K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2: 

Các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương gần gũi bình dị trong kí ức của nhà thơ: phù sa, con hến, con trai, rơm, rạ, hạt thóc, củ khoai

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã Trăm thác,nghìn ghềnh cuộn thác vào tơ Làng cong xuống giáng tre già trước tuổi Tiếng gọi đò khuy sạt cả đôi bờ Con hến,con trai một đời nằm lệch Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng Hạt thóc,củ khoai đặt đâu cũng thấp Cả những khi rổ rá đội lên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác,nghìn ghềnh cuộn thác vào tơ
Làng cong xuống giáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuy sạt cả đôi bờ

Con hến,con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng
Hạt thóc,củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm,rạ bó nhau."
( Một góc phù sa - Nguyễn Minh Khiêm)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ

Câu 2: Tìm và phân tích các biện pháp tu từ trong câu thơ: "Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi"

Câu 3: Viết một câu có sử dụng thành phần biệt lập có đề tài nói về giọt mồ hôi của mẹ

1
7 tháng 2 2020

1)PTBĐ:Biểu cảm,Miêu Tar

3) - Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời
- Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống con người.

6 tháng 9 2019

1) Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm

2) Các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị gần gũi : 

- Con sông xanh biếc

- Những hàng tre

- Buổi trưa hè

18 tháng 11

I❤️❤️❤️😘you 🤭🤭🤭🤭🤭☺️☺️☺️☺️ ☺️ ☺️ ☺️ ☺️ 

 

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc...
Đọc tiếp

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?

Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.

   Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy” (cỏ áy bóng tà…). Chữ “áy” ấy, tài giỏi đến độ dù người ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ của Nguyễn Du ở Thái

Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.

   Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ ”Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo com tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”. Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “bén duyên tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm. Nguyễn du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!

(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)

1
25 tháng 7 2019

- Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du không phải có sẵn mà là biết học lời ăn tiếng nói của quần chúng

- Trau dồi vốn từ ngoài việc hiểu chính xác nghĩa để dùng còn phải làm giàu vốn từ bằng cách viết thêm từ mới.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu bên dưới: Đã lâu lắm rồi,tôi và cả nhà lại mới cùng nhau đi xem đội tuyển Việt Nam thi đấu bóng đá.Lúc đội tuyển ra sân,tôi rất xúc động khi Quốc ca Việt Nam vang lên.Cả nhà tôi đã cùng hát theo,dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ.Lúc hát Quốc ca,tôi có một cảm giác thật...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu bên dưới:

Đã lâu lắm rồi,tôi và cả nhà lại mới cùng nhau đi xem đội tuyển Việt Nam thi đấu bóng đá.Lúc đội tuyển ra sân,tôi rất xúc động khi Quốc ca Việt Nam vang lên.Cả nhà tôi đã cùng hát theo,dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ.Lúc hát Quốc ca,tôi có một cảm giác thật khó tả.Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong lòng tôi.Hát Quốc ca làm cho ta có tinh thần mạnh mẽ,truyền cho ta khí thế hừng hực để sẵn sàng bước vào trận đấu.

Khi đi học tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ.Bây giờ hát lại,trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt.Đó là niềm tự hào về tình yêu quê hương,đất nước.Xem xong trận bóng đá,con tôi lại hỏi:''Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba?Để con cùng ba mẹ hát Quốc ca''.

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

Câu 2:Tác giả đã có những cảm xúc gì khi hát Quốc ca Việt Nam?

Câu 3:Cho biết ý nghĩa của việc cả gia đình tác giả hát theo khi Quốc ca Việt Nam vang lên.

Câu 4:Em có nhận xét gì về thực trạng hát Quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay?

1
20 tháng 11 2016

câu 4 viết thành 1 đoạn văn từ 5 đến 7 câu

 

Cho đoạn văn sau:Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, oặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, oặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa vào ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn đèn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…

Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

1
20 tháng 1 2019

Chọn đáp án: B.

Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp ?(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng : "Dạ thưa xứ Huế bây giờVẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp ?

(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng : 

"Dạ thưa xứ Huế bây giờ

Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"

(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của xứ này. (3) Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó "Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa không". (4) Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng : Nếu như chẳng có sông Hương - Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi. (5)Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.

