Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài: Mỗi khi Tết đến, xuân về, cây cối lại đâm chồi nảy lộc, hoa cỏ tốt tươi. Lòng mỗi người phơi phơi đón mùa xuân về và không quên hưởng ứng phong trào "trồng cây xanh" theo lời dạy của Bác Hồ: "Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".
Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa hai câu thơ của Bác.
+ Việc trồng cây quả đúng là có ý nghĩa với mùa xuân của đất trời.
+ Việc trồng cây còn có ý nghĩa với mùa xuân của đất nước nữa.
Việc trồng cây trong mùa xuân lại có ý nghĩa với mùa xuân của đất nước vì: nó rèn tập cho con người ý thức sống vì cuộc sống chung. Nó tạo cho con người tâm thế vững vàng, tự tin để bước vào một năm làm việc mới đầy hiệu quả.
Hãy xác định trách nhiệm của bản thân trước lời dạy của Bác Hồ.
Kết bài: Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương ta. Nhớ lại lời dạy của Người năm xưa, chúng ta càng thấy thấm thía. Những lời phát động đó cách đây hŕng thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi của thời gian, nó không những cňn nguyên giá trị, mà càng ngày chúng ta càng hiểu được nhiều ý nghĩa sâu xa của nó.
a. Mở bài
Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người có nhiều lời khuyên thấm thía với nhân dân.
Câu: “Mùa xuân là tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” là lời Bác phát động Tết trồng cây năm 1960.
b. Thân bài
- Bác Hồ khuyên chúng ta điều gì qua dòng thơ?
Giải thích câu nói của Bác
Từ “xuân” ở câu thứ nhất: Chỉ mùa bắt đầu của một năm
Từ “xuân” ở câu thứ hai: Sức sống, vẻ tươi đẹp.
Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ làm cho đất nước tươi đẹp hơn. Bác đã phát động Tết trồng cây.
Dẫn chứng
Bản thân Bác đã rất gương mẫu trong việc trồng cây: Nơi Bác ở có nhiều cây do chính tay Bác trồng; Bác trồng nhiều cây kỉ niệm: Những cây đa Bác trồng ở công viên Thống Nhất, đồi cây Vật Lại ở Đông Anh đã tỏa bóng mát sum sê.
Việc trồng cây đã trở thành phong trào, phong tục đẹp từ khi Bác phát động vào đầu thập kỉ sáu mươi của thế kỉ XX.
Lời dạy của Bác mang ý nghĩa thuần phong mĩ tục và thời đại
- Vì sao ta phải tham gia phong trào trồng cây?
Trồng cây tạo ra quang cảnh đẹp hơn: Những công viên cây xanh, nơi nghỉ ngơi thư giãn của mọi người sau những ngày làm việc vất vả.
Cây xanh tạo cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn vẻ đẹp của nơi ở.
Trồng cây làm cho môi trường sống tốt đẹp hơn:
Môi trường sống hiện nay bị ô nhiễm. Tích cực trồng cây sẽ làm trong sạch môi trường.
Cây xanh có tác dụng: Điều hòa không khí, chống lũ, bảo vệ đất, chống xói mòn.
Trồng cây mang lại lợi ích phát triển kinh tế:
+ Rừng cao su, thông,…
+ Vườn cây, hoa quả…
Trồng cây giúp ngăn chặn lũ lụt
Làm gì để thực hiện lời dạy của Bác?
Tích cực trồng cây, giữ gìn rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn
Chăm sóc và bảo vệ cây xanh nơi em sinh sống
Bảo vệ rừng, chống phá hoại rừng xanh
c. Kết bài
- Nhấn mạnh ý nghĩa của Tết trồng cây.
- Suy nghĩ về lời dạy của Bác
Mở bài
- Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta “đã lên đường theo tổ tiên”. Nhưng Bác để lại cho chúng ta những lời khuyên, lời dặn dò vô cùng sâu sắc và thấm thìa.
- Một trong những lời dạy tương như đơn giản nhưng đã đem lại biết bao lợi ích cho nước cho dân là:
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Thân bài
a) Lời khuyên của Bác qua hai dòng thơ
- Mùa xuân, khí hậu ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân cũng là mùa cây côi dỗ trồng, dỗ phát triển. Mùa xuân có Tết cổ truyền, mọi người, mọi nhà vui vẻ đón xuân. Đó chính là thời điểm trồng cây thích hợp nhất.
- Bác đã khởi xướng ra một phong trào rất có ý nghĩa là trồng cây vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc: “Mùa xuân là Tết trồng cây”. Từ đó, mọi người đều gọi là “Tết trồng cây”.
- Lời dạy của Bác vừa hợp với đất trời, vừa hợp với lòng người.
- Trồng cây không chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho cuộc sông của con người mà còn đem lại lợi ích lâu dài cho đất nước.
Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước
- Cây có tác dụng rất lởn, rất thiết thực cho cuộc sống của con người.
- Cây nói riêng rừng nói chung là “lá phổi xanh” cung cấp cho con người bao khí ô xi quan trọng.
