K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2017

truyện ngắn đã có lịch sử phát triển lâu dài. Tuy nhiên, truyện ngắn mang dấu hiệu hiện đại chỉ thực sự ra đời ở đầu thế kỉ XX, gắn với sự xuất hiện, nở rộ của báo chí và các hoạt động xuất bản . Lâu nay, dấu hiệu hiện đại của truyện ngắn giai đoạn đầu thế kỷ XX chủ yếu được phân tích qua những phương diện: chủ đề tư tưởng, nhân vật, ngôn ngữ… trong khi nghệ thuật trần thuật nói chung, nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu nói riêng – những yếu tố quan trọng tạo nên sự biến đổi theo hướng hiện đại của truyện ngắn đầu thế kỷ XX chưa được quan tâm khảo sát một cách toàn diện. Khi xem xét truyện ngắn đầu thế kỷ XX, có thể nhận thấy đặc điểm lớn của nó là sự đan xen cũ - mới trong nghệ thuật trần thuật mà cốt truyện - kết cấu là những phương diện thể hiện rất rõ điều đó. I. Trước hết, xin đề cập tới phương diện cốt truyện của truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX. Khảo sát ba loại cốt truyện tiêu biểu của truyện ngắn đầu thế kỷ XX: cốt truyện luận đề, cốt truyện có các sự kiện mang tính kịch cao, cốt truyện tâm lý, chúng tôi thấy cốt truyện của truyện ngắn đầu thế kỉ XX một mặt vẫn mang một số đặc điểm của truyện ngắn trung đại, mặt khác đã bước đầu bộc lộ những dấu hiệu hiện đại, mới mẻ đáng ghi nhận. 1. Cốt truyện luận đề Qua khảo sát truyện ngắn luận đề đầu thế kỷ XX như các truyện: Chân tướng quân, Tráng sĩ Cao Thắng, Tước Thái thiền sư của Phan Bội Châu, Một nhà bác học, Câu chuyện gia tình của Nguyễn Bá Học; Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn của Nguyễn Chánh Sắc, Một cánh hoa chìm của Nguyễn Văn Cơ, Bác nghiện của Vũ Miễn Nam, Trên lầm dưới lỗi của Trần Quảng Nghiệp và nhiều truyện khác, chúng tôi thấy những truyện trên do chỉ chú trọng miêu tả sự kiện để hướng tới một khái quát mang tính luận đề, tác giả có xu hướng nói thay nhân vật nên nhân vật bị lu mờ, khô cứng hoặc hầu như không có tính cách.Ví như trong Câu chuyện gia tình của Nguyễn Bá Học, nhân vật bà già được miêu tả với những hành động, lời nói không phù hợp với hoàn cảnh xuất thân của con người bà - một bà mẹ chân quê nhưng lại có thể nói những lời của bậc túc nho. Nhân vật bà già được miêu tả một cách tóm lược và bị biến thành cái loa phát ngôn cho những quan niệm, những thuyết lý đạo đức truyền thống của tác giả. Đây là hiện tượng ảnh hưởng thi pháp truyện ngắn trung đại còn có ở truyện ngắn đầu thế kỷ XX đặc biệt ở các truyện ngắn của thế hệ các tác giả Nho học lúc bấy giờ. Nhưng bên cạnh đó, một số tác phẩm có cốt truyện luận đề đầu thế kỷ XX như truyện Tước Thái thiền sư, Dư sinh lịch hiểm ký… đã bước đầu bộc lộ những dấu hiệu hiện đại, tính cách nhân vật đã có sự vận động, phát triển rõ nét qua nhiều thử thách. Đây là điều chưa được đặt thành vấn đề trọng tâm ở các tập truyện ngắn trung đại. Một dấu hiệu hiện đại nữa trong cốt truyện luận đề đầu thế kỷ XX là nếu cốt truyện luận đề trong văn học trung đại thường cài đặt nhiều chi tiết ly kỳ, sản phẩm của quá trình thần thánh hoá, truyền thuyết hoá theo quan điểm dân gian, tín ngưỡng dân gian thì cốt truyện luận đề của truyện ngắn đầu thế kỷ XX không đi theo hướng đó. Hướng tới tính xác thực của chi tiết, lập luận lôgíc, biện chứng, các truyện ngắn luận đề