Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mình cảm thấy rất vui sướng khi được vào đội tuyển và được olympic giải cao .không có gì làm mình vui sướng bằng cái này .cảm xúc vô tận nghĩ đến mà thấy lòng mình càng ngày càng có ý chí học cao thêm nữa
Em cảm ơn Ban Tổ Chức đã tạo điều kiện cho chúng em tham gia cuộc thi này , em rất vui và bất ngò khong nghi mình lại đạt giải , em sẽ cố gắng học tập chăm chỉ hơn để lớn lên xây dựng đât nước giàu đẹp và lớn lên trở thành cô giáo khai thác thêm nhiều người nữa để xây dựng quê hương giàu đẹp.
mk đăng kí bằng google rồi bn.Bn k cho mk nhé
Bài tham khảo 1
CHƯƠNG TRÌNH QUYÊN GÓP ỦNG HỘ THIẾU NHI VÀ NHÂN DÂN
CÁC VÙNG BỊ THIÊN TAI
(Lớp 5D, Trường Tiểu học Nguyễn Nghiêm)
I. Mục đích
- Hiểu tình hình lũ lụt và thông cảm với nỗi cơ cực của thiếu nhi và nhân dân vùng bị thiên tai.
- Nhận thức đúng: quyên góp ủng hộ là việc làm thể hiện tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”.
- Có hành động ủng hộ thiết thực, đáp ứng kịp thời.
II. Các việc cụ thể, phân công nhiệm vụ
- Họp lớp thống nhất nhận thức, quà ủng hộ: Lớp trưởng (LT) chủ trì.
- Lập ban chỉ huy (dự kiến): LT, Chi đội trưởng (CĐT), các tổ trưởng (TT)
- Nhận quà: TT của 4 tổ
- Đóng gói, chuyển quà: Ban chi huy (BCH)
III. Chương trình cụ thể
1. Sáng thứ 6 (20/12): Họp thống nhất nhận thức, quà ủng hộ.
- Phát biểu ý kiến về tình hình, kêu gọi ủng hộ (LT, CĐT).
- Trao đổi ý kiến, thống nhất loại quà (Chủ trì: LT, Thư kí: TT tổ 1).
Dự kiến quà: quần áo, đồ dùng học tập, sách vở, tiền bỏ ống...
- Lập BCH
- Phân công
+ 4 TT thu quà theo loại (ghi tên, quà, số lượng) chuyển về BCH.
+ BCH đóng gói, nộp lên trường.
2. Sáng thứ 3 (23/12): bắt đầu nhận quà.
TT tổ 1: sách, vớ.
TT tổ 2: nhận tiền.
TT tổ 3: nhận quà là quần áo, giày dép (ghi tên những người ủng hộ). TT tổ 4: giấy bút, đồ dùng học sinh, sách vở.
3. Chiều thứ 3 (23/12)
BCH nhận quà từ các TT, thống kê, đóng gói, nộp lên cho trường
Bài tham khảo 2
QUYÊN GÓP, ỦNG HỘ THIẾU VÀ NHÂN DÂN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG BỊ THIÊN TAI
(Lớp 5D, trường TH Hoàng Hoa Thám)
1. Mục đích
Thể hiện tinh thần sẻ chia, thông cảm với nỗi cơ cực của thiếu nhi và nhân dân vùng bị thiên tai.
Thể hiện tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”.
2. Các việc cụ thể, phân công nhiệm vụ
Họp lớp thông báo kế hoạch và thời gian nhận quà ủng hộ: Lớp trưởng chủ trì.
Chịu trách nhiệm nhận quà ủng hộ: Tổ trưởng của 4 tổ.
Phân loại quà ủng hộ: Bạn Lan, Ngọc Anh, Hạnh
Đóng gói, chuyển quà: Các bạn Sơn, Tùng, Mạnh, Ngọc.
3. Chương trình cụ thể
Họp phổ biến nội dung: Tiết sinh hoạt lớp, thứ 6 ngày 20/12
Dự kiến thời gian nhận quà ủng hộ: sáng thứ 2 ngày 23/12
Phân loại quà ủng hộ để đóng gói: gồm quần áo, đồ dùng học tập, sách vở, tiền bỏ ống... vào chiều thứ 2 ngày 23/12.
Tổ trưởng tổ 1: Nhận quần áo, giày dép.
Tổ trưởng tổ 2: Đồ dùng học tập
Tổ trưởng tổ 3: Sách báo, truyện
Tổ trưởng tổ 4: Nhận tiền ủng hộ
Sáng thứ 3 ngày 24/12: Nộp danh sách và toàn bộ quà ủng hộ lên Ban chỉ huy liên đội của Trường.
Bài tham khảo 3:
I. Mục đích
Đồng cảm và giúp đỡ nhân dân các hộ ở vùng bị lũ lụt.
II. Công tác chuẩn bị
Lớp trưởng kêu gọi các bạn góp tiền: nhịn một bữa quà sáng để chia sẻ với thiếu nhi vùng bị bão lụt.
- Góp hiện vật: sách vở (còn tốt), quần áo (còn tốt), thức ăn khô...
III. Chương trình cụ thể
- Lớp trưởng đọc tin tức báo chí cho toàn thể học sinh các bạn cùng biết tình trạng mưa lũ của miền Trung.
- Tổ trưởng mỗi tổ nhận và ghi danh các bạn trong tổ quyên góp đồ vật.
- Tổ phó mỗi tổ nhận và ghi danh sách các bạn đóng góp hiện vật.
- Lớp trưởng tổng kết số liệu cụ thể và nộp hiện vật về văn phòng Đội.
- Chi đội trường ghi nhận kết quả đóng góp ghi số liệu cụ thể lưu hồ sơ để lập thành tích báo cáo cuối năm.
CHƯƠNG TRÌNH QUYÊN GÓP ỦNG HỘ THIẾU NHI VÀ NHÂN DÂN CÁC VÙNG BỊ THIÊN TAI , LŨ LỤT
( Lớp ... , Trường Tiểu học ... )
I - Mục đích
- Giúp đỡ thiếu nhi vùng lũ lụt thể hiện tinh thần : " Lá lành đùm lá rách "
II - Phân công chuẩn bị
1 . Họp lớp thống nhất nhận thức :
Lớp trưởng : ... ( tên )
2 . Nhận quà :
Tổ trưởng : ... ( tên các bạn tổ trưởng )
3 . Đóng gói , đóng quà :
Lớp phó : ... ( tên các bạn lớp phó lao động , học tập )
4 . Nộp quà về cho nhà trường :
Giáo viên chủ nhiệm : ... ( họ và tên cô giáo )
III - Chương trình cụ thể
- Chiều thứ sáu ( ngày ... / ... / ... ) : họp lớp
- Phát biểu ý kiến , kêu gọi ủng hộ :
Lớp trưởng : ... ( tên )
- Trao đổi ý kiến , thống nhất loại quà :
Các loại quà : ... ( tên loại quà , VD như sách vở , truyện... )
- Phân công nhiệm vụ :
Sáng thứ hai ( ngày ... / ... / ... ) : các bạn tổ trưởng thu quà
Chiều thứ ba ( ngày ... / ... / ... ) : Các bạn lớp phó đóng gói , đóng quà
Sáng thứ tư ( ngày ... / ... / ... ) : GVCN nộp về cho nhà trường
- HẾT-
Trả lời :
Là học sinh, ta đã quá quen thuộc với những chiếc bút màu giúp những bức tranh chúng ta thêm sống động. Mà ta còn thấy được qua bài thơ Sắc màu em yêu được liệt kê với đủ loại màu sắc như những mảng màu không thể thiếu trong cuộc sống được tả dưới con mắt chân thật của một bạn nhỏ có thể thấy được trong những vần thơ vô tư của tác giả Phạm Đình Ân.
