Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mục tiêu tăng cường hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hoá - xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới.
Tại điều 2 Hiến chương ASEAN đã nêu rõ:asean và các quốc gia thành viên hoạt động theo nguyên tắc dưới đây: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của các quốc gia thành viên. Cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hoà bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực.
In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác biển. ...
Xử phạt nặng những hành vi khai thác quá mức, tràn lan, không đúng tiêu chuẩn và pháp luật.
Xây dựng nhiều hệ thống xử lí nước thải, chất thải tốt, đạt chuẩn trước khi thải ra.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát về môi trường.
Tài nguyên rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao (Theo thống kê thì ở Việt Nam có khoảng 100 loài thực vật và gần 100 loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng).
Tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt sau việc khai thác quá mức và sử dụng lãng phí. Tài nguyên đất thì cũng đang gặp rất nhiều khó khăn như đất nông nghiệp đang bị chuyển dần qua đất phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ, đất bị nhiễm mặn, bị sa mạc hóa ngày một tăng.
- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.
- VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam).
- Dầu khí , sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau TQ và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á.
- Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà VN đều có. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo.
-Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa lớn đã làm cho quá trình cắt xe địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
-Do mưa nhiều nên sông ngòi nước ta có lượng mưa lớn, hơn nữa sông nước ta còn nhận một lượng nước lớn từ lưu vực nằm ngoài lãnh thổ.
-Do quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi nên sông ngòi giàu phù sa.
-Do mưa theo mùa nên sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952, kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau :
- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.
- Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn (ví dụ : thập niên 50 của thế kỉ XX, tập trung vốn cho ngành điện lực, thập niên 60 - cho các ngành luyện kim, thập niên 70 - cho giao thông vận tải,...)
- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.
Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6%, năm 1980). Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%. Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.
Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng thứ hai thế giới về kinh tế, tài chính. GDP năm 2005 của Nhật Bản đạt khoảng 4800 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau :
- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.
- Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn (ví dụ : thập niên 50 của thế kỉ XX, tập trung vốn cho ngành điện lực, thập niên 60 - cho các ngành luyện kim, thập niên 70 - cho giao thông vận tải,...)
- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.
Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6%, năm 1980). Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%. Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.
Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng thứ hai thế giới về kinh tế, tài chính. GDP năm 2005 của Nhật Bản đạt khoảng 4800 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì.
- Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 được tổ chức ở Ba-li, In-đô-nê-xi-a ngày 7 và 8 tháng 10 năm 2003, Lãnh đạo các thành viên ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Ba-li II) thống nhất mục tiêu của ASEAN đến năm 2020 là xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh được hợp thành bởi ba trụ cột là Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). Hiện nay, xây dựng Cộng đồng ASEAN là mục tiêu chủ đạo cao nhất của ASEAN, được triển khai trong mọi lĩnh vực hợp tác của ASEAN
- Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) có mục tiêu là tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng hợp tác chính trị - an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp của các đối tác bên ngoài. Cộng đồng An ninh ASEAN không nhằm tạo ra một khối phòng thủ chung, không hướng tới một liên minh quân sự, không đe dọa ai.
- Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất ở khu vực, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động lưu chuyển tự do; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên, từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực, tạo sự hấp dẫn với các nhà đầu tư - kinh doanh từ bên ngoài.
- Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) với mục tiêu tổng quát là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, tập trung vào các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, nâng cao bản sắc văn hóa khu vực, bảo vệ môi trường, ứng phó với tác động của toàn cầu hóa, thúc đẩy phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống...