khác hẳn, cả lớp chúng em đều đến rất đúng giờ. Vì bảy giờ kém mười lăm, các thầy cô sẽ làm lễ chào cờ nên chúng em phải dọn vệ sinh xong trước sáu giờ ba mươi. Cũng khá quen với công việc lao động vệ sinh sân trường rồi nên các bạn ai cũng có ý thức lao động, không cần ai nhắc nhở và cũng không ai ỷ lại vào tập thể.
Lớp em phân công lao động theo bốn nhóm trên lớp, theo đó thì các bạn sẽ phân chia nhau mỗi người làm một công việc, mỗi nhóm làm một góc của sân trường, như thế sẽ nhanh và hiệu quả hơn so với tất cả cùng làm một công việc. Theo như sự phân công thì nhóm em, tức nhóm một sẽ quét phía cổng trường, nhà để xe của các bạn. Ở cổng trường có hai cây cổ thụ rất lớn nên bên dưới đường đi và bồn hoa có rất nhiều lá khô, chúng em không chỉ quét sạch chỗ đường đi mà còn cử hai bạn lên quét lá ở bồn cây. Việc quét lá ở bồn cây phải rất cẩn thận vì trên đó còn có những dây hoa mười giờ. Mà loại hoa ấy rất dễ nát nên các bạn phải quét nhẹ nhàng, đôi khi dùng tay để nhặt.
Trường học của em là một trường học ở huyện, diện tích tương đối nhỏ, chỉ gồm ba dãy nhà và ba mươi lớp học, học sinh chúng em cũng đa số là con em nông dân, sống ở các nông thôn nên so về điều kiện vật chất, chúng em không được như các bạn sống ở thành phố, học ở những trường lớn. Trường em vì tương đối nhỏ cũng như muốn phát huy tinh thần tự giác, tích cực trong hoạt động lao động vệ sinh nên thầy giáo hiệu trưởng đã quyết định phân công cho các lớp học chúng em, từ lớp sáu cho đến lớp chín luân phiên nhau làm công tác lao động vệ sinh trường , lớp học. Hôm nay là thứ hai đầu tuần, đến lượt lớp em làm vệ sinh trường, vì vậy em và các bạn trong lớp đều đến trường sớm hơn mọi khi.
Như thường lệ, lớp em đến phiên lao động vệ sinh trường. Vì hôm nay là ngày trường em tiến hành chào cờ nên mọi hoạt động vệ sinh của chúng em càng trở nên nghiêm túc hơn mọi khi. Những ngày thường, lớp em lúc nào cũng có một đến hai bạn đi học muộn, có khi cô giáo lên lớp rồi thì các bạn mới đến lớp. Tuy nhiên, hôm nay khác hẳn, cả lớp chúng em đều đến rất đúng giờ. Vì bảy giờ kém mười lăm, các thầy cô sẽ làm lễ chào cờ nên chúng em phải dọn vệ sinh xong trước sáu giờ ba mươi. Cũng khá quen với công việc lao động vệ sinh sân trường rồi nên các bạn ai cũng có ý thức lao động, không cần ai nhắc nhở và cũng không ai ỷ lại vào tập thể.
Lớp em phân công lao động theo bốn nhóm trên lớp, theo đó thì các bạn sẽ phân chia nhau mỗi người làm một công việc, mỗi nhóm làm một góc của sân trường, như thế sẽ nhanh và hiệu quả hơn so với tất cả cùng làm một công việc. Theo như sự phân công thì nhóm em, tức nhóm một sẽ quét phía cổng trường, nhà để xe của các bạn. Ở cổng trường có hai cây cổ thụ rất lớn nên bên dưới đường đi và bồn hoa có rất nhiều lá khô, chúng em không chỉ quét sạch chỗ đường đi mà còn cử hai bạn lên quét lá ở bồn cây. Việc quét lá ở bồn cây phải rất cẩn thận vì trên đó còn có những dây hoa mười giờ. Mà loại hoa ấy rất dễ nát nên các bạn phải quét nhẹ nhàng, đôi khi dùng tay để nhặt.
Nhóm hai và nhóm ba được phân công quét ở sân trường, đây cũng là khu vực rộng nhất và quan trọng nhất. Bởi chỉ một lát nữa thôi thì ở đây sẽ diễn ra lễ chào cờ, tất cả thầy cô và các anh chị học sinh sẽ tập trung ra đây, nên không thể làm vệ sinh qua loa, đại khái được. Chúng em không chỉ quét sạch rác, lá ở sân trường mà còn dọn rất sạch sẽ rác ở các cống thoát nước, bên dưới những bồn hoa, nơi đây tập trung rất nhiều lá nhưng cũng rất dễ quét dọn. Cô giáo chủ nhiệm luôn hướng dẫn cách quét lá ở cống và đặc biệt dặn chúng em phải làm cho sạch nơi đây, vì khi trời mưa, nước ở sân trường sẽ qua cống thoát nước này để chảy ra ao hồ. Vì vậy mà cống tắc thì nước sẽ bị ứ đọng, dềnh lên trên sân trường.