Một bảng màu sắc hiện ra mỗi màu đều mang ý nghĩa riêng đều tượng trưng cho hình ảnh riêng, bạn nhỏ nhanh chóng chọn được màu đỏ với suy nghĩ khá hồn nhiên mà thực tế là màu máu con tim, màu cờ tổ quốc,khăn quàng đỏ đeo trên cổ. Tiếp theo,màu xanh của đồng bằng bao la, của biển xanh, bầu trời quê hương thân thương. Và màu vàng được quan sát tỉ mỉ là nắng vàng rực rỡ, của màu hoa cúc, của đồng lúa chín dưới sự chăm sóc của người lao động. màu không thể thiếu màu trắng liên tưởng là trang giấy vật quen thuộc,là màu của những bông hồng bạch, và đặc biệt được chìm trong làn tóc trắng mượt mà của người bà minh chứng rõ ràng của thời gian.Một tông màu trầm gần gũi từ hòn than đen, của đôi mắt của màn đêm cao vợi. Là màu tím của sự thủy chung của hoa cà, hoa sim, đến chiếc khăn, và màu mực. Và màu cuối cùng được cất lên là màu nâu của áo mẹ, của đất đai, màu của gỗ. Kết thúc bảng màu vô số màu sắc dưới sự thích thú của bạn nhỏ, ta thấy nó gắn với những thứ quá đỗi thường xuyên và khắc sâu trong tâm trí mỗi con người rồi. Dường như không thể thiếu một màu nào để làm nên bức tranh hoàn hảo ấy, cũng như những vần thơ đẹp đẽ ấy. Qua cách diễn tả ta có thể cảm thấy tình yêu tuy nhỏ bé nhưng rất tinh tế với từng thứ trong cuộc sống của người bạn nhỏ. Cũng là thông điệp ngợi ca lên tình yêu với đất nước từ thế hệ trẻ thấy rõ trong đoạn văn cuối “Trăm nghìn cảnh đẹp” và thấy được ý thức từ hành động nhỏ nhất có thể làm được của bạn nhỏ rất “Ngoan” và sự tự nhắc nhở nhẹ nhàng phải tích cực và nâng cao ý thức vừa chăm học vừa phải biết nghe lời và hoạt động tích cực tuổi nhỏ làm việc nhỏ để giúp đỡ người xung quanh.
Qua bài thơ, tác giả mượn lời bạn nhỏ đem đến cho người đọc một sự đồng cảm về suy nghĩ qua những sắc màu liên tưởng rộng ra là tình cảm về con người và sự vật xung quanh, thể hiện tình yêu rất cao quý của thế hệ trẻ dành cho đất nước và phấn đấu thực hiện thể hiện tình yêu ấy rõ nét hơn bằng những hành động thực tế.
~ HT ~
Nữ nhà giáo – liệt sĩ Lê Thị Thiên sinh năm 1945, tại ấp Bà Bèo, xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Chị Thiên là con thứ 6 trong gia đình nông dân nghèo nhưng giàu truyền thống cách mạng, cha là ông Lê Văn Như và mẹ là bà Nguyễn Thị Hò, cả hai ông bà đều nhận được huân chương chiến công trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Sống trong cảnh loạn lạc của đất nước, tận mắt chứng kiến sự tàn ác của kẻ thù, cũng như bao thanh niên cùng trang lứa thời bấy giờ chị mang lòng căm thù giặc sâu sắc mong chờ có ngày được diệt giặc cứu nước.
Bà Nguyễn Thị Sáu, bạn thân của liệt sĩ Thiên nhớ rất rõ: Một lần liệt sĩ Thiên chứng kiến cảnh cha mẹ bị giặc đánh dã man vì nghi tiếp tế cho cách mạng, chị đã thề trả thù bọn cướp nước. “Thiên nói với tôi hoài, lớn lên Thiên sẽ cầm súng giết giặc, giải phóng quê hương.”
