Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trên mạng có rất nhiều những định nghĩa về từ tượng thanh và từ tượng hình nhưng để chính xác nhất các em nên dựa theo sách giáo khoa đề cập.
Theo đó từ tượng thanh gồm các từ ngữ dùng để mô phỏng theo âm thanh phát ra trong tự nhiên hoặc âm thanh của con người.
Từ tượng hình: các từ gợi tả, mô phỏng theo hình dáng, trạng thái của sự vật.
Điểm chung: Cả từ tượng thanh và từ tượng hình hầu hết đều là từ láy. Đây là điểm cơ bản.
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
VD: Nó ăn những hai bát cơm.
\(\Rightarrow\) Chỉ việc nó ăn hai bát cơm là nhiều, mức độ lớn hơn bình thường.
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành câu đặc biệt
VD: Này! Mai bạn phải đi học không?
-> Gây sự chú ý của đối tượng.
a, Câu nghi vấn: " Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?"
→ Biểu lộ sự ngạc nhiên đến sững sờ của ông giáo.
b, Câu nghi vấn "Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?/ Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?/ Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? / Để ta chiếm riêng ta phần bí mật? / Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
→ Bộc lộ sự nuối tiếng những ngày tháng huy hoàng, oanh liệt chỉ còn là quá khứ.
c, Câu nghi vấn: "Vậy thì sự biệt li… nhẹ nhàng rơi?"
→ Hai câu nghi vấn trên dùng để thể hiện phủ định sự biệt li khi nhìn chiếc lá rơi.
d, Câu nghi vấn " Ôi, nếu thế thì đâu còn là quả bóng bay?"
→ Dùng để khẳng định những đặc tính vốn có của quả bóng bay ( vỡ, bay mất).
a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
+ Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.
+ Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất đối tượng.
b, Phương pháp liệt kê
Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.
+ Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.
+ Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.
c, Phương pháp nêu ra ví dụ
- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.
+ Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.
d, Phương pháp dùng số liệu
- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.
e, Phương pháp so sánh
- Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.
f, Phương pháp phân loại, phân tích
- Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.
tham khảo :
Biện pháp nghệ thuật:
- Nói quá
- Tương phản đối lập (cách nói khoa trương)
Tác dụng:
- Gợi tả dáng hình, lý trí của 1 con người mang lý tưởng đẹp, có ý chí, hoài bão, quyết tâm cao, luôn chiến đấu dũng cảm, luôn quyết tâm dành thắng lợi, luôn lạc qua và tin tưởng mình sẽ thắng.
- Nhấn mạnh chân dung vĩ đại của người chiến sĩ đồng thời thể hiện lời tự nhắc nhở, tự dặn mình không bao giờ rời xa con đường mình đã đi, lý tưởng mình đã chọn
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
VD: Nhà, bàn, ghế, bút, bảng...
- Từ phức: Là từ có từ hai tiếng trở lên.
VD: Nhà cửa, hợp tác xã, ...
- Từ ghép: Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau
VD: Quần áo, ăn uống, chợ búa....
- Từ láy là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng
VD: Long lanh, lấp lánh, xanh xanh....
Chị viết tắt nhé, đêm rồi làm mau còn săn sale :D
a, Câu CK, dùng để yêu cầu
b, Câu PĐ, dùng để bác bỏ
c, Câu TT, dùng để thông báo
d, Câu NV, dùng để hỏi
e, Câu CK, dùng để đề nghị
f, Câu VN, dùng để hỏi
g, Câu TT, dùng để kể
h, Câu CK, dùng để yêu cầu
i, Câu TT, dùng để kể
k, Câu CK và câu NV, dùng để ra lệnh và hỏi