K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2023

Trước khi những đứa trẻ được sinh ra, xung quanh chỉ là một mày đen:

"Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”

Nhưng sau khi những đứa trẻ được sinh ra thì thiên nhiên đã có sự biến đổi lớn:

"Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp"

Thiên nhiên thay đổi để trẻ con được nhìn ngắm và cảm nhận màu sắc của vạn vật xung quanh. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Qua đó, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế nhưng lại tạo một điểm nhấn ấn tượng như lời khẳng định mỗi đứa trẻ trên thế gian này đều là mang đến niềm vui và hạnh phúc.

3 tháng 10 2021

Giúp mk với mn.

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

1.

Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ, vì những lý do sau:

Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)

Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn. 

2.

Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời. Qua bài thơ ta cảm nhận được cuộc sống ở trên trái đất khi loài người lúc bấy giờ chỉ toàn là trẻ con. Khi đó mọi thứ đều đang ở trong giai đoạn phôi thai, trẻ và sự sống chỉ mới bắt đầu. Khi đó mọi thứ còn rất hoang sơ và trần trụi. Và tất nhiên cũng không có màu xanh, không có dáng cây ngọn cỏ. Rồi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Và trẻ em được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ. Con có mẹ, có bố, có gia đình và ngày càng phát triển. Chính sự chăm sóc ấy đã làm cho trẻ em biết ngoan, biết nghĩ, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thể giới xung quanh.

9 tháng 1 2022

giúp mình đi

 

12 tháng 1 2022

ĐỀ CƯƠNG ÔNG HỎI GÌ NHIỀU GIỮ VẬY

đọc bài chuyện cổ tích về loài người rồi trả lời các câu hỏi dưới đây, giúp mình nhé. cần gấp1. Em hãy nêu những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ.2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời? 3.Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ?4.Bà đã kể cho trẻ nghe...
Đọc tiếp

đọc bài chuyện cổ tích về loài người rồi trả lời các câu hỏi dưới đây, giúp mình nhé. cần gấp

1. Em hãy nêu những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ.

2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời? 

3.Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ?

4.Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu nhũng điều mà bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó.

5.Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ.

6.trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào.

7.Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi lên cho em những suy nghĩ gì?

8.câu chuyện về Nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào.
 

1
4 tháng 10 2021

Tham khảo:

Câu 1:

- Truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

- Trong truyện này, loài người ra đời từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, từ đó các con chia nhau đi cai quản các vùng đất của nước ta.

Câu 2:

Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời: 

- Mặt trời nhô cao, cỏ cây bắt đầu sống dậy, chim sinh ra cho trẻ con tiếng hót, gió cũng thổi những làn gió mát lành, sông, biển bắt đầu hình thành cho trẻ con đi tắm, mây xuất hiện che bóng cho trẻ, đường cũng dài theo bước chân của trẻ con.

- Tình yêu, lời ru của mẹ và những câu chuyện kể được sinh ra từ bà.

- Sự hiểu biết xuất hiện từ lời kể của bố.

- Chữ viết, bàn ghế, trường lớp cũng bắt đầu sinh ra cho trẻ em.

Câu 3:

Món quà tình cảm mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ đó là sự chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt (là tình yêu, lời ru, sự bế bồng chăm sóc).

Câu 4:

- Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ: "chuyện con cóc, nàng tiên, chuyện cố Tấm ở hiền, chuyện Lý Thông ở ác".

- Những điều mà bà muốn gửi gắm qua những câu chuyện cổ từ ngày xưa đó là: Bà muốn giúp cho bé thơ hiểu biết hơn về lịch sử cội nguồn, hướng đến cách sống ở hiền gặp lành, sống chân thành, tốt bụng, hướng ước mơ và khát vọng cao đẹp trong cuộc sống của nhân dân. Những câu chuyện đó, sẽ in sâu trong tâm trí các em, quyết định hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.

Câu 5:

Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có sự khác biệt so với điều bà và mẹ dành cho trẻ. Khi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn, thế giới có vô vàn điều mới lạ đợi trẻ em khám phá. Chính bố đã dạy dỗ cho con những hiểu biết về đạo đức và tri thức trong cuộc đời. Bố dậy con rộng là mặt bể, dài là con đường đi, núi màu xanh và trái đất hình tròn. 

Câu 6:

- Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như một minh chứng cuộc sống này ngày một phát triển diệu kì và văn minh.

- Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành, văn minh hơn. Chính giáo dục là món quà quý giá nhất dành tặng mỗi người. Giáo dục giúp con người sống tốt và thế giới trở nên tuyệt vời hơn.

Câu 7:

Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi lên cho em những suy nghĩ đây là một câu chuyện lý giải được cuộc sống trên trái đất từ xưa đến nay.
Câu 8:

- Câu chuyện về Nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có sự khác biệt với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết:

+ Những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết kể lại sự tích con người được hình thành như thế nào và lí giải tổ tiên của dân tộc.

+ Chuyện cổ tích về loài người lí giải nguồn gốc của trái đất xoay quanh việc một em bé xuất hiện và lớn lên. Mọi chi tiết đều thể hiện tình yêu và ý nghĩa của từng sự vật ở trên đời, từ đó cho thấy sự sống của mỗi con người là thiêng liêng và quý giá.

- Bài thơ có một thông điệp sâu sắc được chuyển tải chính là hay chăm sóc và yêu thương trẻ em. Để mỗi em bé có được một tuổi thơ tốt đẹp và hạnh phúc nhất.

23 tháng 10 2021

D

23 tháng 10 2021

Đáp án D: Trẻ con là trung tâm của thế giới này

Sáng sớm, nhìn qua khung cửa sổ, tôi bỗng nhận thấy sự khác lạ của bầu trời, của những cơn gió, của những hàng phượng già bên góc phố... Và cả thái độ của những người qua đường nữa, họ vui vẻ lạ thường. Vài cơn gió miên man “lạc bước” vào phòng tôi qua khung cửa, mang đến tôi một cảm giác mới mẻ. Nó không phải là gió của ngày hôm qua, ngày hôm qua, gió vẫn còn oi nồng lắm, vẫn còn nóng bức lắm, đâu có được mát mẻ như thế này. Và khi đó, tôi chợt nhận ra sự đổi khác của đất trời, đây chính là thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu.

Có lẽ là, tiết trời đã bắt đầu chuyển mùa từ cuối tháng sáu. Cái oi nồng, nóng bức của mùa hạ đã bắt đầu dịu xuống, thay vào đó là một bầu trời trong xanh, lộng gió thu sang. Những cây phượng già đã bắt đầu rụng lá, ngập đỏ cả một con đường. Trên kia, từng tia nắng ấm đã dần dần nhuộm vàng lên từng hàng cây, hay nền gạch tạo nên một khung cảnh mùa thu như trong thơ ca vẫn thường nói đến. Một khung cảnh tuyệt đẹp và rất hiếm thấy... Và cảm giác mát mẻ của sự chuyển mùa ấy bắt đầu len lỏi vào tâm hồn tôi, xóa tan cái nóng bức và khó chịu của mùa hạ... Thu đã sang, nhưng dư âm của mùa hạ vẫn còn vương. Những đám mây trắng lãng đãng như vẫn còn ấm màu nắng của mùa hạ. Đâu đó màu hoa cúc nở rộ bỗng nhuốm đầy không gian hòa vào với khung cảnh thơ ca êm đềm, thơ mộng.

Trên những tán cây, từng đàn chim bắt đầu ríu rít những tiếng kêu cùng hòa vào với sự râm ran của đàn ve sầu. Tôi có cảm giác không gian quanh tôi bắt đầu trải rộng hơn, bao la hơn. Tôi ngước nhìn một lần nữa những đám mây xa, những đàn chim ríu rít rời tán cây phượng bay về tận phương nào mà như thể chúng hiện diện ngay trước mắt tôi. Bất chợt, âm vang của một bài thơ là thi sĩ Hữu Thỉnh viết về thời khắc chuyển mùa lại vang lên trong lòng tôi:

“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.

Khi đọc bài thơ ấy, tôi chưa có một cảm giác gì cụ thể nhưng khi đứng trước thời khắc chuyển mùa thực sự, tâm hồn tôi lại không khỏi bâng khuâng, xao xuyến lạ thường.