Năm 17 tuổi ở độ tuổi trăng tròn, chị nổi tiếng xinh đẹp thông minh trong vùng lại được bà con bạn bè yêu thương quí mến. Đáp lời kêu gọi của non sông đất nước, chị xung phong vào bộ đội. Sau đó được cử đi học tiếp và điều động về một đơn vị ở miền Đông. Tại đây cuốn nhật ký “thế hệ Hồ Chí Minh” được ra đời.
Quyển nhật ký được viết từ 12/1962 đến 10/1966 trước lúc chị hy sinh, 4 năm hoạt động cách mạng của chị là 4 năm đầy khói lửa, gian khổ. Nhưng cũng tại đây đã trui rèn nên một nhân cách lớn, nhân cách của thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh. Chuyển lòng căm thù thành sức mạnh, chiến đấu học tập phấn đấu nỗ lực không ngừng. Cuốn nhật ký tràn ngập những suy nghĩ về lý tưởng sống của một thanh niên, một thế hệ trẻ đã sống, chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của quê hương đất nước.
Tại đầu nhật ký chị viết:
– Tháng 12-1962: Rời mái trường trở về địa phương tham gia cách mạng. Vừa dạy học, vừa tham gia các mặt công tác kháng chiến ở địa phương.
– Tháng 2-1964: Trường xã không có người, M. được bố trí về đây.
– Tháng 5-1964: Được tin chuẩn bị đi dự lớp sư phạm ở R (họp ngày 30-5), rất phấn khởi về tư tưởng. Vì đi học sẽ có kiến thức, phục vụ cách mạng nhiều hơn.
Chị luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, cả trong học tập, công tác, chiến đấu mà không hề từ chối hay đắn đo dù bất kể đó là ở đâu. Luôn phấn khởi vững niềm tin và ý chí khát khao cống hiến cho cách mạng, quê hương đất nước.
– Ngày 4-6-1964: Ngày giỗ ngoại. Qua lời khuyên của cậu, M. cố khắc sâu vào tư tưởng, cố gắng làm thế nào cho xứng đáng là đứa cháu của cậu, đứa con ngoan của ba má, đứa con ưu tú của Đảng.
– Ngày 22-6-1964: Rời gia đình lên đường học tập, M. có cảm nghĩ mới lạ. Khi học tập phải cố gắng với bổn phận của mình để xứng đáng là đứa con yêu của ba má, đứa em của các chị, đứa con của cách mạng, của Đảng.
– Ngày 26-7-1964: Được tin giặc càn bố xã nhà, M. cảm thấy buồn và lo lắng nhiều. Không biết bà con ở đây ra sao? Gia đình M. thế nào? Sốt ruột mong biết tin.
Dù rằng tham gia cách mạng, nhưng chị vẫn không quên bổn phận của người con trong gia đình, luôn hướng về gia đình và người thân như chỗ dựa tinh thần vững chắc, khắc sâu vào tâm khảm, cố gắng phấn đấu học tập để xứng đáng là đứa con thân yêu của gia đình, người con ưu tú của Cách Mạng, của Đảng. Chị lo lắng cho gia đình, bà con trong xóm như thể bản thân mình đang đối mặt với những trận càn của giặc, bồn chồn, lo lắng, sốt ruột và buồn đó đều là những cảm xúc nêu bật lên con người giàu tình cảm ở chị.
– Ngày 13-9-1964: M. đã đỡ bệnh nhưng chưa được khỏe lắm, cần đấu tranh với bệnh hoạn để vươn lên. Học tập đem lại những kết quả, đó là điều không thể thiếu được ở bản thân. Cố gắng và cố gắng nhiều hơn nữa.