đầu thế kỷ XX đã có sức thuyết phục và gây ấn tượng nhất định với bạn đọc. Tất nhiên, vì ở vào giai đoạn giao thời nên dấu hiệu hiện đại của kiểu cốt truyện này trong truyện ngắn đầu thế kỷ XX chưa thật sáng rõ. Cốt truyện luận đề của truyện ngắn 1900 - 1932 chưa đạt tới độ nhuần nhị, in sâu vào trí nhớ người đọc với những triết lý sâu lắng như trong các truyện mang tính luận đề của Nam Cao, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu . sau này. Thêm vào đó, trong những truyện ngắn có tính luận đề đầu thế kỷ XX, chưa thấy có những nhân vật có tính cách trọn vẹn, đầy đặn với số phận, cuộc đời nhiều chông gai, nhiều “tì vết” kiểu như những Điền, Hộ trong truyện của Nam Cao, những cô Đào, cô Tấm trong truyện của Nguyễn Khải sau này mà nhân vật của giai đoạn đầu thế kỷ XX thường chỉ hiện lên như một phương diện nào đó của tính cách. Dẫu sao, những dấu hiệu hiện đại của nó cũng đáng được ghi nhận cho buổi đầu hiện đại hoá văn xuôi tự sự Việt Nam, trong đó có truyện ngắn. 2. Cốt truyện có các sự kiện mang tính kịch cao Theo quan niệm truyền thống, truyện phải có những phần lắt léo, những sự kiện mang tính kịch, kết thúc bất ngờ làm mọi người ngạc nhiên. Đó chính là tiền đề cho những truyện có các sự kiện mang tính kịch cao. Nhưng trong quá trình phát triển, loại cốt truyện này cũng có sự biến đổi. Văn xuôi tự sự trung đại thường chỉ chú trọng đến hành động, sự kiện với những nội dung cốt yếu mà không phát triển dông dài, không có yếu tố thừa như ở tiểu thuyết và truyện ngắn hiện đại. Có cảm giác tác giả chỉ quan tâm đến sự kiện mà ít lưu ý tới miêu tả trạng thái tâm lý nhân vật. Đến đầu thế kỉ XX đã bắt đầu xuất hiện những truyện mà số phận, tính cách nhân vật được tập trung khắc hoạ qua những sự kiện, biến cố và qua diễn biến nội tâm. Có thể thấy rõ điều này qua các truyện như: Câu chuyện nhà sư của Nguyễn Bá Học, Tái sinh sinh, Sùng bái giai nhân của Phan Bội Châu . Tái sinh sinh của Phan Bội Châu là một truyện có cốt truyện hấp dẫn. Truyện kể về nhà cách mạng Lệ Mai Tử bị bắt giam vào ngục tối. Lệ Mai Tử đã cùng người học trò của mình lập mưu giả chết để vượt ngục, ra với trời tự do và trở lại cuộc đời hoạt động cách mạng. Truyện Con rùa của Nguyễn Ái Quốc cũng là một tác phẩm có cốt truyện căng thẳng đầy kịch tính với một kết thúc bi hài. Tất nhiên, bên cạnh những tác phẩm như trên còn nhiều tác phẩm có cốt truyện kiểu này nhưng sơ sài, kém hấp dẫn, nặng về thuyết lý như Tráng sĩ Cao Thắng của Phan Bội Châu, Một cánh hoa chìm của Nguyễn Văn Cơ, Bác nghiện của Vũ Miễn Nam . Do chưa khắc họa được những tính cách sống động, nhân vật dường như được xây dựng chỉ để minh họa cho các luận đề tư tưởng của truyện, vì thế mà truyện kém hấp dẫn, nhân vật chỉ là những hình bóng mờ nhạt hoặc cứng nhắc. Ở khoảng mười năm cuối của giai đoạn 1900 - 1930 đã có nhiều truyện ngắn mà các sự kiện trong truyện diễn ra không trùng khớp với thứ tự diễn tiến như trong cốt truyện truyền thống. Những truyện kiểu này thường bắt đầu bằng tính huống có tính cao trào để từ đó mà xoáy sâu vào phản ánh một số hình tượng nhất định, ứng với nó là kiểu kết cấu phá vỡ tuyến tính thời gian như Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn và một số truyện khác của Nguyễn Công Hoan như Oẳn tà roằn, Ngựa người và người