Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hai mặt tương phản trong truyện:
Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng
b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo
+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử
+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên
⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực
Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn
+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm
+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga
⇒ Quan lại tắc trách, tham lam
c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã
+ Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà
+ Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị
+ Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ
→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại
d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:
+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại
+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ
+ Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài
Tham khảo:
- Tương phản là nghê thuật dùng 2 hình ảnh, 2 chi tiết, 2 nhân vật,... tóm lại là 2 vế đối lập nhau để khắc họa đậm nét hơn một vấn đề nào đó.
Ví dụ: Thạch Lam dùng hình ảnh đoàn tàu sáng rực ánh đèn đi qua phố huyện nghèo để làm rõ thêm hình ảnh phố huyện nghèo nàn và tăm tối trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ".
Với đề bài "Sách là người bạn lớn của con người", có thể đặt ra những câu hỏi như sau:
- Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"? Vì sách rất có ích đối với con người.
- Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?
- Trong thực tế, ích lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách?
- Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?
Chi tiết có tác dụng gây cười và phê phán là những câu trả lời của anh chàng tham ăn tục uống.
- Đây -> đáng lẽ phải là: Tôi là người ở đây.
- Mỗi -> đáng lẽ phải là: Nhà tôi chỉ có một con.
- Tiệt -> đáng lẽ phải là: Cha mẹ tôi đều đã qua đời.
Anh ta rút gọn một cách quá đáng nhằm mục đích trả lời thật nhanh, không mất thời gian ăn uống của mình.
Ý nghĩa: Phê phán thói tham ăn đến mất cả nhân cách, bất lịch sự với người khác, bất hiếu với bố mẹ.
- Chi tiết cho thấy rõ mối quan hệ tương phản giữa cảnh vật và tâm trạng con người khi tạo ra sự đối lập tương phản này: "Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc mộ ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này."
- Tác dụng: Khắc họa rõ nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay. Tạo cảm giác não nề góp phần làm sâu sắc thêm tâm trạng cho hai anh em. Cảnh thiên nhiên là phương tiện để tác giả ký thác tâm trạng buồn thương của nhân vật lên.
Tham khảo nha em:
Ý 1:
Luận điểm: Sự vô tình của quan phụ mẫu trong công cuộc chống lũ dẫn đến tình cảnh lầm than của người dân.
Ý 2:
Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.
Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.
Ý 1:
Luận điểm: Sự vô tình của quan phụ mẫu trong công cuộc chống lũ dẫn đến tình cảnh lầm than của người dân.
Ý 2:
Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.
Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.