Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Trong những năm gần đây, sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên phát triển khá nhanh. Những cây trồng quan trọng nhất là: cà phê, cao su, chè, điều,... Cà phê là cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Đắk Lắk
-Nhiều địa phương đã chú trọng phát triển thuỷ lợi và áp dụng kĩ thuật canh tác mới để thâm canh lúa, cây lương thực khác, cây công nghiệp ngắn ngày
-Chăn nuôi gia súc lớn được đẩy mạnh
-Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) nổi liếng về trồng hoa, rau quả ôn đới
-Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của vùng vẫn gặp khó khăn do thiếu nước vào mùa khô và biến động của giá nông sán
-Sản xuấì lâm nghiệp có bước chuyển biến quan trọng, kết hợp khai thác rừng tự nhiên với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng; gắn khai thác với chế biến. Năm 2003, độ che phủ rừng đạt 54,8%, cao hơn mức trung bình cả nước (36,4%). Phấn đấu đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng toàn vùng lên 65%.
-Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng
+Công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài
+Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn
-Ngày nay
+Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng (59,3% - năm 2002)
+Cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện lử, công nghệ cao
+Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hòa, Vũng Tàu
+Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm
- Chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng.
+ Đàn bò: 1.008,6 nghìn con (năm 2002).
+ Sản lượng thuỷ sản có xu hướng ngày càng tăng và chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước (năm 2002). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mực, tôm, cá đông lạnh.
- Khó khăn của vùng là quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế. Sản lượng lương thực bình quân đầu người là 281,5 kg/người, thấp hơn mức trung bình cả nước (463,6 kg/người, năm 2002). Những cánh đồng hẹp ven biển có diện tích nhỏ, đất xấu, thiếu nước và thường xuyên bị bão lụt về mùa mưa.
- Nghề làm muối, chế biến thuỷ sản khá phát triển, nổi tiếng là muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.
- Việc trồng rừng phòng hộ, xây dựng hệ thống hồ chứa nước đang được chú trọng phát triển nhằm hạn chế tác hại của thiên tai (lũ quét, hạn hán) và chủ động cấp nước cho sản xuất và sinh họat.
- Năng suất lúa và bình quân lương thực có hạt (lúa, ngô) theo đầu người đang ở mức thấp so với cả nước.
- Những nơi sản xuất lúa chủ yếu ở Bắc Trung Bộ: dải đồng bằng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Một số cây công nghiệp hàng năm (lạc, vừng,...) được trồng với diện tích khá lớn trên các vùng đất cát pha duyên hải.
- Vùng gò đồi phía tây trồng nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu, bò đàn.
- Vùng biển phía đông phát triển rộng rãi nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.
- Chương trình trồng rừng, xây dựng hệ thống hồ chứa nước đang được triển khai tại các vùng nông lâm kết hợp nhằm phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trương.
- Tuy nhiên, Bắc Trung Bộ cũng gặp nhiều khỏ khăn trong sản xuất nông nghiệp: đất canh tác ít lại xấu, thiên tai thường xuyên xảy ra, dân số đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển, đời sống dân cư rất khó khăn.
-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước
+Diện tích: 3.834,8 nghìn ha, sản lượng: 17,7 triệu tấn (năm 2002).
+Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang
+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)
+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng mía đường, rau đậu
-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi
-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh
-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh
-Nghề rừng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau. Các địa phương đang có biện pháp tích cực phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn
-Hồ Dầu Tiếng là công trình thuỷ lợi lớn nhất nước ta hiện nay, rộng 270 km , chứa 1,5 tỉ m 3 nước, đảm bảo tưới tiêu cho hơn 170 nghìn ha đất thường xuyên thiếu nước về mùa khô của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi thuộc Thành phố Hồ Chí Minh
-Hồ thuỷ điện Trị An bên cạnh chức năng chính là điều tiết nước cho nhà máy thuỷ điện Trị An (công suất 400 MW), còn góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, các khu công nghiệp và đô thị tỉnh Đồng Nai
Trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu do Đông Nam Bộ phân hóa mùa mưa - mùa khô sâu sắc, mùa mưa, mưa tập trung có thể gây ngập úng, mùa khô sâu sắc dẫn đến thiếu nước tưới và xâm nhập mặn => Chọn đáp án D
-Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước
+Cây công nghiệp lâu năm
+Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá,...) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa,...) cũng là thế mạnh của vùng
-Nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp
-Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thuỷ sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn
-Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hoá cao
-Các địa phương đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các dòng sông, xây dựng hồ chứa nước, gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển