Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Đặc điểm :
- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam (diễn ra trong khoảng 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 542 triệu năm).
- Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay (chủ yếu tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ).
- Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu (cùng với sự xuất hiện thạch quyển, lớp khí còn rất mỏng, thuỷ quyển mới hình thành và sự sống ra đời, nhưng còn sơ khai nguyên thuỷ).
b) Ý nghĩa : Đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam.
. Đặc điểm của giai đoạn Tiền Cambri:
- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam
+ Diễn ra trong 2 đại Thái cổ và Nguyên sinh
+ Thời gian diễn ra khoảng 2 tỷ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm.
- Diễn ra trong 1 phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay, tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ
- Các điều kiện cổ địa lý còn rất sơ khai và đơn điệu (mới có sự xuất hiện của thạch quyển, khí quyển, thủy quyển; các sinh vật còn rất sơ khai, nguyên thủy: tảo, động vật thân mềm)
Ý nghĩa:
- Đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam
- Phần lãnh thổ được hình thành là các đơn vị nền móng cổ: Khối Vòm song Chảy, Hoàng Liên Sơn, địa khối sông Mã, Kon Tum.
- Trên bản đồ thế giới, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
+ Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia trên đất liền.
+ Đông và Nam giáp Biển Đông, có biên giới biển với các nước Trung Quốc, Philippin, Malaysia. Đông Nam. Giáp vịnh Thái Lan có biên giới biển với Campuchia, Thái Lan
- Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau : điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o37’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102o10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lý của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông.
Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105oĐ chạy qua đất nước khiến đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ (múi giờ) thứ 7 tính từ giờ gốc (còn gọi là giờ quốc tế - GMT).
- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
+ Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 Km2 (Niên giám thống kê 2006).
+ Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên một triệu Km2 tại Biển Đông.
+ Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
a) Vị trí địa lí
- Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
-Trên đất liền, nước ta giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Camphuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan.
- Hệ tọa độ địa lí:
+ Phần đất liền:
● Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
● Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
● Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
● Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài với khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101o Đ đến 117o20’Đ tại Biển Đông.
- Kinh tuyến 105o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.
b)Phạm vi lãnh thổ
-Bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất : gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là 331 212 km2.
- Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế có diện tích khoảng 1 triêu km2 và thềm lục địa.
- Vùng trời Việt Nam là không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
- Chúc bạn học tốt !
+ Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lý, về mặt tự nhiên :
- Vị trí nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực đông Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và sinh vật.
+
* Thuận lợi:
- Phát triển kinh tế nhiều ngành (Nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch)
- Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
-Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .
* Khó khăn:
- Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng,…
- Bảo vệ lãnh thổ cả vùng biển, trời và đảo xa,… trước nguy cơ bị giặc ngoại xâm.
* Thuận lợi:
+ Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .
+ Tăng cường khả năng hội nhập kinh tế trong khu vực
+ Vùng biển rộng lớn có ý nghĩa ngăn cách các thế lực ngoại xâm.
+ Nhờ đường bờ biển dài,thuận lợi cho việc phát triển thương nghiệp
+ địa hình hiểm trở,núi rừng chiếm 3/4 diện tích thuận lợi cho việc bảo vệ lãnh thổ
* Khó khăn:
+Thiên tai , bảo lũ , hạn hán , sóng thần ..
+Khó bảo vệ lãnh hải
a. Ngành công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ
- Những khu vực có mức độ tập trung cao là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận hình thành nên 6 giải phân bố công nghiệp với sự chuyên môn hóa khác nhau từ Hà Nội tỏa ra các hướng:
+ Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than)
+ Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học)
+ Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim)
+ Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất, giấy)
+ Hòa Bình – Sơn La (thủy điện)
+ Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt – may, điện, xi măng).
- Những khu vực có mức độ tập trung vừa là Duyên hải miền Trung với một số trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng , Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,…
- Những khu vực có mức độ tập trung thấp là Tây Nguyên và Tây Bắc với một vài điểm công nghiệp.
b. Nguyên nhân sự phân hóa đó
- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn với:
+ Có vị trí địa lí thuận lợi
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản.
+ Nguồn nhân công dồi dào, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao
+ Thị trường rộng lớn
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.
- Ngược lại, những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển vì thiếu sự đồng bộ của cáccnha6n tố trên, đặc biệt là giao thông còn kém phát triển.
1.
a. Khí hậu:- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;+ Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương.+ Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa.- Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải.- Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.* Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.b . Sông ngòi:- Mạng lưới dày đặc, lượng nước dồi dào.- Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng dài trong mùa đông, nhất là vùng cửa sông.- Một số sông lớn, quan trọng: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ, Đni-ep.c. Thực vật:T hãm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa: (Mối quan hệ giữa khí hậu và sự phân bố thực vật)+ Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải dương: Rừng lá rộng (sồi, dẻ...)+ Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa: Rừng lá kim (thông, tùng...)+ Ven biển Địa Trung Hải có khí hậu địa trung hải: Rừng lá cứng.+ Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa: Thảo nguyên.2. Đặc điểm môi trường ôn đới lục địa:- Phân bố: Khu vực Đông Âu.- Khí hậu: Đông lạnh, khô, có tuyết rơi; hè nóng có mưa, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm dưới 500mm.- Sông ngòi: Nhiều nước vào mùa xuân, hè; mùa đông đóng băng.- Thực vật: Thay đổi từ Bắc – Nam: đồng rêu -> rừng lá kim -> rừng hỗn giao -> rừng lá rộng -> thảo nguyên -> nửa hoang mạc; rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế.Đặc điểm môi trường địa trung hải:- Phân bố: Nam Âu - ven Địa Trung Hải.- Khí hậu: Mùa đông không lạnh, có mưa nhiều; mùa hè nóng, khô.- Sông ngòi: Ngắn, dốc, nhiều nước vào mùa thu, đông. Mùa hạ ít nước.- Thực vật: Rừng thưa với cây lá cứng và cây bụi gai phát triển quanh năm.3. - Là nơi tiến hành công nghiệp hoá sớm nhất thế giới.- Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, chất lượng cao.
