Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảnh khuya-Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ này,một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí tôi,nhưng hình ảnh của một vị Cha già kính yêu,luôn lo cho "con",luôn lo cho vận mệnh của đất nước.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy được một cảnh trăng khuya thơ mộng qua đó cũng giúp ta hiểu hơn về con người của Bác.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng,ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối
quê hương....Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác(Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung,ứng dụng,lạc quan hơn.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh,huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ,rọi sắc xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá,cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau,trăng đan vào cây cổ thụ,trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa,lúc ẩn lại hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng,trong trẻo hơn dưới ánh trăng khuya. Một phong cảnh hữu tình thơ mộng.
Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn của Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền... Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác,giúp tâm hồn Bác thanh thản,quên đi những khó khăn,vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go,quyết liệt.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng của Bác Hồ không ngủ được. Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà? Theo tôi là cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh,tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. Chính là vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước. Để ngày mai mọi người được sống tự do,hạnh phúc,thỏa sức ngắm trăng,để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi....Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. Qua đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.
Sự hy sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã được hòa bình,tự do. Chúng ta có thể tự do thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng và bài thơ "Cảnh khuya" sẽ luôn mang theo hình ảnh của Bác đang thanh thản mỉm cười dưới ánh trăng."Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."
Từ khi chào đời,cất tiếng khóc đầu tiên, mỗi chúng ta đều được vòng tay âu yếm cử cha mẹ che chở cho đến khi trưởng thành.Đối với tôi, gia đình là trên hết. Cha mẹ luôn quan tâm,chăm sóc và bảo vệ tôi. Nhưng có lẽ người luôn giành tình cảm cho tôi nhiều nhất mài chỉ có một.Đó là người mẹ kính yêu của tôi.
"Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"
Trong cuộc đời này,có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ,được nghe tiếng ru ầu ơ ngọt ngào có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.
Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên
Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …
Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.
Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.
Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời.
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.
Lê Thánh Tông (chữ Hán: 黎聖宗 25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497) là hoàng đế thứ năm của Hoàng triều Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ ngày 26 tháng 6 năm 1460 đến khi qua đời năm 1497, tổng cộng 37 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê – giai đoạn Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.
Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành (黎思誠), là con thứ tư của Lê Thái Tông. Cuối năm 1442, Hoàng đế Thái Tông mất, Thái tử Lê Bang Cơ lên ngôi tức Lê Nhân Tông, phong Tư Thành làm Bình Nguyên vương. Năm 1459, người con cả của Thái Tông là Lê Nghi Dânđột nhập cung cấm giết vua Nhân Tông. Nghi Dân tự lập làm vua, cải phong Tư Thành làm Gia vương. Nghi Dân chỉ ở ngôi được 6 tháng. Ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1460, các tể phụ Nguyễn Xí, Đinh Liệt, làm binh biến, bức tử Nghi Dân. Hai ngày sau, họ bàn nhau đón Tư Thành nối ngôi. Lê Thánh Tông lên ngôi Hoàng đế, xưng làm Thiên Nam Động chủ (天南洞主), đặt niên hiệu là Quang Thuận (sau đổi thành Hồng Đức).
