I/ Trắc nghiệm:
Nắm lại hành vi, việc làm, khái niệm, ý nghĩa, ca dao, tục ngữ của các bài đã học: Bài 6:Tôn sư trọng đạo. Bài 8: Khoan dung. Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa. Bài 10: Giữ gìn và phát huy được truyền thống của gia đình, dòng họ. Bài 11: Tự tin
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.(10.0 điểm)
Câu 1: Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. B. Mọi người xa lánh.
C. Mọi người tôn trọng, quý mến. D. Mọi người trân trọng.
Câu 2: Do sơ suất trong quá trình xây dựng, nhà ông A đã làm rơi gạch sang nhà ông B làm đổ bờ tường. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông A và đánh ông A. Vậy ông B là người như thế nào?
A. Ông B là người khoan dung. B. Ông B là người khiêm tốn.
C. Ông B là người hẹp hòi. D. Ông B là người kỹ tính.
Câu 3: Tôn trọng và thông cảm, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm được gọi là?
A. Đoàn kết. B. Tương trợ. C. Khoan dung. D. Trung thành.
Câu 4: Hành vi nào không đúng khi xây dựng gia đình văn hóa
A. Ông B dạy dỗ các con luôn sống yêu thương giúp đỡ mọi người, không làm những việc
B. Là chủ tịch xã Ông H luôn bao che cho con mình để đạt thành tích gia đình văn hóa
C. Ông H luôn chăm lo cho gia đình chu đáo, với mọi người Ông có thái độ hòa nhã
D. Gia đình Ông B luôn giúp đỡ mọi người lúc khó khăn
Câu 5. Gia đình văn hóa là gia đình:
A. giàu có B. nghèo khó
C. hòa thuận hạnh phúc,tiến bộ D. có chức quyền
Câu 6: Gia đình E luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì ?
A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. B. Yêu thương con cháu.
C. Giúp đỡ con cháu. D. Quan tâm con cháu.
Câu 7: Quê Nam là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay, trong dòng họ của Nam chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Nam không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Nam cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. Em có đồng tình với cách nghĩ của Nam không?
A. Có B. Không C. Phân vân D. Không đáp án nào đúng
Câu 8: Câu tục ngữ nào không nói về sự tự tin?
A. Trời sinh voi trời sinh cỏ B. Thua keo này ta bày keo khác
C. Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan D. Thất bại là mẹ thành công
Câu 9 : Bạn H rất thích học múa, nhưng khi mẹ dẫn đến lớp học múa, bạn lại đứng ngoài nhìn và không dám vào tập, vì nhìn các bạn trong lớp ai ai cũng múa đẹp. Bạn H ngại vì mình không biết múa. Đó là biểu hiện của:
A. Tự tin B. Tự chủ C. Tự ti D. Tự tôn
Câu 10: Câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì ?
A. Đoàn kết. B. Trung thành. C. Tự tin. D. Tiết kiệm.
Câu 11: Tục ngữ có câu: Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Mùng 3 tết thầy có nghĩa là gì?
A. Mùng 3 Tết thầy giáo hay mời đến chơi .
B. Mùng 3 Tết là ngày đẹp nên cần đi chơi.
C. Tết nhà Thầy được tổ chức vào mùng 3.
D. Mùng 3 Tết cần đến chúc tết thầy vì thầy là người dạy dỗ thứ 2 sau cha mẹ.
Câu 12: Hằng năm sắp đến ngày 20/11 nhà trường đều tổ chức đợt thi đua chào mừng 20/11 như: Học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ... Các việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Tri ân các thầy cô giáo. B. Giúp đỡ các thầy cô giáo.
C. Tri ân học sinh. D. Giúp đỡ học sinh.
Câu 13: Khoan dung làm cho cuộc sống và quan hệ giữa mọi người có ý nghĩa như thế nào?
A. Hòa nhập với mọi người xung quanh. B. Hợp tác với mọi người xung quanh.
C. Mọi người yêu quý. D. Lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
Câu 14 : Đối lập với khoan dung là?
A. Chia sẻ. B. Hẹp hòi, ích kỉ. C. Trung thành. D. Tự trọng.
Câu 15: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?
A. Xây dựng xã hội tươi đẹp. B. Xây dựng xã hội lành mạnh.
C. Xây dựng xã hội phát triển. D. Xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.
Câu 16:Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói về truyền thống nào ?