– Ngày 20-11-1964: Hôm nay là ngày lễ Nhà giáo yêu nước. M. được nghe kể lại nghề giáo. M. cần học tập nhiều hơn nữa. Trau dồi bản thân để trở thành một người giáo viên toàn diện, yêu nghề, yêu trẻ đúng mức.
Trong đoạn nhật ký chị viết Lời nói của Lênin “Học, học nữa, học mãi”, cuộc đời là pho sách không có trang cuối, phải thực hiện cho được. Học để hiểu tri thức khoa học, có văn hóa làm cơ sở, để nâng cao khả năng chất lượng công tác, học để xứng đáng là con người mới. Chị cảm thấy ân hận vì trong thời gian qua đã vì đôi khi tư tưởng thiếu tập trung. Do đó, trong học tập chưa đạt được yêu cầu như mong muốn. Chị tự trách bản thân mình như một cách răn đe “Thanh niên là lực lượng đóng góp cho sự nghiệp cách mạng nhiều nhất và cũng là thế hệ xây dựng xã hội mai sau. M. phải suy nghĩ và thực hiện cho được như vậy. Mọi ý nghĩ riêng tư, vì cá nhân phải gạt bỏ, để xứng đáng là người cộng sản”.
Biết nhìn nhận ưu điểm để từ đó rút ra những bài học nhằm rèn luyện bản thân, nâng cao tri thức, lý tưởng, văn hóa, đạo đức cách mạng. Biết nhìn nhân những thiếu sót, khuyết điểm của bản thân để thay đổi, khắc phục. Là một thanh niên cách mạng chị luôn nghĩ mình phải xứng đáng với những gì Đảng và đất nước tin yêu giao phó, sống vì tập thể, giúp đỡ đồng chí, loại bỏ chủ nghĩa cá nhân như chị đã viết: “Thi hành tốt trách nhiệm, bồi dưỡng giúp đỡ đồng chí tiến bộ qua sự phân công của tổ Đoàn”, “Luôn nhớ đạo đức người cộng sản “Vì mọi người, vô tư mà học tập, công tác”, “Nhớ lại quá khứ, thời gian công tác giảng dạy, hiện rõ mồn một nhiều sai lầm, thiếu sót mà trước đây mình vấp phải. Bổ túc đẩy mạnh phong trào bình dân học vụ, chống giặc dốt là rất quan trọng mà M. chưa làm hết được. Nói chung về mọi mặt, M. còn phải học tập nhiều hơn mới xứng đáng là một thanh niên cách mạng, thanh niên cộng sản”
Chị nhìn nhận bản thân mình vẫn chưa hoàn thiện, cần phải tham gia nhiều hơn về công tác xã hội, văn nghệ, thể thao. “Phải trở nên toàn diện, tiến bộ không ngừng, luôn hướng đến lý tưởng cộng sản, chân lý của cách mạng” đó cũng là ý nghĩ xuyên suốt trong suốt quá trình học tập công tác chiến đấu của chị. Luôn nghĩ đến tổ quốc, nghĩ nhiều hơn, tất cả vì tổ quốc thân yêu.
Chị luôn tìm cách rút ra những sai lầm, bài học của mình sau mỗi lần kiểm tra, trong thời gian học tập, chị luôn tự nhắc mình phải tập trung thật cao, phải đào sâu suy nghĩ, không được mang bệnh chủ quan, duy ý chí, chỉ tập trung vào một vấn đề to lón nào đó mà bỏ qua những việc nhỏ nhặt. “thành công thường đến từ những gì bình dị, nhỏ nhặt nhất”.
– Ngày 11-2-1965: 2 ngày qua, M. bị đau, không học hành được gì. Uống thuốc đã đỡ nhưng vẫn mệt nhiều. Cố đấu tranh tư tưởng để vượt qua cơn bệnh, học tập tích cực hơn. Vì không còn bao lâu nữa M. sẽ về địa phương công tác, va chạm vào thực tế. Trong thời gian ở đây, M. cần trui rèn tư tưởng chuẩn bị sẵn sàng để trở về tiếp nhận môi trường mới.
