K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2017

Bạn tham khảo nhé:

1. Cấu tạo của hoa:

undefined

Hoa bao gồm các bộ phận chính: đài, tràng, nhị và nhuỵ. Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhuỵ. Tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc của cánh hoa khác nhau tuỳ loại. Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực. Nhuỵ có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. Nhị và nhuỵ là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.

2. Chức năng của hoa:

+ Đài và tràng làm thành bao hoa bao bọc bên ngoài bảo vệ nhị và nhụy

+ Tế bào sinh dục đực trong hạt phấn của nhị, tế bào sinh dục cái trong noãn của nhụy

+ Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa


- Bán cầu và cầu đại não của não bộ có vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động tư duy, học tập và sáng tạo. Sự phát triển năng khiếu được định hình từ những giai đoạn đầu đời của trẻ, khi hệ thần kinh của trẻ đang phát triển mạnh mẽ.

- Việc bồi dưỡng và phát triển năng khiếu từ rất sớm có thể giúp kích thích và phát triển các khu vực trong não liên quan tới trí tuệ và sáng tạo, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy độc lập, tự tin và sáng tạo. Ngoài ra, bồi dưỡng năng khiếu cũng giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, truyền cảm hứng cho trẻ và giúp trẻ có niềm đam mê, động lực để phấn đấu trở thành một người tài năng và thành công trong tương lai.

28 tháng 2 2016

Tế bào trong cơ thể bao gồm các thành phần cấu trúc và chức năng được trình bày trong bảng sau:

Các thành phần cấu trúc

Cấu trúc

Chức năng

1. Màng sinh chất

- Dày khoảng \(70-120\text{Å }\)

\(1\text{Å}=10^{-7}mm\)
- Cấu tạo bởi các phân tử prôtêin và phôtpholipit.

- Bảo vệ và ngăn cách các tế bào.
- Trao đổi chất có chọn lọc đối với các yếu tố của môi trường.

2.Tế bào chất và các bào quan:

- Gồm 2 lớp: ngoại chất và nội chất.
- Trong chứa nhiều bào quan.

Thực hiện mọi hoạt động sống của tế bào

a) Ti thể






b) Lạp thể (lục lạp, sắc lạp, bột lạp)
c) Trung thể


d) Thể Gôngi


e) Lưới nội chất






g) Lizôxôm (thể hòa tan)


h) Thể vùi

- Thể hình sợi, hạt, que
- Kích thước nhỏ: \(0,2-7\mu m\)
- Số lượng tùy thuộc hoạt động của các loại tế bào ( \(2-2000\text{/}1\) tế bào).
- Có hệ enzim nằm trên các tấm răng lược ở thành trong ti thể.
- Chỉ có ở tế bào thực vật, quan trọng nhất là lục lạp trong chứa chất diệp lục.
- Chỉ có ở tế bào động vật và thực vật bậc thấp.
- Nằm gần nhân
- Có dạng gồm nhiều túi dẹp xếp chồng.
- Nằm gần nhân
- Là hệ thống các xoang và ống phân nhánh nối màng với nhân và các bào quan, có cấu tạo giống màng sinh chất.
- Có các ribôxôm (vi thể) kích thước từ \(100-150\text{Å}\) .- Có dạng túi nhỏ chứa nhiều enzim thủy phân.

Tham gia quá trình hô hấp của tế bào →tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.



- Lục lạp than gia vào quá trình quang hợp.

Tham gia vào quá trình phân bào.

Tập trung các chất tiết, các chất cặn bã thải ra ngoài (kể cả các chất độc).
- Tham gia vào quá trình trao đổi vật chất cùng với màng tế bào.


- Nơi thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào.


- Phân giải các chất dinh dưỡng thâm nhập vào tế bào, thực hiện tiêu hóa nội bào.
- Bảo vệ cơ thể.
- Nơi dự trữ glicôgen, lipit

3. Nhân

- Hình cầu, ở trung tâm tế bào

- Màng nhân ngăn cách chất nhân với tế bào chất, có nhiều lỗ nhỏ.

- Trong nhân có nhân con và chất nhiễm sắc (ADN).

- Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Ngăn cách chất nhân với tế bào chất, có nhiệm vụ điều khiển trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất.
- ADN có chức năng di truyền. Nhân con tổng hợp các ribôxôm cho tế bào chất.

 

 

28 tháng 2 2016

Tế bào học là một lĩnh vực khá rộng lớn. Những phần mà teenager (có lẽ em nên gọi là chị teenager) vừa nêu trên chỉ là một phần nhỏ trong cấu tạo tế bào.
Tế bào học theo em có thể chia thành 2 phần (em chỉ có thể phân chia theo trí nhớ hạn hẹp của mình, mong các bác thông cam cho những sai sót): 
Phần i: Các thành phần hóa học
Phần ii: Cấu tạo và chức năng của tế bào

Những phần mà teenager nêu trên mới chỉ thuộc phần các thành phần hóa học của tế bào. Tuy nhiên, theo Mèo thì không nên đề cập và phân chia một cách quá rõ ràng giữa protein, enzyme và vitamin. Đây là 3 mảng kiến thức có liên quan chặt chẽ tới nhau: enzyme là chất xúc tác có bản chất là protein, và vitamine thì lại chính là thành phần coenzyme. Những phần này đề cập trong Tế bào học là hơi sâu và có phần lạc.

Một mảng quan trong nữa trong thành phần cấu tạo TB là phần cấu tạo và các chức năng của tế bào. Bao gồm những phần sau:

- Sơ lược về các thành phần cấu trúc TB (TB nhân sơ, TB nhân chuẩn, Vi khuẩn cổ)
- Cấu tạo tế bào (màng sinh chất, tế bào chất, lưới nội chất, ty thể, lạp thể, nhâ tế bào và các bào quan khác)
- Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở Tế bào (hô hấp tế bào và quang hợp)

12 tháng 9 2021

Nhiễm sắc thể được cấu tạo chính từ ADN và Protein. Protein có dạng hình khối cầu và được phân tử ADN quấn quanh tạo nên các đơn vị cấu trúc nhiễm sắc thể. Đối với những nhiễm sắc thể đơn chúng được cấu tạo từ một sợi ADN kép. Thế nhưng với nhiễm sắc thể kép thì chúng được tạo thành do quá trình nhân đôi.

9 tháng 12 2018

mik cũng sắp thi có câu giống vầy nè

vô đây nè coi đúng k

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/133721.html
9 tháng 12 2018

oaoasinh học lớp 7 nha

15 tháng 12 2022

Em check lại kĩ xem nội dung câu hỏi đúng chưa em hấy

15 tháng 1 2022

TK

Sơ đồ tư duy Tế bào nhân thực ngắn gọn, dễ hiểu

24 tháng 8 2017

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại nucleotit với số lượng lên đến hàng triệu => vơi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau của các đơn phân trong phân tử giúp ADN lưu giữ lượng lớn thông tin di truyền của các loài.

- Cấu trúc mạch xoắn kép, trong đó các cặp nu đối diện trên 2 mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: a liên kết với T bằng 2 lk hidro, G lk với X bằng 3 lk hidro và ngược lại => giúp ổn định cấu trúc phân tử, bảo vệ thông tin di truyền. Nhờ lk hidro linh hoạt => các enzim dẽ dàng tách rời 2 mạch đơn của ADN ra khỏi nhau để thực hiện quá trình sao chép, truyền đạt thông tin di truyền.

24 tháng 8 2017

Bạn tham khảo:

- Trên mỗi mạch đơn của phân tử DNA, cac Nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững.
- Trên mạch kép các cặp Nu lên kết với nhau bằng liên kết hidro giữa các cặp bazo nitrit bổ xung. Tuy lên kết hidro không bền nhưng số lượng liên kết lại rất lớn nên đảm bảo cấu trúc không gian của DNA được ổn định và dễ dàng cắt đứt trong quá trình tự sao.
- Nhờ các cặp Nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ xung đã tạo cho chiều rộng DNA ổn định, các vòng xoắn của DNA dễ dàng liên kết với protein tạo cho cấu truc DNA ổn định, thông tin di truyền được điều hòa.
- Từ 4 loại Nu do cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của các phân tử DNA ở các loài sinh vật.

chúc bạn học tốt :))