A. Truyền thống yêu nước. B. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
C. Truyền thống hiếu học. D. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
Câu 17: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây
A. Người có tính ba phải là người tự tin
B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối
C. Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình
D. Tính rụt rè làm cho con người dễ dàng hợp tác được với nhiều người.
Câu 18: Dù gia đình G nghèo nhưng G luôn học tập chăm chỉ và đạt thành tích cao trong học tập. G nói rằng: Gia đình mình tuy nghèo nhưng mọi người rất thương yêu nhau và mình sẽ quyết tâm mai sau trở thành 1 bác sỹ giỏi để chữa bệnh cho người nghèo. Câu nói của G thể hiện điều gì?
A. G là người tự tin. B. G là người tự ti.
C. G là người khiêm tốn. D. G là người tiết kiệm.
Câu 19: Người tự tin là người:
A. Hành động cương quyết , dám nghĩ, dám làm B.Luôn đặt ra mục tiêu cho mình
C.Tin tưởng vào khả năng của bản thân D. Chủ động trong mọi việc
Câu 20: Hành vi nào là biểu hiện của lòng khoan dung:
A. Chê bai khi bạn mắc lỗi
B. Tìm cách che giấu khuyết điểm cho bạn
C. Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý
D. Thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm
Câu 21: Câu ca dao thể hiện tôn sư trọng đạo là:
A. Công cha như núi Thái sơn B. Cây ngay không sợ chết đứng
C. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư D. Thương người như thể thương thân
Câu 22: Câu tục ngữ: Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn. B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết. D. Lòng khoan dung.
Câu 23: Câu nói: Gia đình là tế bào của xã hội nói về điều gì ?
A. Vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội. B. Tính chất của gia đình.
C. Mục đích của gia đình. D. Đặc điểm của gia đình.
Câu 24: Gia đình văn hóa là gia đình …………… thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
A. đoàn kết, tiến bộ, hạnh phúc B. hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ
C. hoà thuận, tiến bộ D. đoàn kết, hoà thuận
Câu 25: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng được gọi là?
A. Gia đình đoàn kết. B. Gia đình hạnh phúc. C. Gia đình văn hóa.
D. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Câu 26: Giờ kiểm tra môn toán V thấy N có đáp án khác mình nên đành xóa đáp án và chép câu trả lời của N. Việc làm đó thể hiện điều gì ?
A. V là người không tự tin. B. V là người tiết kiệm.
C. V là người nói khoác. D. V là người trung thực.
Câu 27: Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chăn, không hoang mang, dao động được gọi là?
A. Tự tin. B. Tự ti. C. Trung thực . D. Tiết kiệm.
Câu 28: Câu tục ngữ : Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân nói về điều gì?
A. Tự trọng. B. Trung thực. C. Tiết kiệm. D. Tự tin.
Câu 29: Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn đối với thầy cô. B. Lòng trung thành đối với thầy cô.
C. Căm ghét thầy cô. D. Giúp đỡ thầy cô.
Câu 30: Khi đi chợ cùng mẹ, em nhận ra cô giáo X đã về hưu và cô đang mua rau. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Đi nhẹ nhàng qua chỗ cô để cô không nhìn thấy.
B. Đi sang lối đi khác để không gặp mặt cô.
C. Đến chào và hỏi thăm sức khỏe cô.
D. Lờ đi coi như không biết.
Câu 31: Thời xưa, chỉ có con trai mới được đi học còn con gái phải ở nhà cơm nước. Điều kiện đó đến ngày nay có được công nhận là gia đình có văn hóa không ?
B. Có vì con gái yêu đuối nên chỉ phù hợp với việc nhà.
A. Có vì chỉ có con trai mới đủ sức khỏe đi học.
C. Có vì con gái không cần học nhiều.
D. Không vì nam và nữ bình đẳng.
Câu 32: Gia đình ông Q buôn bán thuốc phiện, gia đình luôn sống vui vẻ và hạnh phúc và rất hay ủng hộ tiền cho thôn và xã để xây dựng nhà văn hóa. Gia đình ông Q có đạt gia đình văn hóa không?
A. Có vì gia đình ông Q có công trong việc ủng hộ xây dựng nhà văn hóa.
B. Không vì gia đình ông Q vi phạm pháp luật vì buôn bán hàng cấm.
C. Có vì gia đình ông Q sống vui vẻ hạnh phúc không có bất đồng .
D. Có vì gia đình ông yêu thương giúp đỡ mọi người.
Câu 33 : Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, không gồm tiêu chí nào sau đây:
A. Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, văn minh, ứng xử có văn hóa trong gia đình, cộng đồng và xã hội
B. Ông, bà, cha, mẹ và các thành viên trong gia đình được quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng
C. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng, hòa thuận, thủy chung
D. Con cái học hành giỏi giang, bố mẹ đều doanh nhân thành đạt nhưng ly thân
Câu 34: Trong kỳ thi học kì I, D đã sử dụng tài liệu và đã bị thầy cô phát hiện. Sau đó D bị đánh dấu bài và lớp bị hạ thi đua. Trong trường hợp này theo em cô giáo chủ nhiệm và các bạn nên ứng xử như thế nào?