Đối với người con gái trẻ như chị, lại sống xa nhà trong điều kiện thiếu thốn dù bị ốm đau nhưng chị không nề hà mà vẫn một lòng lạc quan, cố gắng phấn đấu cho công tác sắp tới.
– Ngày 12-3-1965: Về tới gia đình và chuẩn bị đi công tác. Bước đầu với trách nhiệm nặng nề mà bản thân chưa từng làm.
Đã 3 năm kể từ ngày xa gia đình, đan xen giữa những cảm xúc vui mừng là sự thấu hiểu về những trọng trách sắp tới. Tham gia vào các hoạt động của tổ chức tranh thủ trao dồi lý luận, tư tưởng chị luôn lạc quan, phấn khởi, tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng thân yêu.
– Ngày 14-9-1965: Có người đến tìm hiểu và hỏi ý kiến muốn xây dựng cùng M., nhưng ý nghĩ, tư tưởng chưa nghĩ tới. Cho nên M. không thể nhận lời, không thể vừa lòng người được.
– Ngày 1-1-1966: Một năm chiến đấu lịch sử đã trôi qua. Tiễn năm 1965 ở thế kỷ 20, đến năm 1966 với nhiều nỗ lực trong công tác, với nhiều tình cảm ở lứa tuổi thanh niên. Kiên định lập trường giai cấp, chiến đấu anh hùng, đầy lòng tin sự tất thắng của cách mạng.
Hãy đón lấy những mới mẻ mà tiến lên, làm thế nào để đạt cái đỉnh cao nhất của cách mạng.
– Ngày 21-1-1966: Đến gặp anh C. để bàn công tác. Một tin làm M. xúc động vô cùng: người thân (10T) đã rơi vào tay giặc hôm 8-1 (ngày đầu địch càn vào bắc C2). M. buồn và suy nghĩ nhiều. Dù rằng đối với M. chưa có gì là kỷ niệm sâu sắc, nhưng trong lòng ngoài tình đồng chí, tình cảm cách mạng ra, còn có tình yêu thương đồng chí, bước đầu của tình cảm riêng tư. Đó là tình đồng chí, là người bạn và coi như là người… lý tưởng của M.
Cũng như bao cô gái khác, chị cũng có những tâm tư tình cảm của riêng mình, cũng có những xúc động, nhưng trên hết vẫn là lý tưởng cách mạng tình yêu với đất nước quê hương. Với chị tình yêu thời cách mạng thật đẹp, đó là tình yêu của anh Trỗi – chị Quyên, dù chỉ bên nhau được vài ngày nhưng họ vẫn yêu thương, biến nỗi đau xa cách thành hành động cách mạng.
– Ngày 9, 10, 11-8-1966: Mấy ngày qua, M. cùng cô Bảy, chị Hải đi A.H – C.Lưu – về A. Mặc dù bị bệnh rất mệt nhưng vẫn quyết tâm đi.
Cũng qua lần đi này M. mới hiểu thêm tình đồng chí, tình bạn và có sự thương mến, gắn bó đậm đà hơn. Chị Hà ơi! M. đã thông cảm và hiểu chị nhiều hơn rồi đấy! Thương mến chị lắm mà!…
“Bước đường công tác dĩ nhiên sẽ có muôn vàn khó khăn. Hãy quyết tâm kiên trì, dũng cảm để vượt qua, để hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ của mình”.
Ai đã từng đọc những dòng nhật ký của chị đều phải cảm phục chị, một người con gái nhỏ bé nhưng lại có một nhân cách lớn, nhân cách thế hệ Hồ Chí Minh. Dù trong gian khó, bom đạn nhưng chị vẫn quyết tâm hoàn thành tốt những gì tổ quốc, cách mạng, Đảng tin yêu giao phó. Chị là tấm gương sáng ngời cho thế hệ Hồ Chí Minh hôm nay noi theo học tập: không ngừng phấn đấu, cố gắng rèn luyện, biết nhận ra ưu điểm để phát huy, nhìn nhận khuyết điểm để thay đổi; sống vì tập thể, vì tổ chức, loại bỏ ý nghĩ chủ quan cá nhân vì mục tiêu cao cả tốt đẹp hơn.