Trong 37 năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã ban bố rất nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, kinh tế, giáo dục – khoa cử, luật pháp và áp dụng các giá trị Tân Nho giáo vào việc trị an, khiến Đại Việt trở thành một quốc gia ổn định và văn minh. Ông xây dựng một hệ thống quan liêu đồ sộ từ trung ương tới địa phương, với tổng số quan trong, ngoài là hơn 5300 người.[1] Ông còn chia đất nước làm 13 thừa tuyên và phủ Phụng Thiên trực thuộc đế đô Đông Kinh, sai quan nghiên cứu hình thế núi sông mà đóng thành bản đồ Hồng Đức. Ông rất chú trọng tới việc tiến cử, cất nhắc quan lại tài năng, liêm khiết và nghiêm khắc bài trừ tệ tham nhũng, biếng nhác, phóng đãng và vô đạo đức trong giới quan chức.[2] Tuy nhiên, ông không thể diệt trừ triệt để tệ tham nhũng vì bản chất cồng kềnh và lương ít của bộ máy quan liêu do ông lập ra.[3]
Lê Thánh Tông cũng hết sức chú trọng phát triển giáo dục và văn hóa, qua việc ông mở rộng quy chế các khoa thi chọn ra người tài cống hiến cho quốc gia. Ông đặt lệ 3 năm mở 1 khoa thi lớn, cho phép những người thi đỗ được về quê vinh quy bái tổ, lại cho dựng văn bia ghi tên họ ở Văn Miếu. Thời ông mở 12 kỳ thi lớn, lấy đỗ hơn 500 người và được sĩ phu Phan Huy Chú thời Nguyễn nhận xét:"Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức".[4][5] Về kinh tế, ông hết mực chăm lo nông nghiệp và khuyến khích dân mở chợ để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, đối với ngoại thương, ông thực hiện chính sách ức chế gắt gao gây kìm hãm đối với sự phát triển kinh tế của Đại Việt.[6]
Thánh Tông còn dành nhiều công sức cho việc cải tổ, huấn luyện quân đội, trực tiếp chỉ huy các cuộc bành trướng về phía Nam và Tây, mà cụ thể là cuộc xâm chiếm Chiêm Thành năm 1471, Lão Qua và Bồn Man năm 1479. Các cuộc chinh phạt đều thắng lợi, đặc biệt là chiến dịch đánh Chiêm 1471 đưa quân đội Đại Việt tới tận quốc đô Đồ Bàn nước Chiêm, bắt vua Trà Toàn và sáp nhập một lãnh thổ rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Định. Đây là một cột mốc lớn trong quá trình Nam tiến của người Việt. Lê Thánh Tông giữ vững vùng đất mới chiếm bất chấp những áp lực từ nước mạnh ở phía bắc là Đại Minh đòi ông trả đất cho Chiêm Thành.[7] Ông còn cứng rắn ngăn chặn các cuộc lấn chiếm biên giới của thổ quan và người dân tộc thiểu số miền núi bên Đại Minh.[8]
Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Thánh Tông đã khiến Đại Việt quật khởi thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có lời nhận định của sử quan Nho thần đời sau về ông: "Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được...". Tuy nhiên, người đương thời và các nhà chép sử đời Lê – Nguyễn phê phán ông về việc xây dựng nhiều công trình, cung điện vượt quá quy mô xưa, quá trọng văn chương phù phiếm, xử sự khắc bạc với một số đại thần và anh em, tính khoa trương, bắt chước lối tổ chức nhà nước của Đại Minh, và "nhiều phi tần quá, nên mắc bệnh nặng" dẫn đến cái chết ở tuổi 56.[9][10][11][12][13]
Lê Thánh Tông còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, ước tính có hàng ngàn sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó thơ chữ Hán ngày nay còn hơn 350 bài.[14]
Ông có tên húy là Lê Tư Thành (思誠), là con trai thứ tư của Lê Thái Tông (Lê Nguyên Long, trị vì 1433–1442). Mẹ của ông là Ngô Thị Ngọc Dao, người làng Động Bàng, huyện Yên Định, phủ Thanh Hóa. Cha bà là Ngô Từ, gia thần của Lê Thái Tổ, làm đến chức Thái bảo. Chị gái Ngô Thị Ngọc Dao tên Xuân, vào hầu Lê Thái Tông ở hậu cung. Ngô Thị Ngọc Dao theo chị vào nội đình, Lê Thái Tông thấy liền gọi vào cho làm cung tần.[15]
Tháng 6, năm Đại Bảo thứ nhất (1440), Ngô thị nhập cung khi 14 tuổi, được phong làm Tiệp dư (婕妤), ở tại cung Khánh Phương. Sinh thời Ngô Tiệp dư sùng Phật giáo thường cầu tự, một hôm mộng thấy Thượng đế ban cho một vị tiên đồng, bèn có mang. Bà sinh Lê Tư Thành vào ngày 20 tháng 7 âm lịch (25 tháng 8 dương lịch) năm Đại Bảo thứ 3 (1442).[15]
Khi Lê Tư Thành sinh ra, ông được bộ quốc sử Đại Việt đời Lê, Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả: "Thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước".[16]
Ngày 27 tháng 7 âm lịch năm 1442, Lê Thái Tông đi tuần về miền Đông thì bị bệnh mất ở tuổi 20. Các quan nhận di chiếu tôn Thái tử Bang Cơ (con Thần phi Nguyễn Thị Anh) lên ngôi, tức Hoàng đế Lê Nhân Tông. Năm 1445, Lê Nhân Tông hạ chiếu phong Lê Tư Thành làm Bình Nguyên vương (平原王), làm phiên vương vào ở kinh sư, học cùng các vương khác ở Kinh diên. Các quan ở Kinh diên như Trần Phong thấy Bình Nguyên vương dáng điệu đường hoàng, thông minh hơn hẳn người khác, nên họ cho ông là bậc khác thường. Bình Nguyên vương lại càng sống kín đáo, không lộ vẻ anh minh ra ngoài, chỉ vui với sách vở cổ kim, nghĩa lý thánh hiền, ưa điều thiện, thích người hiền, chăm chỉ không biết mệt mỏi. Bình Nguyên vương được Thái hậuNguyễn Thị Anh yêu mến như con đẻ, và được Nhân Tông coi như người em hiếm có.[16]
I . Tác giả
- Phạm Văn Đồng ( 1906 - 2000 ) quê ở xã Đức Tôn, Huyện Mộ Đức, tĩnh Quãng Ngãi.