A. Phạt thật nặng bạn D để lần sau bạn không tái phạm.
B. Đề nghị với nhà trường cho bạn D chuyển lớp.
C. Khoan dung với D và cho D có cơ hội sửa sai.
D. Xa lánh bạn D.
Câu 35: Một lần bạn H để quên cuốn nhật ký ở trong ngăn bàn, bạn D rất tò mò nên đã mở ra xem. Biết D đọc trộm cuốn nhật ký của mình H đã rất giận và đã to tiếng mắng D, còn D thì liên tục xin lỗi H. Để 2 bạn D và H làm hòa với nhau theo em nên làm như thế nào?
A. Đứng ra làm hòa khuyên bạn H tha lỗi cho D và nhắc nhở bạn D lần sau không được tái phạm vì đó thuộc quyền riêng tư của mỗi người.
B. Xui bạn H không chơi với D nữa vì D rất xấu tính.
C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
D. Nói với cô giáo để cô xử lí.
Câu 36: Câu ca dao, tục ngữ nào không nói lên tình cảm gia đình:
A. Vắng nghe chim vịt kêu chiều/ Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
B. Ơn cha nặng lắm ai ơi/Nghĩa mẹ bằng trời , chín tháng cưu mang
C. Tuy rằng xứ Bắc, xứ Đông/ Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em
D. Đố ai đếm được vì sao/ Đố ai đếm được công lao mẹ cha
Câu 37: Đáp án nào không đúng tiêu chuẩn của danh hiệu Gia đình văn hóa:
A. Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú
C. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả
B. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng
D. Bạo lực gia đình
Câu 38: Biểu hiện của việc không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?
A. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài. B.Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.
C. Không kế thừa truyền thống của gia đình vì nó lạc hậu. D. Lưu giữ nghề làm gốm.
Câu 39. Biểu hiện nào không phải là khoan dung?
A. Tha lỗi cho người khác | B. Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người |
C. Che giấu khuyết điểm của bạn | D. Nhường nhịn em nhỏ |
Câu 40. Hành vi nào góp phần xây dựng gia đình văn hóa?
A. Gia đình nhất thiết phải đẻ được con trai. B. Vợ chồng hòa thuận, yêu thương nhau.
C. Bố đánh đập con tàn nhẫn. D. Con cái đi chơi không hỏi ý kiến cha mẹ.
-Đạo đức và kỉ luật
Sinh ra trong cõi hồng trần,
Là người, phải lấy chữ Nhân làm đầu.
Có nhân nhân nở, vô nhân nhân trẩm.
Thức lâu, mới biết đêm dài,
Ở lâu, mới biết là người có nhân.
Thương người, như thể thương thân.
Ở có nhân, mười phần chẳng khốn.
Đất có lề, quê có thói
Phép vua thua lệ làng
Muốn tròn phải có khuôn
Muốn vuông phải có thước.
Luật pháp bất vị thân
Bề trên ở chẳng kỷ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa
-Yêu thương con người
-Anh em cốt nhục đồng bào,
Kẻ sau người trước phải hào cho vui.
Lọ là ăn thịt ăn xôi,
Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng.
- Gương không có thuỷ gương mờ,
Thuyền không có lái lửng lơ giữa dòng.
Mong sao nghĩa thuỷ tình chung,
Cho thuyền cập bến gương trong ngàn đời.
- Đó nghèo thì đây cũng nghèo
Hai ta như bọt với bèo dưỡng nhau.
- Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
Em ơi chua ngọt đã từng,
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
-Anh em như chân tay.
- Có anh có chị mới hay ,
Không anh không chị như cây một mình.
- Quen nhau từ thuở hàn vi,
Bây giờ sang trọng há chi bần hàn.
- Thương người như thể thương thân.
-Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Chia ngọt sẻ bùi.
Đoàn kết tương trợ
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn
Chung lưng đấu cật
Đồng cam cộng khổ
-Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
Khoan dung
- Yêu con người, mát con ta.
- Yêu con cậu mới đậu con mình.
- Một sự nhịn là chín sự lành.
- Giơ cao đánh khẽ.
Xây dựng gia đình văn hóa
Trên thuận dưới hòa
Cơm lành, canh ngon
Giấy rách phải giữ lấy lề