- Các ngành công nghiệp được chú trọng phát triển: luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,...
- Sản xuất được phân bố khá tập trung.
- Những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều ngành công nghiệp truyền thống đã giảm sút.
- Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không.ị.Nhờ liên kết với các viện nghiên cứu và các trường đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi với yêu cầu thị trường.4. Đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Âu: Địa hình băng hà cổ rất phổ biến trên bán đảo Xcăn-đi-na-vi bờ biển dạng fio (Nauy); hồ, đầm (Phần Lan); Aixơlen có nhiều núi lửa và suối nước nóng.* Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía tây và phía đông dãy Xcan-đi-na-vi do :- Dãy Xcan-đi-na-vi chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đã ngăn chặn ảnh hưởng của gió tây ôn đới và dòng biển nóng bắc Đại Tây dương, làm cho khí hậu phía tây dãy Xcan-đi-na-vi ấm và ẩm hơn phía đông.5. Sự phát triển kinh tế của Bắc Âu:– Các nước Bắc Âu có mức sống cao dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để phát triển kinh tế đạt hiệu quả.– Ba thế mạnh của các nước Bắc Âu là biển, rừng, thuỷ điện.6. - Đặc điểm địa hình của khu vực Tây và Trung Âu: Khu vực Tây và Trung Âu gồm ba miền địa hình miền đồng bằng ở phía Bắc, miền núi già ở giữa và miền núi trẻ ở phía Nam.7. Đặc điểm sự phát triển công nghiệp của Tây và Trung Âu:- Có nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới: Anh, Pháp, Đức.- Nhiều ngành công nghiệp hiện đại (cơ khí chính xác, điện tử..) và truyền thống (dệt, luyện kim, may mặc, hàng tiêu dùng...).- Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới: Rua,...à Nền công nghiệp phát triển đa dạng, năng suất cao nhất châu Âu.- Nhiều hải cảng lớn quan trọng nhưa Rốt-téc-đam,...
a. Điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhân tố tự nhiên (đặc biệt là đất và khí hậu).
- Nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, chưa phát triển, sự phụ thuộc vào tự nhiên còn lớn.
Ví dụ:
- Nước ta có 2 nhóm đất chính là đất feralit ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng. Đây là cở sở hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và cây lương thực , thực phẩm ở đồng bằng.
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên phát triển nghề trồng lúa nước.
b. Nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó
- Là nhân tố tạo nên sự phân hóa trên thực tế sản xuất của các vùng.
- Với việc nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi làm phong phú thêm cơ cấu cây trồng, vật nuôi của nước ta.
- Các nhân tố con người, cơ sở vật chất kĩ thuật, đường lối chính sách, đặc biệt là yếu tố thị trường đóng vai trò quyết định hình thành các vùng nông nghiệp, khi nông nghiệp đã chuyển từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa. Điển hình như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
đặc điểm của lớp đất là lớp chất mỏng vụn bở , bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo được đặc trưng bởi độ phì.
*Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng
-Khoáng chất trong đất:
Khoáng: có tỉ lệ lớn (90 – 95 %), các hạt màu loang lổ (do đá gốc tạo ra hoặc do bồi tụ, lắng lại).
+Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau
* Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng
Chất hữu cơ trong đất
Hữu cơ: tỉ lệ nhỏ, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen (sinh vật phân huỷ => chất mùn cho cây)
+ Thành phần hữu cơ chiếm một tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất; chất hữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám thẫm.
+Nước và không khí trong các khe hổng của đất
a. Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra).
Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm từ 20 – 25oC. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2 - 3 tháng to < 18oC
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa.
- Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây á nhiệt đới như dẻ, re, các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu, các loài thú có lông dày như gấu, chồn … Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.
b. Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào).
Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
- Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC và không có tháng nào dưới 20oC. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia hai mùa mưa và khô, đặc biệt từ vĩ độ 14oB trở vào.
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.
+ Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam.
+ Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng …
+ Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu …
Đặc điểm Phần lãnh thổ phía Bắc Phần lãnh thổ phía Nam Phạm viTừ dãy Bạch Mã trở ra Bắc Từ dãy bạch mã trở vào Nam Khí hậuĐặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
-Nhiệt độ trung bình năm trên 20 oC
-Có 2-3 tháng lạnh nhiệt độ < 18 oC
-Biên độ nhiệt trung bình năm lớn
-Có 2 mùa: Mùa đông và mùa hạ Khí hậu cận xích đạo gió mùa
-Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng , nhiệt độ trung bình năm trên 25 oC
-Không có tháng nào nhiệt độ < 20 oC
-Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ
-Có 2 mùa: Mùa mưa và mùa khô Cảnh quanTiêu biểu là đớ rừng nhiệt đớ gió mùa
-Thành phần SV nhiệt đớ chiếm ưu thế
-Ngoài ra còn có các loại cây cận nhiệt (dẻ, re) và ôn đới (sa mu, pơ mu) CÁc loài thú có lông dày như: gấu, chồn...Tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa
-Thành phần SV lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới (Cây họ dầu, voi, hổ , báo...)
-Tây nguyên có rừng thưa nhiệt đới khô