ngựa, Răng con chó nhà tư bản, Hai thằng khốn nạn Những truyện này sẽ tạo cho người đọc những ấn tượng nghệ thuật mới mẻ. Ở truyện Sống chết mặc bay, mở đầu đã là cảnh đối lập mang tính cao trào: hình ảnh hàng ngàn sinh linh đang náo loạn trước nguy cơ đê vỡ - một sự kiện có tính đe dọa tới sự sống còn của bao người và cảnh nhân vật quan phụ mẫu vẫn “uy nghi, chễm chệ ngồi .”, ngài vẫn “ù thông tôm, chi chi nẩy, điếu mày!” .Kịch tính cứ được đẩy lên mãi, để rồi kết thúc truyện, người đọc thực sự phẫn nộ trước sự vô lương tâm, vô trách nhiệm và mất hết lương tri của tên quan phụ mẫu đối với mạng sống của bao người dân nghèo khổ. Cũng như vậy, ở truyện Răng con chó nhà tư bản của Nguyễn Công Hoan, tình huống kịch tính của truyện lại đặt vào cuối tác phẩm sau việc người ăn mày vì giành đĩa thức ăn của con chó mà đấm gãy hai chiếc răng của nó. Tên nhà giàu “nghiến răng, nhảy tót lên ô tô nổ máy xình xịch, bật đèn pha lên”, với quyết tâm “ông kẹp cho mày chết tươi rồi ông đền mạng. Bất quá ba chục là cùng!”. Không cần phải nhiều lời bình luận, bản thân hành động ấy đã cho thấy nhà tư bản kia hoàn toàn là một con ác thú, phi nhân tính. Với sự đổi mới trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện như trên, có thể thấy truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX đã có những bước đổi dòng đáng ghi nhận, từ những cốt truyện kịch tính kiểu truyền thống, truyện ngắn đầu thế kỉ XX đã học tập, sáng tạo những cốt truyện kịch tính kiểu văn học phương Tây – vốn là điều mới mẻ với văn học Việt Nam lúc bấy giờ. 3. Cốt truyện tâm lý Trong truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX có một loại cốt truyện hầu như chưa thấy xuất hiện trong văn học trung đại, đó là những truyện không có cốt truyện - còn gọi là cốt truyện tâm lý như Trằn trọc đêm xuân của Mân Châu, Giấc mộng của Công Bình, Giọt lệ hồng lâu của Hoàng Ngọc Phách, Tuyết Nga của Tùng Toàn, À! Chiêm bao của Nguyễn Bá Học . Truyện ngắn Tuyết Nga của Tùng Toàn là một truyện không có cốt truyện. Mâu thuẫn truyện không phải là những mâu thuẫn xã hội mà là mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật Thanh Hà: mâu thuẫn giữa việc muốn cưới được người đẹp Tuyết Nga - một mẫu hình người con gái nết na, đoan chính và có học thức với việc giữ được tình huynh đệ với Băng Hồ - người mà Tuyết Nga yêu, mâu thuẫn giữa việc được làm chủ sắc đẹp Tuyết Nga với việc giữ được cốt cách người quân tử. Trọng tâm truyện Tuyết Nga đã chuyển từ sự kiện sang nhân vật, từ những điều trông thấy sang những điều cảm thấy, đó là những xung đột nội tâm trong lòng Thanh Hà để cuối cùng chọn một giải pháp thoả đáng nhất cho tình yêu của mình. Nếu ở truyện ngắn trung đại, các sự kiện luôn giữ vai trò chính yếu thì đến đầu thế kỉ XX đã xuất hiện những truyện mà sự kiện trở nên mờ nhạt, ý nghĩa truyện nhiều khi không còn nằm ở cốt truyện mà nằm ở cách kể, cách sử dụng các chi tiết truyện để miêu tả nội tâm, miêu tả thế giới cảm giác của con người về cuộc sống. Như ở truyện Giọt lệ hồng lâu của Hoàng Ngọc Phách, hầu như không có biến cố hay sự kiện gì đáng kể, chỉ có dòng tâm trạng của cô gái lầu xanh với bao nỗi sầu thương lan tràn trên những trang giấy. Có thể khẳng định với sự xuất hiện của kiểu truyện không có cốt truyện này, những