A. Các câu (1), (2), (3), (4).

B. Các câu (1), (3), (4).

C. Các câu (1), (2), (4).

D. Các câu (5), (4), (3).

1
17 tháng 7 2018

Chọn đáp án: B

Ai giúp mình bài này với ạ!Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:Mỗi nghề có một lời ruDở hay thầy cũng chọn ru khúc nàyLời ru của gió màu mây Con sông của mẹ đường cày của cha Bắt đầu cái tuổi lên ba Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! Thầy không ru đủ nghìn câu Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời Tuổi thơ em có...
Đọc tiếp

Ai giúp mình bài này với ạ!

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này

Lời ru của gió màu mây 
Con sông của mẹ đường cày của cha 
Bắt đầu cái tuổi lên ba 
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em 
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm 
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! 
Thầy không ru đủ nghìn câu 
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời 
Tuổi thơ em có một thời 
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm

Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây 
Thầy ru hết cả mê say 
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.

Mẹ ru em ngủ tròn đêm 
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày 
Trong em hạt chữ xếp dày 
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm.    (Trích Lời ru của thầy, Đoàn Vị Thượng)

 Câu 1. Xảc định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

 Câu 2. Bằng “lời ru” của mình, người thầy trong bài thơ mong muốn gợi lên những đìều gì trong tâm hồn học trò?

 Câu 3. Chi ra và nêu hiệu quả của biện phảp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Tuổi thơ em có một thời/Ươ'c mơ thì rộng như trời, ngàn năm”

 Câu 4. Viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ cùa em về thông điệp được gửi gắm trong hai câu thơ “Thầy không ru đủ nghìn câulBiểt con chữ cũng đứng sau cuộc đời”.

 

0
Cho đoạn văn sau:          Khổ thơ đầu tiên của bài " Đoàn thuyền đánh cá", khổ thơ viết về cảnh ra khơi. Dù được mở ra trong khung cảnh một buổi chiều hôm nơi của biển, xong những câu thơ không hề gợi lên nỗi buồn, mà trái lại thật hào hùng, phấn trấn. Nhà thơ muốn truyền đến cho chúng ta cảm giác: không chỉ " gió khơi" - hơi thở mạnh mẽ của biển cả - mà cả " câu hát" - hơi thở...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

          Khổ thơ đầu tiên của bài " Đoàn thuyền đánh cá", khổ thơ viết về cảnh ra khơi. Dù được mở ra trong khung cảnh một buổi chiều hôm nơi của biển, xong những câu thơ không hề gợi lên nỗi buồn, mà trái lại thật hào hùng, phấn trấn. Nhà thơ muốn truyền đến cho chúng ta cảm giác: không chỉ " gió khơi" - hơi thở mạnh mẽ của biển cả - mà cả " câu hát" - hơi thở khỏe khoắn của hồn người - cũng có sức thổi căng cánh buồm của đoàn thuyền đang lướ sóng. Như vậy, ngay từ đoạn thơ thứ nhất. Với bài " Đoàn thuyền đánh cá" đã thể hiện tâm hồn phơi phới của những con người làm chủ cuộc đời.

a. Chép lại đoạn văn trên sau khi đã sửa hết lỗi chính tả và ngữ pháp( khi sửa chỉ được thêm bớt rất ít từ).

b. Từ nào có thể thay thế từ " chiều hôm" trong đoạn văn em vừa chép?

c. Xác định câu chủ đề của đoạn văn.

Ai trả lời nhanh mik tick cho!!!

1
25 tháng 4 2018

 a)

       Khổ thơ đầu tiên của bài " Đoàn thuyền đánh cá" đã khắc họa cảnh ra khơi. Dù được mở ra trong khung cảnh một buổi chiều hôm nơi của biển, xong những câu thơ không hề gợi lên nỗi buồn mà trái lại thật hào hùng, phấn chấn. Nhà thơ muốn truyền đến cho chúng ta cảm giác không chỉ " gió khơi" - hơi thở mạnh mẽ của biển cả , mà cả " câu hát" - hơi thở khỏe khoắn của hồn người  cũng có sức thổi căng cánh buồm của đoàn thuyền đang lướt sóng. Như vậy, ngay từ đoạn thơ thứ nhất ở bài " Đoàn thuyền đánh cá" đã thể hiện tâm hồn phơi phới của những con người làm chủ cuộc đời.

b. Từ có thể thay thế từ " chiều hôm" trong đoạn văn em vừa chép : Chiều hôm => Hoàng hôn

c. Xác định câu chủ đề của đoạn văn: Khổ thơ đầu tiên của bài " Đoàn thuyền đánh cá" đã khắc họa cảnh ra khơi