- Ông tham gia cách mạng năm 1925 và từng giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy nhà nước, làm thủ tướng chính phủ hơn 30 năm.
- Là người học trò gần gũi và là người cộng sự của Bác.
- Là nhà cách mạng nổi tiếng và là nhà văn hóa lớn
2. Tác phẩm
- Được trích từ bài : " Chủ tịch HCM tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại " , trích từ bài diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác năm 1980
- Là nơi hình thành nhân cách, đạo đức con người
- Là nơi tiếp thêm cho ta những tri thức để bước vào đời
- Là nơi giúp ta hoàn thiện bản thân
- Là nơi cho ta biết mơ ước, khát khao
- Giúp có thêm nhiều kĩ năng sống và phát triển nhiều mới quan hệ.
câu in đậm là câu : Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác Hồ sống khắc khổ theo lối nhà tu hành ,thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật
Một trong những điểm tham quan nổi tiếng và thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước mỗi khi có dịp đến thăm thành phố Long Xuyên là ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tọa lạc ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hưng (Cù lao Ông Hổ, thuộc thành phố Long Xuyên).
Ngôi nhà này do song thân của Bác Tôn xây dựng vào năm 1887. Sau, được người em trai thứ tư của Bác là Tôn Đức Nhung có sửa chữa một lần vào năm 1932 (nhưng vẫn giữ y theo lối kiến trúc hình chữ Quốc (nho), mái lợp ngói ống, sàn lót ván, ngang 12 mét, dài 13 mét, rộng hơn 150m2. Bên trong, ngôi nhà vẫn còn lưu giữ hai bức ảnh bán thân song thân Bác là ông Tôn Văn Đề và bà Nguyễn Thị Dị, một tấm ảnh Bác Tôn chụp năm 18 tuổi, và một ảnh chụp tại chiến khu Việt Bắc lúc Bác làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt, gửi về gia đình có chữ ký với dòng chữ ở phía sau “Kính biếu mẹ già và mấy em. Ngày 24 tháng 7 năm 1951”.
Ngôi nhà cho đến nay không chỉ được bảo tồn tốt mà, trên khu đất rộng 6,7ha ấy được tôn tạo và xây mới thêm nhiều công trình rất hoành tráng như Đền thờ, Nhà trưng bày hình ảnh và hiện vật về thân thế, sự nghiệp của Bác, công viên đầy ắp hoa kiểng, vườn cây ăn trái, nhiều công trình điêu khắc nghệ thuật, mà phần lớn là tượng tròn với những chất liệu khác nhau như xi măng, đá, gỗ…, trong đó đồ sộ và uy nghiêm nhất là Đền thờ Bác, kiến trúc cổ lầu tam cấp, rộng đến 1.600 m2.