Nhóm bốn chỉ làm nhiệm vụ gom toàn bộ số rác mà các nhóm đã quét đổ ra chỗ tập trung rác mà nhà trường đã quy định. Theo đó thì các bạn thu gom rác sẽ phải phân loại rác và đổ ở những nơi quy định cho từng loại rác. Nếu là lá khô thì cần gom lại thành một đống sau trường để các bác bảo vệ đốt, còn nếu rác là ni lông, vỏ của các đồ ăn thì cần để gọn vào một đống khác, khi đầy sẽ có những cô nhân viên vệ sinh đến và mang đi. Theo quy định thì nhóm nào làm xong trước thì sẽ được nghỉ trước, các bạn có thể rửa chân tay, cất dọn dụng cụ lao động và vào lớp chuẩn bị cho giờ chào cờ. Nhưng lớp em cũng vô cùng đoàn kết, nếu một trong bốn nhóm xong nhiệm vụ của mình thì sẽ sang các nhóm khác để hỗ trợ, giúp đỡ. Cũng vì sự đoàn kết trong lao động ấy mà chúng em luôn hoàn thành nhiệm vụ trước mục tiêu trước đấy đã đề ra.
Sau khi lớp em đã lao động vệ sinh xong, sân trường đã trở nên sạch bóng, không có một chiếc lá hay mảnh giấy nào còn xót lại. Cổng trường cũng sạch bóng, những hàng gạch đỏ dường như cũng rực rỡ hơn vì không còn những chiếc lá rụng hay những lớp bụi bẩn bao phủ nữa, nhà xe cũng được chúng em dọn sạch sẽ, cống nước cũng không còn rác bẩn, vì vậy dù có mưa to thì nước mưa vẫn sẽ thoát được một cách dễ dàng mà không lo ngập úng nước nữa. Khung cảnh sân trường trở nên sạch sẽ, gọn gang hơn.Không những thế mà mọi thứ còn trở nên tươi mới, rực rỡ hơn.
Buổi chào cờ đã diễn ra trong khung cảnh sạch sẽ ấy. Buổi chào cờ hôm đó không chỉ được thầy phụ trách tuyên dương về thành tích trong học tập mà ngay cả xếp loại trong lao động lớp em cũng đứng nhất, là một lớp lao động xuất sắc. Lớp em ai cũng rất vui vẻ và tự hào, các anh chị lớp trên thì nhìn chúng em với ánh mắt đầy tán thưởng và ngưỡng mộ.
1- Mở bài:
Giới thiệu cảnh chợ hoa được tả tại thành phố em.
2- Thân bài:
Miêu tả chi tiết cảnh chợ hoa xuân:
- Không khí, quang cảnh chung của chợ hoa.
- Cảnh thiên nhiên: nắng, trời, gió…
- Các loài hoa được trưng bày ra sao ? Đặc điểm riêng của từng loài hoa như thế nào? (màu sắc, hương thơm, dáng cây…)
- Cảnh người đi xem hoa, chiêm ngưỡng, cảnh mua bán hoa…
3- Kết bài
Nêu cảm nghĩ về chợ hoa xuân vừa tả
k nha
Tả theo từng góc độ nhé các bn
Tả cảnh trước tết mọi người chuẩn bị ra sao
Trong tết như thế nào
Dòng sông quê em thật đẹp biết bao ! Nó nằm giữa cánh đồng như dải lụa mềm mại mà cô tiên nào đó đã đánh rơi xuống trần gian. Nước sông xanh biếc, đầy ăm ắp. Điểm trên dòng sông là những khóm hoa lục bình tim tím lênh đênh trên mặt sông. Ôi chao ! Ánh nắng vàng tươi chạy khắp mặt sông khiến dòng sông trở nên lung linh hơn bao giờ hết. Hai bên bờ sông là những ruộng ngô xanh mướt đứng soi gương xuống mặt sông xanh. Vì nằm giữa cánh đồng nên dòng sông giúp các bác nông dân dễ dàng lấy nước tưới vào những thửa ruộng màu mỡ. Dòng sông quê em không chỉ đẹp mà còn giúp ích cho bác nông dân làm ruộng. Em rất yêu dòng sông quê em !
- Chúc bạn làm bài tốt!
a) cây tre giúp người nghe hiểu về cây tre
b) măng,bẹ măng,
c) cho dù cây hay người đêu có mẹ là người sinh ra
I , Mở bài
- Gt về đối tượng miêu tả
II, Thân bài
- Tập trung tả đối tượng chi tiết , lựa chọn những h/ả tiêu biểu và trình bày theo 1 thứ tự
III , Kết bài
- Phát biểu cảm nghĩ về đối tượng đó
I,Mở bài
- Xác đinh và giớ thiệu đối tượng sẽ tả
II,Thân bài
+ Lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu của đói tượng
+ Tập trung miêu tả chi tiết đạc điểm đói tg
+ Sắp xếp và trình bày theo một trình tự
III,Kết bài
Nêu cảm nghĩ