dòng cảm xúc, nội tâm của con người - những vui buồn, hờn giận, ghen tuông, sầu tủi, nhớ mong, hạnh phúc . của con người đã được trải rộng ra trên những trang giấy. Nếu chỉ có kiểu truyện truyền thống nặng về các sự kiện xã hội thì chắc những dòng nội tâm đó không được giãi bày nhiều như thế. Tuy nhiên, trong buổi đầu sinh thành, kiểu truyện không có cốt truyện đầu thế kỉ XX vẫn chỉ là những thử nghiệm. Nhìn chung, những truyện ngắn không có cốt truyện của giai đoạn này còn tạo cảm giác lan man, “dây cà dây muống”, câu văn chưa đạt tới độ tinh tế, nội tâm nhân vật còn giãi bày tràn lan nên chưa có khả năng truyền tới cho người đọc những cái “rùng mình mới mẻ” bởi cách suy tư về tình đời, tình người ý nhị mà sâu lắng như ở những trang văn của Thạch Lam, Thanh Tịnh giai đoạn sau. Như vậy, qua việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn đầu thế kỷ XX, có thể thấy truyện ngắn đầu thế kỷ XX vẫn còn những cốt truyện chịu ảnh hưởng của thi pháp truyện ngắn trung đại - kiểu cốt truyện gắn bó chặt chẽ với sự kiện, biến cố. Đồng thời đã có những cốt truyện mang dấu hiệu mới mẻ: kiểu cốt truyện đầy kịch tính, bất ngờ góp phần bộc lộ tính cách nhân vật một cách rõ nét và kiểu cốt truyện tâm lí. II. Trong mối quan hệ chặt chẽ với những đổi mới ở phương diện xây dựng cốt truyện, nghệ thuật kết cấu của truyện ngắn đầu thế kỉ XX cũng bước đầu có những dấu hiệu hiện đại đáng ghi nhận. Sau đây, chúng tôi xin trình bày một số kiểu kết cấu cơ bản và những dấu hiệu hiện đại của chúng. 1. Kết cấu đảo lộn thời gian của sự kiện Một trong những hình thức mới mẻ mà truyện ngắn từ đầu thế kỷ XX đem đến trên phương diện kết cấu cốt truyện là sự đảo lộn thời gian của sự kiện - tức là nghệ thuật trần thuật không tuân theo trình tự diễn tiến của cốt truyện tự nhiên theo thời gian tuyến tính (đi từ “nhân” tới “quả”). Các truyện này thường bắt đầu ở phần giữa hoặc phần kết thúc của cốt truyện tự nhiên. Sự tái tạo lại trật tự nghệ thuật cho các sự kiện trong cốt truyện là một đặc trưng của tư duy nghệ thuật hiện đại. Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều truyện có kiểu kết cấu này như: Tái sinh sinh của Phan Bội Châu, Trên lầm, dưới lỗi của Trần Quảng Nghiệp…Đặc biệt kết cấu phá vỡ tuyến tính thời gian xuất hiện nhiều ở các tác phẩm đăng trên Nam phong tạp chí như Nước đời lắm nỗi của Phạm Duy Tốn, Có gan làm giàu của Nguyễn Bá Học… Nguyễn Bá Học là nhà văn thường được đánh giá là có cách viết truyện cũ kỹ, với nhiều tác phẩm có kết cấu theo thi pháp trung đại. Nhưng ngay trong sáng tác của nhà văn này cũng đã có vài truyện có dấu hiệu hiện đại mà Có gan làm giàu là một tác phẩm có sự cách tân trong kết cấu. Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Bá Học mô tả cuộc sống cần kiệm, hạnh phúc của một đôi vợ chồng nghèo. Cho đến một hôm chồng ốm, vợ mới biết bí mật của chồng. Người chồng thuật lại quá khứ và khát vọng vươn lên làm giàu của mình. Rõ ràng đây là kết cấu phá vỡ tuyến tính thời gian. Kết cấu như thế, tác giả muốn chuyển sự chú ý của người đọc từ sự kiện xảy ra bên ngoài sang nội tình bên trong, nhấn mạnh ý chí mãnh liệt của nhân vật .Sự đảo lộn trật tự thời gian của các sự kiện có ý nghĩa không nhỏ trong việc thể hiện nội dung tác phẩm nên kiểu kết cấu này đã rất phổ biến ở