Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bảo quản rau , củ , quả là :
_ Để rau ,củ, quả tươi ko bị mất chất dinh dưỡng hợp vệ sinh nên :
+ Rửa rau thật sạch ; chỉ nên cắt , thái sau khi rửa và ko để rau khô héo .
+ Rau , củ , quả , ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn
Bảo quản hạt , đậu khô và gạo
_ Gạo để trong chum vại đậy kín
_ Đậu hạt ngô để trong bao lion kín để nơi khô giáo tránh ẩm mốc
1)Thịt cá :
-Không ngâm rửa thịt cá sau khi cách thái vì chất khoáng và sinh tố dễ bị mất đi.
-Cần quan tâm bảo quản thực phẩm một cách chu đáo để góp phần hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng của thực phẩm: + không để ruồi, bọ bâu vào + giữ thị, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài.
2)Rau, củ, quả, đậu hạt tươi:
-Để rau, củ, quả tươi không bị mất chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh nên :
+ rửa rau thật sạch; chỉ nên cắt thái sau khi rửa va không để rau khô héo.
3)Hạt đậu khô: phơi thật khô để nguội cho vào lọ đậy kín để nơi khô ráo.
Câu 1:
1. Chất đạm:
a) Nguồn cung cấp:
- Đạm động vật : thịt, cá, trứng, tôm, cua,...
- Đạm thực vật : đậu nành, lạc, vừng,...
b) Chức năng dinh dưỡng:
- Cấu thành cơ thể và giúp cơ thể phát triển tốt.
- Tái tạo tế bào đã chết.
- Tăng sức đề kháng.
- Cung cấp năng lượng.
c) Nhu cầu cơ thể:
- Thiếu chất đạm : cơ thể phát triển không bình thường, chậm lớn, suy dinh dưỡng, trí tuệ kém phát triển.
- Thừa chất đạm : tích lũy mở trong cơ thể dễ mắc bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch,...
- Nhu cầu hằng ngày:
+ Người lớn : 0,5gam/1kg thể trọng.
+ Trẻ em : 0,3gam/1kg thể trọng.
2. Chất đường bột:
a) Nguồn cung cấp:
- Ngũ cốc, các loại củ quả,...
b) Chức năng dinh dưỡng:
- Cung cấp năng lượng.
- Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.
c) Nhu cầu cơ thể:
- Thiếu chất đường bột : cơ thể ốm yếu, dễ bị đói mệt, thiếu năng lượng để hoạt động.
- Thừa chất đường bột : dễ bị béo phì.
- Nhu cầu hằng ngày :
+ Người lớn : 6-8gam/1kg thể trọng.
+ Trẻ em : 6-10gam/1kg thể trọng.
3. Chất béo:
a) Nguồn cung cấp:
- Mỡ, bơ, sữa, vừng, lạc,...
b) Chức băng dinh dưỡng:
- Cung cấp năng lượng.
- Chuyển hóa một số vitamin.
c) Nhu cầu cơ thể:
- Thiếu chất béo : cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động, khả năng chống đỡ bệnh tật kém.
- Thừa chất béo : tăng trọng nhanh, bụng to, dễ mắc bệnh tim mạch.
- Nhu cầu hằng ngày :
+ Người lớn : 1gam/1kg thể trọng.
+ Trẻ em : 2-3gam/1kg thể trọng.
+ Phụ thuộc vào lứa tuổi : tuổi nhỏ tăng, tuổi già giảm.
+ Phụ thuộc vào khí hậu : mùa hè giảm, mùa đông tăng.
4. Sinh tố (vitamin)
- Nhóm tam trong dầu mỡ : A, D, E, K.
- Nhóm tan trong nước : B, C, PP, K.
a) Nguồn cung cấp:
- Vitamin A có nhiều trong quả chín màu đỏ, dầu cá, sữa,...
- Vitamin B có nhiều trong các hạt ngũ cốc, sữa, lòng đỏ trứng,...
- Vitamin C có trong rau quả tươi,...
- Vitamin D có trong dầu cá, trứng, ánh nắng mặt trời,...
b) Chức năng dinh dưỡng:
- Vitamin giúp các hệ cơ quan con người hoạt động bình thường.
- Tăng sức đề kháng, cơ thể khỏe mạnh.
5. Chất khoáng:
a) Canxi và phốt-pho:
- Có trong sữa, đậu, tôm, cua, trứng, cá mồi,...
- Chức năng dinh dưỡng : giúp xương, răng phát triển, giúp đông máu.
b) I-ốt:
- Có trong rong biển, sò biển.
- Chức năng dinh dưỡng : giúp tuyến giáp tạo hoóc-môn điều khiển sinh trưởng và phát triển.
c) Sắt:
- Có trong thịt bò, các loại rau củ,...
- Chức năng dinh dưỡng : tham gia tạo máu.
d) Nước và chất xơ:
- Nước giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt, là môi trường chuyển hóa và trao đổi chất.
- Chất xơ : giúp ngừa táo bón.
Câu 2:
a) Thịt, cá:
-Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt thái vì chất khoáng và sinh tố dễ bị mất đi.
- Không để ruồi, bọ bâu vào.
- Cần giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để không bị ôi, thiu, ươn.
b) Rau, củ, quả:
- Rửa rau thật sạch, nhẹ nhàng, không để dập nát, không ngâm lâu trong nước, không thái nhỏ khi rửa, chỉ nên cắt nhỏ trước khi nấu.
- Rau, củ, quả ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn.
c) Đậu, hạt khô, gạo:
- Đậu, hạt khô : phơi khô, bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, mọt.
- Gạo : không vo quá kĩ vì sẽ mất vitamin B.
Câu 3:
a) Căn cứ vào nhu cầu của các thành viên trong gia đình:
- Tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính, thể trạng và công việc mà cần có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau.
b) Điều kiện tài chính:
- Một bữa ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền.
c) Sự cân bằng chất dinh dưỡng:
- Môt bữa ăn thường ngày phải đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết.
d) Thay đổi món ăn:
- Thay đổi món ăn, phương pháp chế biến, hình thức trình bày để tăng thêm phần hấp dẫn cho bữa ăn.
- Đậu hạt khô : Bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ, tránh sâu mọt …
- Gạo tẻ, gạo nếp : Không vo quá kĩ vì sẽ bị mất sinh tố B
- Thực phẩm đã chế biến: để vào tủ lạnh để bảo quản.
- Thực phẩm đóng hộp: để vào tủ lạnh để bảo quản.
- Thực phẩm khô: để ở nơi khô thoáng, cao ráo, tránh chuột bọ.
- Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước như sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP.
- Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K.
- Khi chế biến món ăn cần phải chú ý:
+ Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước đun sôi
+ Khi nấu tránh khuấy đều
+ Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần
+ Không vo gạo quá kĩ khi nấu cơm
+ Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ mất sinh tố B
Tham khảo:
- Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước như sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP.
- Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K.
-Không chà xát, vo gạo quá lâu.
-Không đun nấu lâu.
Trả lời
- Cách bảo quản chất dinh dưỡng trc khi chế biến đậu hạt khô và gạo : Để nơi khô ráo , tránh ẩm ướt