Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Để tóm tắt được văn bản:
- Đọc toàn bộ tác phẩm, nắm được ý tưởng nội dung của tác giả
- Lựa chọn những nội dung chính cần ghi lại
+ Các sự việc chính, nhân vật chính quyết định đến câu chuyện trong tác phẩm
- Sắp xếp hợp lý nội dung chính theo trình tự hợp lý
- Diễn đạt bằng lời văn của mình những nội dung đã xác định.
Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì:
- Để chắt lọc và hiểu nội dung chính của văn bản.
- Để giới thiệu ngắn gọn nhất văn bản đó cho người khác biết.
- Để lưu giữ và nhớ lại khi cần thiết.
Để tóm tắt được văn bản cần:
- Đọc kĩ văn bản và hiểu đúng chủ đề của văn bản.
- Xác định những nội dung chính cần tóm lược.
- Viết thành bản tóm tắt một cách khách quan.
Tham khảo:
Theo trình tự: từ hiện tại nhớ về quá khứ.
Tóm tắt:
– Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng : biến chuyên của trời đất cuối thu (thời gian mở đầu một năm học) và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên tới trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại mình ngày ấy cùng những kỉ niệm trong sáng.
– Trên con đường cùng mẹ tới trường.
– Khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, nhìn mọi người, các bạn, lúc nghe “ông đốc” gọi tên mình và phải rời tay mẹ để vào lớp.
– Lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.
a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc (lòng mong muốn bạn tiến bộ) của người viết được bộc lộ rõ ràng, do đó hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.
b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :
Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:
- Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.
- Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.
- Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.
- Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.
c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :
- Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.
- Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. Điều này thật khó tạo được hiệu quả như ý muốn.
Nói chung, để kết thúc đoạn văn này có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau nhưng điều chủ yếu nhất là những giọng điệu đó phải xuất phát từ (và cũng phải thể hiện được) một tình cảm bè bạn chân thành, từ lòng mong muốn thực sự cho sự tiến bộ của bạn cũng như của cả tập thể lớp.
d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.
Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.
Ví dụ :
"Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau : cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".
- Tâm trạng khi cùng mẹ tới trường:
Thấy mình đã lớn và đứng đắn hơnCảm thấy trang trọng và chững chạc- Tâm trạng khi đứng giữa sân trường:
Lo sợ, ngại ngùng và hồi hộpCảm thấy bơ vơ, nhỏ bé- Tâm trạng khi ngồi trong lớp học tiết học đầu tiên:
Cái gì cũng lạ lạ, hay hayCảm nhận về bạn bè và tiết họcÝ nghĩa tâm trạng nhân vật tôi trong buổi tựu trường: Là những cảm xúc, rung động sâu sắc và thiêng liêng nhất của cuộc đời người học sinhTham khảo:
Theo trình tự: từ hiện tại nhớ về quá khứ.
Tóm tắt:
– Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng : biến chuyên của trời đất cuối thu (thời gian mở đầu một năm học) và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên tới trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại mình ngày ấy cùng những kỉ niệm trong sáng.
– Trên con đường cùng mẹ tới trường.
– Khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, nhìn mọi người, các bạn, lúc nghe “ông đốc” gọi tên mình và phải rời tay mẹ để vào lớp.
– Lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.
Để làm sáng tỏ luận điểm: " Văn giải thích cần viết cho dễ hiểu" có thể đưa ra các luận cứ sau:
- Mục đích của văn giải thích là để giải thích cho người đọc hiểu rõ vấn đề nào đó.
- Nếu viết không dễ hiểu, người đọc từ chỗ khó tiếp nhận lời văn lại càng khó để hiểu người viết muốn trình bày.
- Khi viết cần thể hiện rành mạch, giản dị, tránh lối dùng từ cầu kì, có những cấu trúc phức tạp, cản trở quá trình tri nhận.
- Ngoài ra, khi viết phải chú ý tới đối tượng tiếp nhận để sử dụng ngôn ngữ hợp lý và đạt hiệu quả cao.
→ Các luận cứ trên phải được trình bày theo một trình tự hợp lý, từ giải thích khái niệm đến sử dụng biện pháp nêu vấn đề, tiếp đó là đưa ra luận cứ chính.
THAM KHẢO
- Kiểu câu: Trần thuật
- Để thực hiện hành động nói đề nghị
Việc sử dụng kiểu câu ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng của tác giả?
- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:
- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ
+ Rừng cọ trập trùng
- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)
+ Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.
- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ
+ Căn nhà núp dưới lá cọ
+ Trường học khuất trong rừng cọ
+ Đi trong rừng cọ
- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ
- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ
Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi
b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi
c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.