Bộ Văn hóa có quyết định số 114 ngày 30/8/1984 công nhận ngôi nhà ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hưng – nơi Bác Tôn sinh sống thời niên thiếu, là di tích lịch sử lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Sau đó, ngày 15/9/1984 Bộ Văn hóa cũng đã ra quyết định công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia do Quyết định số 666/VH.QĐ. Và mới đây, ngày 17/07/2012 vừa qua, cũng trên Cù lao Ông Hổ này, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã long trọng tổ chức theo nghi thức Nhà nước lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là di tích cấp Quốc gia đặc biệt. Đây là 1 trong số 23 di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam có ý nghĩa chính trị rất lớn, không chỉ để nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Bác Tôn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước sau khi thống nhất, mà còn là dịp để người dân An Giang cũng như cả nước học tập tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác Tôn, tự hào về lịch sử truyền thống hào hùng của dân tộc.
Trước sự kiện đầy ý nghĩa này, và nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888 – 2013), xin ghi lại những dấu ấn đáng nhớ trong cuộc đời hoạt động của Người.
– Ngày 20/8/1888: Tại Cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên – nay là xã Mỹ Hoà Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) ông Tôn Văn Đề và bà Nguyễn Thị Dị sinh được cậu con trai đầu lòng, đặt tên là Tôn Đức Thắng, tức Bác Tôn.
– 1906: Sau khi đã học xong bậc tiểu học ở Long Xuyên, 18 tuổi, anh Hai Thắng lên Sài Gòn học làm thợ máy tại École des Mécaniciens Asiatiques de Sài Gòn (Trường của những người thợ máy Châu Á ở Sài Gòn), là trung tâm duy nhất đào tạo thợ máy tàu thuỷ của Pháp ở Đông Dương. Sau khi tốt nghiệp anh Hai Thắng vào làm việc tại xưởng Arsenal de Sài Gòn tức xưởng Ba Son, chuyên sửa chữa chân vịt tàu tại phân xưởng cơ khí – trọng tâm của Ba Son.
– 1910: Vào làm thợ máy trong xưởng Kơ-rốp thuộc Sở Kiến trúc cầu đường và nhà cửa ở Sài Gòn.
– 1912: Lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son, và vận động học sinh trường Bách nghệ Sài Gòn bãi khoá. Cuộc bãi công nêu cao yêu sách:
1) Tăng lương đồng loạt 20%.
2) Gọi những người bị sa thải trở lại làm việc.
3) Giữ nguyên lệ cũ: Công nhân được nghỉ 30 phút trước khi lĩnh lương vào ngày đầu tháng thay vì chỉ 15 phút. Cuộc bãi công kéo dài nhiều ngày mà không ảnh hưởng gì đến đời sống công nhân, vì anh Hai Thắng đã vận động và được công nhân các xưởng khác đoàn kết ủng hộ tiền, gạo giúp đỡ gia đình công nhân trong suốt thời gian bãi công, nên cuối cùng bọn chủ Pháp phải nhượng bộ, chấp nhận các yêu sách. Công nhân trở lại làm việc với thái độ cầm chừng vì họ chỉ tăng lương 10%.
– Cuối 1912: Anh Hai Thắng vận động toàn thể công nhân xưởng Ba Son bãi công, đồng thời vận động học sinh trường Bách nghệ Sài Gòn bãi khoá. Cuộc đấu tranh đầu tiên đó của giai cấp công nhân đã giành được thắng lợi, và biểu lộ sức mạnh của lực lượng xã hội mới. Chính vì vậy nên chính quyền thực dân Pháp mở chiến dịch tìm bắt những người lãnh đạo cuộc bãi công. Anh Hai Thắng buộc phải trốn tránh, cải trang và thay đổi tên khác, xin vào làm cho công ty tàu biển chạy trên Đại Tây Dương. Thế là, trên chiếc tàu mang tên La Coóc, anh đã ra nước ngoài sang Pháp.
– 1913: Làm công nhân quân giới tại xưởng Arsenal de Toulon – quân cảng ở miền Nam nước Pháp.
– Ngày 9/10/1916: Người thợ máy Tôn Đức Thắng nhận lệnh phục vụ trên chiến hạm Paris của Pháp (nhiều tài liệu khác ghi là chiến hạm France hoặc Waldeck Rousseau – đây ghi theo lời kể của Bác Tôn).
– Ngày 16/4/1919: Mặc dù chiến tranh thế giới đã kết thúc, chính phủ Pháp vẫn điều động một hạm đội gồm 5 chiến hạm tiến vào biển Đen để tấn công nước Nga Xô Viết. Hơn ai hết, anh Hai Thắng hiểu rằng: “Chống lại Cách mạng tháng Mười có nghĩa là chống lại những lợi ích cơ bản của dân tộc mình, giai cấp mình, và những người thân yêu mình”, do đó anh đã cùng những người có tư tưởng phản chiến quyết định “làm binh biến” ngay trên tàu.
– Ngày 20/4/1919: Lúc 8 giờ sáng, anh Hai Thắng – người thợ máy Việt Nam duy nhất trên chiến hạm đó – đã dũng cảm nhận lãnh và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kéo lá cờ đỏ trên cột cờ của chiến hạm để nhằm biểu thị sự đoàn kết với Cách mạng tháng Mười Nga mà anh đã từng nghe biết và có cảm tình từ lâu. Cuộc binh biến thành công. Thế là vòng vây của đế quốc Pháp đối với đất nước Nga Xô Viết đã bị phá bung. Dưới áp lực của những người phản chiến, tất cả các tàu chiến khác của hạm đội, theo lệnh bọn chỉ huy đều phải quay trở về. Tất nhiên chúng đã “lấy danh dự” hứa với họ là về Pháp sẽ không trả thù bất cứ ai. Nhưng họ đã nuốt lời! Chúng bắt hàng loạt binh sĩ, công nhân có tham gia phản chiến trên tàu, đưa Toà án quân sự xét xử. Anh Hai Thắng may mắn trốn thoát đi thẳng đến Paris, với giấy tờ giả mạo, anh xin vào làm việc ở nhà máy Rơ-nô, để rồi sau đó, cuối năm 1919 anh tìm cách rời khỏi nước Pháp an toàn.
– 1920: Trở về Sài Gòn, làm công nhân cho hãng KROF và CIE. Anh Hai Thắng vận động thành lập Công hội bí mật tại cảng Sài Gòn, rồi phát triển trong công nhân Ba Son, FACI, nhà đèn Sài Gòn, nhà đèn Chợ Quán và một số cơ sở khác trong thành phố. Đó là những công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam (để sau đó, 1927, giai cấp này được phát triển vào tổ chức “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội” – Bác Tôn đã bắt liên lạc được với những học trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tức Bác Hồ, thông qua tổ chức này). Như vậy Bác Tôn và các bạn công nhân của Bác là lớp người đầu tiên tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê Nin trong giai cấp công nhân Việt Nam, và tham gia hoạt động tích cực trong quá trình vận động thành lập chính đảng của giai cấp vô sản Việt Nam.
– Tháng 12/1920: Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (có Nguyễn Ái Quốc tham dự, và Người đã cùng với những chiến sĩ cách mạng Pháp bỏ phiếu cho Đảng tham gia “Quốc tế thứ 3”). Đại hội dành vinh dự lớn cho “Những người tham gia nổi dậy ở Biển Đen” làm Chủ tịch vinh dự của Đại hội, trong đó có người công nhân Việt Nam Tôn Đức Thắng của chúng ta – Bác Tôn, đã góp phần “nhỏ bé” của mình vào chiến công chung rất vẻ vang này.
– Ngày 4/8/1925: Bác Tôn lãnh đạo công nhân Ba Son tổ chức cuộc đình công để trì hoãn việc sửa chữa chiến hạm Guyn-lơ Mi-sơ-lê (Jules Michelet) mà người Pháp dùng nó để chở lính sang Trung Quốc đàn áp phong trào cách mạng ở đó (do vậy đến 28/11/1925 tàu mới sửa xong, tức phải nằm ở xưởng Ba Son hơn ba tháng rưởi). Lại một lần nữa Bác Tôn đã thể hiện rất cao tinh thần quốc tế vô sản.
– Giữa năm 1927: Bác Tôn được bầu vào Ban chấp hành Kỳ bộ Nam kỳ của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội với chức vụ Ủy viên Ban chấp hành kỳ bộ Nam kỳ. Bác Tôn được phân công trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn.
– Tháng 12/1928: Trong quá trình hoạt động cách mạng và vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Tôn bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn.
– Ngày 26/7/1929: Hội đồng đề hình thành phố Sài Gòn đã đưa ra xét xử Bác và nhiều người khác. Chúng tuyên án Tôn Đức Thắng 20 năm khổ sai.