truyện ngắn các giai đoạn sau. 2. Kết cấu truyện lồng trong truyện Với truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX, kết cấu truyện lồng trong truyện là một lối kết cấu mới mẻ, thể hiện việc chịu ảnh hưởng phương Tây rõ nét, mà tác phẩm đầu tiên cần kể tới là truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản. Trong truyện Thầy Lazarô Phiền có tới 2 chuyện: chuyện thứ nhất là của nhân vật “tôi” kể cho bạn đọc nghe (việc mình đã gặp thầy Phiền như thế nào, thầy Phiền đã kể lại chuyện đời mình cho nhân vật “tôi” nghe ra sao, nhân vật “tôi” đã biết được kết cục cuộc đời thầy thế nào…). Chuyện thứ hai là của thầy Phiền kể cho nhân vật “tôi” nghe (việc thầy đã lấy được một người vợ đáng yêu như thế nào, thầy đã nghi ngờ và tìm cách giết vợ, để rồi giờ đây đớn đau và hối hận ra sao …). Đây cũng là kết cấu truyện Câu chuyện nhà sư của Nguyễn Bá Học, Tái sinh sinh của Phan Bội Châu, Ôi! Ái tình của Công Bình. Đáng lưu ý là: Ôi! Ái tình cùng với truyện Thầy Lazaro Phiền và Câu chuyện nhà sư không chỉ có chung kiểu kết cấu truyện lồng trong truyện mà còn giống nhau ở cách kết thúc đầy bi kịch. Một đặc điểm đáng lưu ý nữa là ở những tác phẩm có kết cấu truyện lồng trong truyện như vừa nêu trên hai câu chuyện trong một truyện không tách rời mà luôn được chêm xen vào nhau một cách linh họat tạo ra ấn tượng về sự chân thực của chuyện được kể, kéo độc giả lại gần với thế giới nghệ thuật của tác phẩm hơn, đồng thời tạo sự sinh động cho truyện. Kết cấu truyện như thế hoàn toàn mới mẻ đối với truyền thống truyện Việt Nam. Mặt khác, sự đan cài hai câu chuyện vào nhau là một cách thức tạo sự luân phiên điểm nhìn, góp phần làm cho con người nhân vật (nhất là thế giới nội tâm của nó) được xem xét dưới nhiều góc độ và được xây dựng một cách tự nhiên hơn. Đó chính là thế mạnh của kết cấu truyện lồng trong truyện, góp phần tạo dựng cho truyện một nghệ thuật trần thuật hiện đại. 3. Kết cấu dưới hình thức thư từ, nhật ký Một số không nhiều truyện ngắn từ đầu thế kỷ XX đến 1932 có kết cấu dưới hình thức thư từ, nhật ký khá độc đáo. Các truyện ngắn Giọt lệ hồng lâu, Ôi! Thiếu niên, Một bức thư, Duyên nợ trăm năm . thực chất là những lá thư. Với kết cấu theo hình thức lá thư như vậy, những điều riêng tư sâu kín sẽ được thổ lộ, phô bày một cách tự nhiên hơn và nội dung được kể cũng có thể dàn trải, biến hoá linh họat hơn và tạo ấn tượng đậm nét về một cái tôi nhân vật. Nói cách khác, hình thức bức thư thường tạo ra kết cấu mở cho tác phẩm. Văn học thế giới đã có nhiều tác phẩm có kết cấu kiểu này như: Những bức thư gửi từ Ba Tư, Những bức thư gửi từ cối xay gió, Nhật kí tiểu thư John . Trong truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX, tác phẩm có kết cấu dưới hình thức bức thư được đánh giá cao là Vi hành của Nguyễn Ái Quốc. Vi hành còn được coi là một tác phẩm có kết cấu theo tình huống giả định. Tình huống giả định ở đây là sự nhầm lẫn đến tức cười của dân Pháp, chính quyền thực dân Pháp, tưởng “tôi” là Khải Định. Do sự nhầm lẫn đó mà nhân vật “tôi” bất đắc dĩ phải nghe những lời bình luận có vẻ coi thường của dân Pháp dành cho Khải Định - vua bù nhìn xứ thuộc địa. Từ đó mà người đọc hình dung ra chân dung không lấy gì làm đẹp của vua Khải Định. Và tình huống giả định có sự nhầm lẫn giữa