Mùa hạ dần qua đi, và thu sang thế chỗ. Những cơn mưa ào ạt bắt đầu vơi dần, nhường chỗ cho mưa thu mát mẻ, trong lành. Dòng sông ngoài xa cũng không còn sục sôi như trong những ngày lũ hạ mà bỗng trở nên hiền hòa, màu nước trở nên trong hơn, êm dịu hơn. Dưới đường, những người đi đường ai nấy đều cười nói vui vẻ như thể họ cũng nhận ra cái dễ chịu của thời khắc giao mùa hạ sang thu. Tiếng cười nói, tiếng chim ríu rít, tiếng đàn ve râm ran, tiếng lá khô xào xạc, gió khe khẽ... Tất cả tạo nên những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống nhưng mang một cảm giác man mác, khó tả thấm dần vào lòng người.

Rảo bước nhanh qua con đường quen thuộc sau hồi cảm nhận, nhìn lại tôi vẫn thấy khung cảnh chuyển mùa vẫn vậy, vẫn tuyệt đẹp và rất xứng đáng đi vào thơ ca như trong bài thơ của thi sĩ Hữu Thỉnh. Về đến nhà nhưng cảm giác man mác trong lòng tôi vẫn còn vương lại. Cơn gió thu lại miên man “lạc bước” vào phòng tôi qua khung cửa sổ. Thật dễ chịu! Và tôi chợt nhận ra rằng: Tôi yêu thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu.

1. em hãy nêu căn cứ xác định chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ 2.trong tưởng tượng của nhà thơ , thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời ? 3. món quà tình cảm nào theo theo nhà thơ , chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ ?4. bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì ? hãy nêu những điều bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó ?5. theeo cách nhìn của nhà thơ...
Đọc tiếp

1. em hãy nêu căn cứ xác định chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ 

2.trong tưởng tượng của nhà thơ , thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời ? 

3. món quà tình cảm nào theo theo nhà thơ , chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ ?

4. bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì ? hãy nêu những điều bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó ?

5. theeo cách nhìn của nhà thơ , tình cảm mà bố dành cho trẻ có gì khác so với tình cảm của bà và mẹ ?

6. trong khổ thơ cuối , em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào ?

7. câu chuyện về nguồn gốc loài người qua lời của nhà nhơ Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc loài người mà em đã biết ? sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào ?

Ai trả lời nhanh thì mình sẽ tick cho 

trong quyển sách kết nối tri thức 6 

ngữ văn tập 1 

 

2
3 tháng 10 2021

1. Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ, vì những lý do sau:

Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)

Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn. 

2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời. Qua bài thơ ta cảm nhận được cuộc sống ở trên trái đất khi loài người lúc bấy giờ chỉ toàn là trẻ con. Khi đó mọi thứ đều đang ở trong giai đoạn phôi thai, trẻ và sự sống chỉ mới bắt đầu. Khi đó mọi thứ còn rất hoang sơ và trần trụi. Và tất nhiên cũng không có màu xanh, không có dáng cây ngọn cỏ. Rồi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Và trẻ em được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ. Cnon có mẹ, có bố, có gia đình và ngày càng phát triển. Chính sự chăm sóc ấy đã làm cho trẻ em biết ngoan, biết nghĩ, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thể giới xung quanh.

24 tháng 10 2023

1. Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ, vì những lý do sau:

 - Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)

 - Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn. 

2. Trả lời :

 - Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời. Qua bài thơ ta cảm nhận được cuộc sống ở trên trái đất khi loài người lúc bấy giờ chỉ toàn là trẻ con. Khi đó mọi thứ đều đang ở trong giai đoạn phôi thai, trẻ và sự sống chỉ mới bắt đầu. Khi đó mọi thứ còn rất hoang sơ và trần trụi. Và tất nhiên cũng không có màu xanh, không có dáng cây ngọn cỏ. Rồi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Và trẻ em được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ. Con có mẹ, có bố, có gia đình và ngày càng phát triển. Chính sự chăm sóc ấy đã làm cho trẻ em biết ngoan, biết nghĩ, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thể giới xung quanh.