Tôi xin trích lời nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói “Tôi thực sự xúc động, tự hào và khâm phục khi đọc những dòng nhật ký này. Nhớ lại Nguyễn Văn Trỗi, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc… cũng lứa tuổi đôi mươi tràn đầy nhiệt huyết, họ đã sống, chiến đấu xả thân vì Tổ quốc, vì nhân dân. Tôi học tập nhiều ở những con người bình dị mà cao cả; tâm hồn của họ luôn trẻ trung trong sáng; lý tưởng cách mạng như ngọn đuốc rực cháy trong tim gan…”. “Tôi mong muốn và tin tưởng thế hệ trẻ hôm nay sẽ học tập và tiếp nối lý tưởng của thế hệ đi trước một cách xuất sắc…”.
Một chút cảm xúc:
Chị ra đi nhưng chị vẫn sống mãi
Nơi trái tim những người trẻ ở lại
Chúng tôi nợ chị một lời cảm ơn
Vì Tổ quốc quê hương đất nước
Chị quên đi tuổi trẻ của mình
Tôi nghe vang vọng đâu đây
Hào kiệt anh hùng một thời chiến đấu
“Ngục tối trái tim càng cháy lửa
Xích xiềng không khóa nồi lời ca”
Không khóa nổi trái tim tuổi trẻ
Ôi, người con của Tiền Giang yêu dấu
Chúng tôi mãi khắc ghi tên M.
Nhật ký một thời mãi mãi còn lưu
Lý tưởng cách mạng đời đời soi sáng
Thanh niên hôm nay quyết noi gương chị
Viết thêm lời ca cho non sông Việt Nam.
Núi non Cao Bằng mênh mông, hùng vĩ, điệp trùng “đo làm sao cho hết” cũng như chí khí, lòng yêu nước của con người Cao Bằng. Trúc Thông có một cách nói, một cách viết rất gợi cảm:
“Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người Cao Bằng”
Như nước đầu nguồn có bao giờ vơi cạn; nước suối vẫn trong suốt, vẫn rì rào quanh năm cũng như tình yêu quê hương đất nước của con người Cao Bằng vừa “lặng thầm”, tiềm tàng, vừa bao la.
Khổ cuối khẳng định tầm vóc lịch sử lớn lao của Cao Bằng, đó là phên giậu của đất nước, là dải biên cương của Tổ quốc thân yêu mà dân tộc ta, đồng bào Cao Bằng “phải giữ lấy”. Giọng thơ cất lên thiết tha, tự hào:
“Bạn ơi có thấy đâu
Cao Bằng xa xa ấy
Vì ta mà giữ lấy
Một dải dài biên cương...”
Đọc bài thơ ngũ ngôn của Trúc Thông, ta tưởng như được thăm thú “nước non Cao Bằng”. Cao Bằng trong ca dao có “gạo trắng nước trong” còn Cao Bằng trong thơ Trúc Thông có mận ngọt, có cảnh quan hùng vĩ, là dải dài biên cương của Tổ quốc. Con người Cao Bằng tốt đẹp, giàu lòng yêu nước được Trúc Thông dành những lời thơ đẹp nhất ngợi ca.
Cao Bằng tuy ở xa, đường đến Cao Bằng tuy hiểm trở, nhưng Cao Bằng rất gần chúng ta, gắn bó yêu thương với tâm hồn chúng ta. Ý vị của bài thơ “Cao Bằng” là ở sự khơi gợi ấy.
Thưa bạn ở đây không chơi kpop , bạn thích bị mình báo cáo vi phạm không ????