Khải Định với những người dân An Nam khác cứ được phóng đại lên mãi, khiến cho mức độ châm biếm ngày càng gay gắt. Ta có thể gặp kiểu kết cấu này ở một số tác phẩm của Ngô Tất Tố như Về chuyện mang nặng đẻ đau hoặc trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng giai đoạn sau. 4. Kết cấu theo mạch phát triển tâm lý Có thể nói đây là kiểu kết cấu mới mẻ nhất trong văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Đó là kiểu kết cấu của những tác phẩm có cốt truyện tâm lí nhằm miêu tả những diễn biến tinh vi, phức tạp của đời sống nội tâm con người. Trong những truyện này, chỉ có một vài sự việc, còn lại là cảm giác, suy nghĩ của nhân vật với những hồi ức, liên tưởng và độc thọai nội tâm. Nếu có sự kiện thì sự kiện chỉ đóng vai trò khơi gợi cho dòng chảy tâm lý. Tiêu biểu cho truyện có kết cấu tâm lý này là những truyện của Thạch Lam (Dưới bóng hoàng lan, Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa .), những truyện của Thanh Tịnh (Tôi đi học .) hay Đời thừa, Giăng sáng . của Nam Cao. Với tinh thần học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa và nghệ thuật văn xuôi tự sự phương Tây, văn học phương Tây, văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đã xuất hiện những tác phẩm có kết cấu tâm lý mà nổi tiếng là Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. ở thể loại truyện ngắn cũng đã có một số truyện có kết cấu tâm lý như vậy. Đó là truyện Giọt lệ hồng lâu của Hoàng Ngọc Phách, Trằn trọc đêm xuân (Mân Châu), Tuyết Nga (Tùng Toàn), Mai (Ngô Ngọc Kha) . Đáng chú ý là những tác phẩm có kết cấu tâm lý này đều thuộc khuynh hướng lãng mạn. Giọt lệ hồng lâu là một áng văn trữ tình bằng thư với những lời lẽ ai oán, sầu, thảm, xót xa cho thân phận tủi nhục của những cô gái lầu hồng khi ốm đau, bệnh tật, khi nhạt phấn phai hương. Và truyện cứ thế tiếp diễn theo mạch cảm xúc với những giằng xé trong tâm hồn của cô gái chốn hồng lâu. Độc giả sau khi đọc xong những truyện như thế này thường khó kể lại được nội dung truyện, nếu có thì chỉ tóm lại được ý chính trong vài ba câu ngắn ngủi, nhưng lại rất ấn tượng với những nỗi niềm, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong đó. Liên hệ với thơ trữ tình, có cảm giác những truyện ngắn này có một sự tương đồng nào đó với thi ca, hay đúng hơn trong những truyện ngắn có kết cấu theo dòng tâm lý luôn thấm đẫm chất thơ, chất trữ tình. Như vậy, khi xem xét truyện ngắn đầu thế kỉ XX, có thể nhận thấy đặc điểm lớn của nó là sự đan xen cũ – mới trên cả hai phương diện cốt truyện và kết cấu. Vẫn còn không ít truyện nặng về kể sự, lí sự với hình thức tự sự kiểu chương đoạn, kết cấu theo thời gian tuyến tính khá đơn điệu. Nhưng mặt khác, truyện ngắn đầu thế kỷ XX đã có nhiều dấu hiệu hiện đại, thể hiện ảnh hưởng của kết cấu phương Tây, tạo nên sự đổi mới trong nghệ thuật trần thuật. Với những đổi mới đó, truyện ngắn đầu thế kỷ XX đã góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam thế kỉ XX. . số đặc điểm của truyện ngắn trung đại, mặt khác đã bước đầu bộc lộ những dấu hiệu hiện đại, mới mẻ đáng ghi nhận. 1. Cốt truyện luận đề Qua khảo sát truyện. các tập truyện ngắn trung đại. Một dấu hiệu hiện đại nữa trong cốt truyện luận đề đầu thế kỷ XX là nếu cốt truyện luận đề trong văn học trung đại thường

15 tháng 3 2017

Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu truyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất củanghệ thuật truyện ngắn.

Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Trong khi đó, tiểu thuyết chứa được nhiều vấn đề, phủ sóng được một diện rộng lớn của đời sống. Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài như tiểu thuyết. Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảng khắc của cuộc sống. Ví dụ một truyện ngắn kể về Nhà chứa Tellier của Maupassant thời gian chỉ 24 giờ; Lời phán quyết của Kafka chỉ xảy ra trong vài tiếng. Trong khi cuốn tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất có thời gian cốt truyện khoảng 40 năm và đến tận ba nghìn trang. Tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình có tới trên 500 nhân vật.

Paul Bourget, nhà văn và nhà phê bình Pháp thế kỷ 20 có nhận định về hai thể loại trên, qua đó cũng giải thích phần nào về sự chênh lệnh số trang của chúng: "Phong cách của truyện ngắn và của tiểu thuyết rất khác nhau. Phong cách của truyện ngắn là thuộc về tình tiết. Cái tình tiết mà truyện ngắn dự định diễn tả, truyện ngắn đã tách nó ra, làm cô lập nó lại. Các tình tiết mà cả dãy đã làm nên đối tượng của tiểu thuyết, tiểu thuyết đã làm ngưng kết chúng, nối chúng lại với nhau. Tiểu thuyết tiến hành thông qua các triển khai, còn truyện ngắn thông qua sự tập trung... Truyện ngắn là độc tấu. Tiểu thuyết là giao hưởng".

Như vậy, thông thường tiểu thuyết phải dài hơn truyện ngắn. Song không phải bất cứ một tác phẩm dày nào cũng là tiểu thuyết. Một tác phẩm dài hay ngắn chỉ còn là tương đối để phân biệt. Phần quan trọng để được gọi là tiểu thuyết còn ở cấu trúc của nó.

​chúc p hk tốt

17 tháng 3 2021

Văn học trung đại

–  Sự ra đời và hình thành phát triển:

+ Từ thế kỉ X đến trước khi hình thành văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian

+ Đầu thế kỉ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học Việt Nam (văn học trung đại)

– Chủ đề chủ đạo của các tác phẩm văn học trung đại:

 + Từ thế kỉ X – XV: Nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập và tinh thần tự chủ, tự cường

+ Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII: Tập trung phê phán, phản ánh xã hội

+ Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: Tập trung phản ánh, phê phán xã hội và đề cao vai trò của con người.

+ Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Phản ánh, phê phán những thói hư dởm đời.

Ví dụ: Các tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà,…

b) Văn học hiện đại

– Thời gian tư tưởng chủ đạo: Văn học hiện đại kéo dài từ 1945 đến 1975 chia làm 3 giai đoạn:

+ 1945 – 1954: trong giai đoạn này tư tưởng chủ đạo hướng về cuộc kháng chiến chống pháp ( Làng- Kim Lân)

+ 1954 – 1964: Cách nhìn mới về một cuộc sống mới, hướng đến tương lai tươi sáng

+ 1964 – 1975: Những tác phẩm tiêu biểu như : Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long ⇒ Hướng đến những con người cao đẹp với những phẩm chất tốt đẹp trong xã hội.

+ Sau 1975: Nổi bật với tác phẩm bến quê – Nguyễn Minh Châu.

17 tháng 3 2021

Văn học trung đại

–  Sự ra đời và hình thành phát triển:

+ Từ thế kỉ X đến trước khi hình thành văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian

+ Đầu thế kỉ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học Việt Nam (văn học trung đại)

– Chủ đề chủ đạo của các tác phẩm văn học trung đại:

 + Từ thế kỉ X – XV: Nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập và tinh thần tự chủ, tự cường

+ Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII: Tập trung phê phán, phản ánh xã hội

+ Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: Tập trung phản ánh, phê phán xã hội và đề cao vai trò của con người.

+ Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Phản ánh, phê phán những thói hư dởm đời.

Ví dụ: Các tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà,…

b) Văn học hiện đại

– Thời gian tư tưởng chủ đạo: Văn học hiện đại kéo dài từ 1945 đến 1975 chia làm 3 giai đoạn:

+ 1945 – 1954: trong giai đoạn này tư tưởng chủ đạo hướng về cuộc kháng chiến chống pháp ( Làng- Kim Lân)

+ 1954 – 1964: Cách nhìn mới về một cuộc sống mới, hướng đến tương lai tươi sáng

+ 1964 – 1975: Những tác phẩm tiêu biểu như : Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long ⇒ Hướng đến những con người cao đẹp với những phẩm chất tốt đẹp trong xã hội.

+ Sau 1975: Nổi bật với tác phẩm bến quê – Nguyễn Minh Châu.