– Đêm 2/7/1930: Con tàu Harmand Rousseau chở Bác Tôn và những người tù từ Khám lớn Sài Gòn, rời cảng Nhà Rồng đày đi Côn Đảo. Pháp ghi Bác Tôn là “phần tử nguy hiểm”. Số tù của Bác: 5289.20 TF (TF: Viết tắt của Traveaux Forcés, có nghĩa lao dịch khổ sai có thời hạn). Tại Côn Đảo, Bác bị giam ở khám 9, banh I (bagne).
– 1932: Với mục đích biến nhà tù thành trường học Cộng sản của mình, Bác Tôn và một số đồng chí thành lập Chi bộ Đảng nhà tù (ông Nguyễn Hới làm Bí thư, Bác Tôn và một số đồng chí khác làm uỷ viên). Để tiện thông tin, giáo dục, Chi bộ quyết định cho ra đời tờ báo viết tay lấy tên là Ý kiến chung. “Toà soạn” đặt tại khám 9, banh I, tức nơi giam Bác Tôn. Rồi sau đó ra thêm tờ Tiến lên, mỗi kỳ ra 30 bản, mỗi bản 30 trang, khổ nhỏ cở bloc lịch, khoảng 1/6 hay 1/4 giấy học trò.
Hoạt động của Bác bị kẻ thù phát hiện (dùng cán chổi dộng vào tường để liên lạc với những người tù chính trị ở banh II), nên chúng chuyển nhốt Bác ở xà lim số 15, phạt Bác phải ăn cơm nhạt 2 tuần, rồi tống giam vào hầm xay lúa, nơi được xem là “địa ngục của địa ngục”. Hết hạn khổ sai ở hầm xay lúa, chúng chuyển Bác trở về khám 9, banh I.
– 1934: Bác Tôn được ra làm ở Sở lưới.
– Ngày 23/9/1945: Bác và khoảng gần 1.500 người tù khác bị giam giữ ở nhà tù Côn Đảo được Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời Nam Bộ cử một phái đoàn đưa tàu ra đón về đất liền. Ngay trong ngày “Nam Bộ kháng chiến” (chống giặc Pháp trở lại xâm lược Sài Gòn). 23/9 Bác Tôn được bổ sung vào Xứ uỷ và phân công phụ trách Ủy ban kháng chiến Nam Bộ kiêm chỉ huy các lực lượng vũ trang Nam Bộ (Như vậy thời gian Bác Tôn bị đày ở Côn Đảo là 15 năm có dư vài tháng, khoảng 5.550 ngày đêm chịu khổ nhục trăm bề ở chốn địa ngục trần gian!).
– Ngày 25/10/45: Bác Tôn tham dự Hội nghị xứ uỷ Nam Bộ mở rộng (do ông Hoàng Quốc Việt, thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trì tại Thiên Hộ, huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho), Bác Tôn được phân công phụ trách Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ, kiêm chỉ huy các lực lượng vũ trang Nam bộ.
– Ngày 6/1/1946: Bác Tôn được nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
– Cuối tháng 2/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng quyết định điều Bác Tôn ra công tác Hà Nội. Từ ấy Bác Tôn luôn bên cạnh Bác Hồ và Trung ương.
– Tháng 4/1946: Bác Tôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quốc hội nước ta cử tham gia đoàn Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sang thăm nước Pháp (do ông Phạm Văn Đồng dẫn đầu).
– Cuối tháng 5/1946: Bác Tôn được toàn thể đại biểu Hội nghị nhất trí bầu làm Phó Chủ tịch Mặt trận Liên Việt (Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch danh dự; Phó Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng được bầu làm Phó Chủ tịch hội) để lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi. Mục đích của Mặt trận là: “Đoàn kết tất cả các đảng phái yêu nước và các đồng bào vô đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, chủng tộc để làm cho nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, phú cường”. Ngoài cương vị lãnh đạo Mặt trận Liên Việt, Bác Tôn được Trung ương Đảng, Chính phủ phân công giữ nhiều trọng trách: Tổng thanh tra Chính phủ, Quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch danh dự Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội trưởng Hội Hữu nghị Việt – Xô.
