K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ủa mk làm cho bạn r màhum

https://hoc24.vn/cau-hoi/neu-vai-trotac-dungtinh-chat-cua-van-ban-thuyet-minh.348427797203

2 tháng 2 2019

Để làm tốt bài văn thuyết minh cần:

   + Bước chuyển bị tài liệu bằng việc quan sát, tìm đọc, thu thập thông tin từ nhiều nguồn ( sách vở, truyền thông, thực nghiệm…).

   + Phải xây dựng được bố cục của bài văn thuyết minh theo trình tự hợp lý.

   + Làm nổi bật được điều muốn thuyết minh: đặc điểm, tính chất, cách sử dụng…

   + Xác định rõ mục đích thuyết minh và đối tượng thuyết minh

   + Sử dụng hợp lý các phương pháp thuyết minh.

15 tháng 3 2022

Câu 1 : Vai trò : giúp chúng ta hiểu hơn về đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.

Câu 2 : Văn thuyêt minh chủ yếu là giới thiệu. Không chủ yếu kể như văn tự sự, không bộc lộ cảm xúc như văn biểu cảm, không miêu tả sự vật như văn miêu tả, không dùng lí lẽ, dẫn chứng,đánh giá hay nhận xét như văn nghị luận.

Câu 3 : Muốn làm tốt bài văn thuyết minh thì cần tìm hiểu về đối tượng, sự vật cần thuyết minh. Bài văn thuyết minh làm nổi bật về  đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.

Câu 4 : Những phương pháp thuyết minh thường được chú ý vận dụng : nêu định nghĩa,giải thích,liệt kê,nêu ví dụ,dùng số liệu,so sánh,phân tích,phân loại,...

Câu 5 : Dàn ý

`-` Mở bài : giới thiệu khái quát về đối tượng cần thuyết minh

`- ` Thân bài : 

`+` Thời gian, hoàn cảnh ra đời của đối tương (đối với các sự vật)

`+` Nó như thế nào (nêu đặc điểm)

`+` Cấu tạo

`+` Tác dụng 

`-` Kết bài: Nêu suy nghĩ của mình và rút ra bài học.

14 tháng 8 2017

Muốn làm một văn bản thuyết minh, chúng ta cần phải:

   - Xác định rõ đối tượng cần thuyết minh

   - Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.

   - Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp

   - Tìm bố cục thích hợp

  Một số phương pháp thuyết minh sự vật thường gặp:

   - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

   - Phương pháp liệt kê.

   - Phương pháp nêu ví dụ.

   - Phương pháp dùng số liệu.

   - Phương pháp so sánh.

   - Phương pháp phân loại, phân tích.

24 tháng 11 2017

Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh người viết cần phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng; nắm bắt đc bản chất, đặc trưng của chúng; cần phải học tập và tích lũy kiến thức.

Những phương pháp thuyết minh: pp so sánh; pp nêu định nghĩa, giải thích; pp liệt kê; pp nêu số liệu( con số); pp phân tích, phân loại; pp nêu ví dụ.

Chúc bn học tốt >o<

5 tháng 12 2017

TTri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan , xác thực , hữu ích cho con người

Phương pháp thuyết minh như : nêu định nghĩa , giải thích , liệt kê , nêu ví dụ , dùng số liệu , số sánh , phân tích , phân loại ,...

(:

28 tháng 9 2019

Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may áo quần,…) người ta thường trình bày:

   + Nguyên liệu

   + Cách làm

   + Yêu cầu về thành phẩm

  - Cách trình bày được thể hiện: từ điều kiện, cách thức trình tự làm ra sản phẩm và yêu cầu cần thiết đối với chất lượng của sản phẩm làm ra.

4 tháng 8 2019

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống hằng ngày, cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

  - Văn bản thuyết minh cần phải đảm bảo:

   + Trình bày tri thức một cách khách quan, trung thực, hữu ích tới người đọc.

   + Diễn đạt rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và hấp dẫn.

  - Một số văn bản thuyết minh thường gặp:

   + Giới thiệu một sản phẩm mới

   + Giới thiệu một đặc sản địa phương

   + Giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử

   + Giới thiệu tiểu sử danh nhân, nhà văn…

   + Giới thiệu một tác phẩm

a) Vì sao văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những phương diện nào? b) Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần phải thực hiện những bước nào? c) Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự? d) Khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý những gì? e) Văn thuyết...
Đọc tiếp

a) Vì sao văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những phương diện nào?

b) Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần phải thực hiện những bước nào?

c) Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự?

d) Khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý những gì?

e) Văn thuyết minh có lợi ích gì trong cuộc sống? Nêu ví dụ minh họa.

f) Muốn viết văn bản thuyết minh, cần thực hiện các bước nào? Vì sao phải làm như vậy?

g) Nêu các phương pháp để thuyết minh sự vật.

i) Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng gì?

k) Văn bản tường trình và văn bản thông báo cần đảm bảo những yêu cầu gì về thể thức, nội dung?

1
19 tháng 5 2018

a) Vì sao văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những phương diện nào?

- Văn bản cần có tính thống nhất để không rời xa hay lạc sang chủ đề khác.
- Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các phương diện: Nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần trong văn bản, các từ ngữ then chốt được lặp đi lặp lại.

b) Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần phải thực hiện những bước nào?

Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì:
+ Để lưu giữ và nhớ lại khi cần thiết.
+ Để giới thiệu ngắn gọn văn bản đó cho người khác biết.
+ Để trích dẫn trong những trường hợp cần thiết.
Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần phải theo đúng trình tự sau:
+ Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản.
+ Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
+ Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí.
+ Viết thành bản tóm tắt.

c) Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự?

- Việc viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giúp cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn, đồng thời thể hiện được thái độ tình cảm của người kể.

d) Khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý những gì?

- Khi viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý: Yếu tố tự sự là chính, cần lập dàn ý theo nội dung tự sự, khi viết phải luôn bám sát dàn ý đó. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có ý nghĩa bổ trợ, có thể đưa vào cho bài văn thêm sinh động nhưng không nên lạm dụng.

1 tháng 5 2018

Văn bản thuyết minh khác các kiểu văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận

   + Không sa đà vào kể truyện, thuật sự việc như tự sự.

   + Không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả.

   + Không mang sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, chủ đạo như văn biểu cảm.

   + Không đưa ra lý lẽ, lập luận như văn nghị luận.

   → Thuyết minh bao gồm việc trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan chân thực, rõ ràng.

12 tháng 1 2019

a, Các văn bản thuyết minh vừa học (Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất) sử dụng tri thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội…

b, Để có được những tri thức đó chúng ta phải quan sát, học tập, tích lũy kiến thức.

   + Quan sát không đơn thuần là nhìn mà chọn những đặc điểm tiêu biểu của sự vật (đặc điểm có tính ý nghĩa về nội dung và hình thức). Biết cách phân tích đặc điểm của sự vật đó.

   + Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy là để làm cơ sở, tiền đề cho việc làm bài văn thuyết minh. Có kiến thức thực tế thì bài viết mới trở nên thuyết phục, hấp dẫn.

c, Không thể dùng tưởng tượng, suy luận thuần túy để làm bài văn thuyết minh.