D
datcoder
CTVVIP
5 tháng 10 2023

Chọn C. Vì giúp người đọc dễ hình dung ra loại phương tiện đang được giới thiệu

Chỉ ra những đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” và nêu tác dụng của các đặc điểm ấy trong việc thực hiện mục đích văn bản bằng cách hoàn thành bảng sau: Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn họcBiểu hiện trong văn bản Sức hấp dẫn của truyện “Chiếc lá cuối cùng”Tác dụng trong việc...
Đọc tiếp

Chỉ ra những đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” và nêu tác dụng của các đặc điểm ấy trong việc thực hiện mục đích văn bản bằng cách hoàn thành bảng sau: 

Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Biểu hiện trong văn bản Sức hấp dẫn của truyện “Chiếc lá cuối cùng”

Tác dụng trong việc thực hiện mục đích văn bản

Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận. 

 

 

Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm. 

 

 

Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ

 

 

Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. 

 

 
1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

30 tháng 7 2021

Em tham khảo:

- Kể theo ngôi thứ ba.

⇒ Làm cho câu chuyện thêm sinh động và khách quan hơn.

30 tháng 3 2016

văn 7 ko có học,văn 8 à

30 tháng 3 2016

TỨC NƯỚC VỠ BỜ(NGÔ TẤT TỐ)

LÃO HẠC(NAM CAO)

15 tháng 3 2017

- Văn học trung đại thì bó hẹp trong niêm luật Đường thi, vận dụng thủ pháp ước lệ tượng trưng, theo công thức khuôn mẫu, gò bó tình cảm con người, con người không được tự do thể hiện tình cảm, khát vọng cá nhân.
- Văn học hiện đại lại thể hiện sự cách tân của tầng lớp trí thức thời bấy giờ, họ mang luồng gió phương Tây thổi vào văn học Việt nam, đem cho nó sắc thái mới, tiếng nói mới: phá bỏ niêm luật, cách viết tự do, cho khoảng trời để cái tôi được cất tiếng và bày tỏ nguyện vọng, được nuôi bởi dưỡng chất ái tình...

** Truyện trung đại là tác phẩm tự sự có nội dung thuộc về thời kì trung đại. Có yếu tố của văn học trung đại.
** Truyện hiện đại là kể lại những đổi mới, những điều mà các loại chuyện khác không có.

15 tháng 3 2017

Bạn ơi truyện ngắn mà , dù sao thì cũng cảm ơn nhìu nha .vui

15 tháng 4 2017

Lý giải: Sống chết mặc bay được ra đời trong buổi đầu hình thành thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX nên được ví như "bông hoa đầu mùa" của truyện ngắn hiện đại.

16 tháng 4 2018

a) Giống nhau:

– Nội dung: Cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả bao gồm 3 nội dung chủ đạo là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước

b) Khác nhau:

Văn học hiện đại:

– Nội dung: Văn học hiện đại có nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc hơn văn học trung đại, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó không chỉ thu hút người đọc bởi cách viết đổi mới mà còn bởi nó bộc lộ được nhiều góc khuất của xã hội, của cuộc sống một cách chân thực nhất mà văn học trung đại không biểu hiện được

– Nghệ thuật:

+ Quan điểm nghệ thuật: Văn học hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết

+ Thể loại: Đa dạng hơn văn học trung đại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút,,…giúp người viết tự do thể hiện tư tưởng tình cảm mà không sợ bị bó hẹp có thể viết ngắn hoặc dài, thay đổi nhiều phong cách viết khác nhau, có các hình ảnh hiện đại,…

Văn học trung đại:

– Nội dung: Các tác phẩm của văn học trung đại luôn bị kèm kẹp trong một phạm vi nhất định, bị tiêu khiển bởi các lễ nghi, lễ giáo, xã hội phong kiến. Các tác phẩm đôi khi chỉ là một góc khuất rất nhỏ của cuộc sống, thứ mà đôi khi bị người ta cho là vô nghĩa trong xã hội phong kiến. Các tác phẩm văn học trung đại chủ yếu dùng để bày tỏ chí, tỏ lòng.

– Nghệ thuật:

+ Mang tính ước lệ, tượng trưng, có các điển tích cổ điển. Các tác phẩm văn học trung đại mang đậm phong cách cổ xưa, tuân theo cái truyền thống, sắp đặt sẵn, không có quan điểm cá nhân trong bài viết.

+ Mang tính chất quy phạm: Mang tính bó buộc, có quy luật vần chắc chặt chẽ (thơ), hịch, cáo, chiếu,…

+ Thể loại: Ngoài các thể loại được tuân theo quy luật chặt chẽ trên, văn học trung đại còn bao gồm nhiều thể loại truyền thống như: ca dao, tục ngữ,…