Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án A
Mục tiêu của phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện là đưa hội viên của hội vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ cùng sống lao động với công nhân để rèn luyện, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tổ chức lãnh đạo công nhân đấu tranh.
Đáp án: D
Giải thích:
phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 có ý nghĩa như cuộc diễn tập lần thứ 2 của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945. Trong phong trào uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng trong quần chúng. Các lực lượng đấu tranh ngày càng trưởng thành hơn.
Nhiều thành viên của Tân Việt cách mạng đảng gia nhập vào hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên,tích cực chuẩn bị cho sự thành lập chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác-Lênin.Bởi khuynh hướng cách mạng theo quan điểm vô sản đã dành thắng lợi trong cuộc đấu tranh gay gắt diễn ra trong nội bộ Tân Việt Cách Mạng đảng.
Tân Việt Cách mệnh Đảng (hay gọi tắt là Đảng Tân Việt) là một chính đảng tồn tại ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20 với chủ trương "Đánh đổ đế quốc, xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái". Đảng Tân Việt chấm dứt hoạt động vào năm 1929 khi phân chia làm hai phái. Một phái với xu hướng thành lập Liên đoàn Quốc gia và một phái với ảnh hưởng của tư tưởng cộng sản tách ra thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, về sau Đông Dương Cộng sản Liên đoàn sáp nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đáp án A
Tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và Chính phủ chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân Quốc
*Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
- Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ, cho xuất bản báo Thanh niên.
- Tháng 7/1925, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia lập ra “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông”.
- Cuối năm 1928, Hội thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ hoạt động cùng với giai cấp công nhân.
* Tân Việt cách mạng Đảng
- Hội Phục Việt được thành lập vào năm 1925 sau đó đổi thành Hội Hưng Nam. Đến năm 1928, đổi tên thành Tân Việt cách mạng Đảng.
- Đảng chủ trương lãnh đạo quần chúng ở trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, nhằm thiết lập một chế độ bình đẳng và bác ái.
- Một số đảng viên tiên tiến sớm gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một số tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập chính đảng cách mạng theo tư tưởng Nguyễn Ái Quốc và học thuyết Mác – Lê-nin.
* Việt Nam Quốc dân đảng
- Ngày 25-12-1927, từ cơ sở hạt nhân là Nam Đồng thư xã, một số nhà yêu nước đã thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng.
- Bản chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng công bố năm 1929, đã nêu các nguyên tắc tư tưởng: “Tự do - bình đẳng - bác ái”. Quốc dân đảng chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực, chú trọng lấy lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp giác ngộ làm lực lượng chủ lực.
- Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở Bắc Kì.
- Tháng 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức vụ ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội, thực dân Pháp đã tiến hành một cuộc khủng bố dã man. Việt Nam Quốc dân Đảng quyết định dốc hết lực lượng nhằm thực hiện cuộc bạo động cuối cùng.
- Ngày 9/2/1930, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó nổ ra ở nhiều địa điểm khác. Mặc dù chiến đấu anh dũng nhưng cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng đã thất bại.Chúc bạn học tốt!