– Năm 1948: Ngày 1/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 195, thành lập Ban vận động thi đua ái quốc Trung ương. Trước đó, Bác Hồ và Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định cử Bác Tôn, Ủy viên Trung ương Đảng, làm Trưởng ban Trung ương vận động Thi đua ái quốc.
– Từ 11 – 19/2/1951: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Bác Tôn được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
– Từ 3 – 7/3/1951: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc thống nhất Việt Minh, Bác Tôn được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt (Bác Hồ được suy tôn Chủ tịch danh dự Mặt trận).
– Tháng 9/1945: Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I, họp tại Hà Nội, Bác Tôn được bầu làm Trưởng ban thường trực Quốc hội.
Cũng trong tháng này, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc, Bác Tôn được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
– Tháng 12/1955: Bác Tôn là người Việt Nam đầu tiên được Uỷ ban giải thưởng hoà bình quốc tế Lê Nin của Liên Xô quyết định tặng giải thưởng Lê Nin “Vì hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc”.
– Tháng 11/1956: Dẫn đầu đoàn đại biểu nước ta sang thăm Liên Xô.
–Tháng 2/1957: Ban Thanh toán nạn mù chữ trung ương được thành lập, Bác Tôn được cử làm Trưởng ban.
– Ngày 19/8/1958: Nhân dịp Bác Tôn tròn 70 tuổi, tại Câu lạc bộ Ba Đình (Hà Nội – nay là quảng trường Ba Đình), Bác Hồ đã thay mặt nhân dân, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tặng Bác Tôn huân chương Sao vàng – huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta, vì Bác đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong buổi lễ trao tặng huân chương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đồng chí Tôn Đức Thắng là người đầu tiên và Người rất xứng đáng được tặng thưởng huân chương ấy”.
– Ngày 15/7/1960: Quốc hội đã nhất trí bầu Bác Tôn Đức Thắng làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã siết chặt tay Bác Tôn nói: “Toàn thể Quốc hội nhất trí bầu cụ làm Phó Chủ tịch nước, tức là đồng bào miền Nam đều bầu cụ làm Phó Chủ tịch nước. Điều đó tiêu biểu rằng nước ta nhất định thống nhất”.
– Tháng 11/1967: Nhân kỷ niệm lần thứ 50 cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, Bác Tôn được Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô tặng huân chương Lê Nin – huân chương cao quý nhất của Liên Xô – về những hoạt động góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô Viết còn non trẻ (1919).
– Ngày 23/9/1969: Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Bác Tôn được Quốc hội nhất trí bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá II, họp ở Hà Nội ngày 23/9/1969.
– Ngày 15/5/1975: Chủ tịch Tôn Đức Thắng về miền Nam dự lễ mừng chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta tại thành phố Sài Gòn (mít tinh mừng ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975).
– Ngày 3/7/1976: Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI, Bác Tôn được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Tháng 8/1978: Bác Tôn được Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà nhân dân Mông Cổ tặng huân chương Xu-Khê Ba-To – huân chương cao quý nhất của Mông Cổ – để ghi nhận công lao to lớn của Bác đã cống hiến cho sự nghiệp hoà bình hữu nghị và chủ nghĩa xã hội của các dân tộc, và trong việc củng cố tình hữu nghị anh em giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Mông Cổ.
– Ngày 30/3/1980: Sau gần 2 năm yếu mệt, Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ trần, thọ 92 tuổi. Quốc hội, Nhà nước, Mặt trận đã quyết định tổ chức lễ quốc tang với nghi thức trọng thể. Toàn thể nhân dân Việt Nam để tang Bác Tôn trong 5 ngày từ 1 – 5/4/1980. Sáng ngày 1/4/1980, không chỉ tại Hội trường Ba Đình lịch sử mà ở quê hương Bác (xã Mỹ Hoà Hưng, An Giang) lễ viếng Bác Tôn cũng được cử hành rất trọng thể. Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Mặt trận luôn luôn túc trực bên linh cửu Bác. Đã có gần 150 đoàn đại biểu với hơn 10.000 người thay mặt đồng bào cả nước đến viếng (và trên 20 điện chia buồn của các nước – bè bạn khắp năm châu). Ngày 4/4 lễ an táng Bác Tôn tại nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) được cử hành rất trọng thể!
Tk tớ nhé! (^O^)