- Cây cho ta gỗ quý để làm nhà cửa, làm đồ dùng sinh hoạt trong gia đình như bàn ghế, giường, tủ,…
- Khi cây mọc tự nhiên thành rừng hoặc khi cây được trồng nhiều thành rừng thì rừng giúp ta chống xói mòn đất, giữ độ ẩm, tạo nguồn nước cho suối, cho sông. Rừng là bức tường ngăn vững chắc không cho lũ đổ về sông. Rừng là môi trường sống của muôn loài vật. Rừng là kho thuốc đông y quý giá. Rừng cho ta cây cối để làm giấy phục vụ cho con người…
-> Như vậy, việc trồng cây không chỉ đem lại lợi ích về vật chất mà còn đem lại giá trị tinh thần. Cây cối góp phần tạo vẻ đẹp cho quê hương. Trồng cây sẽ giúp cho cuộc sông của con người ngày càng ấm no, đất nước ngày càng tươi xanh, giàu đẹp hơn.
Chúng ta cần làm gì đế thực hiện tốt lời dạy của Người?
- Mỗi người phải thấy được tầm quan trọng của cây CÔI đối với cuộc sông của con người. Từ đó, tích cực tham gia mọi hoạt động trồng cây gây rừng.
- Có ý thức bảo vệ cây cối, không ngắt lá, be cành,..,
- Lên án những kẻ chặt cây phá rừng.
- Khuyên bảo, động viên, khuyến khích bạn bò, những người xung quanh tham gia “Tết trồng cây”.
Kết bài
- Bác đã đi xa nhưng lời khuyên của Bác về việc trồng cây vẫn mãi mãi còn vẹn nguyên ý nghĩa.
- Chúng ta vô cùng biết ơn Bác vì nhờ Bác có tầm nhìn xa trông rộng, nhờ Bác khởi xướng phong trào trồng cây mà ngày nay phong trào trồng cây được phát động trong cả nước. Nhờ vậy, đất nước ta sẽ xanh tươi mãi mãi đúng như lời của Bác: “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Bác đã chỉ dạy cho chúng ta về lợi ích của việc trồng cây. Mùa xuân là mùa của sức sống mới, mùa mà cây cối được hưởng thụ tiết trời ấm áp với những cơn mưa xuân nhè nhẹ, nhờ đó mà cây dễ dàng phát triển hơn.
*Vì:
- Cây nói riêng rừng nói chung là “lá phổi xanh” cung cấp cho con người bao khí ô xi quan trọng.
- Cây cho ta gỗ quý để làm nhà cửa, làm đồ dùng sinh hoạt trong gia đình như bàn ghế, giường, tủ,…
- Cây có tác dụng rất lớn, rất thiết thực cho cuộc sống của con người.
Mở bài: Mỗi khi Tết đến, xuân về, cây cối lại đâm chồi nảy lộc, hoa cỏ tốt tươi. Lòng mỗi người phơi phơi đón mùa xuân về và không quên hưởng ứng phong trào "trồng cây xanh" theo lời dạy của Bác Hồ: "Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".
Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa hai câu thơ của Bác.
+ Việc trồng cây quả đúng là có ý nghĩa với mùa xuân của đất trời.
+ Việc trồng cây còn có ý nghĩa với mùa xuân của đất nước nữa.
Việc trồng cây trong mùa xuân lại có ý nghĩa với mùa xuân của đất nước vì: nó rèn tập cho con người ý thức sống vì cuộc sống chung. Nó tạo cho con người tâm thế vững vàng, tự tin để bước vào một năm làm việc mới đầy hiệu quả.
Hãy xác định trách nhiệm của bản thân trước lời dạy của Bác Hồ.
Kết bài: Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương ta. Nhớ lại lời dạy của Người năm xưa, chúng ta càng thấy thấm thía. Những lời phát động đó cách đây hŕng thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi của thời gian, nó không những cňn nguyên giá trị, mà càng ngày chúng ta càng hiểu được nhiều ý nghĩa sâu xa của nó.
Mỗi khi Tết đến, xuân về, cây cối lại đâm chồi nảy lộc, hoa cỏ tốt tươi. Lòng mỗi người phơi phơi đón mùa xuân về và không quên hưởng ứng phong trào “trồng cây xanh” theo lời dạy của Bác Hồ: “Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, thời tiết ấm áp muôn hoa đua nở, cây cối tốt tươi chứ không còn nghèo nàn, khẳng khiu như mùa đông giá lạnh nữa. Thời tiết thuận lợi, kèm theo có những cơn mưa xuân đầu mùa là thời điểm thích hợp để trồng cây xanh, trồng cây vào mùa xuân cây cối sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển. Đó chính là lý do mà Bác cho rằng mùa xuân là mùa để trồng cây.
Nhưng ở câu thơ thứ hai từ “xuân” ở đây không còn là từ “xuân” để chỉ mùa bắt đầu của một năm nữa mà từ “xuân” trong “làm cho đất nước càng ngày càng xuân” là để chỉ sự tươi đẹp, giàu có, tươi mới của đất nước. Vậy việc trồng cây vào mùa xuân có liên quan gì đến sự giàu đẹp của đất nước? Chúng ta cần tìm hiểu về vai trò của cây xanh trong đời sống con người và sự phát triển của đất nước. Cây xanh trong quá trình quang hợp đã thải ra khí ô xi – một loại khí rất cần thiết cho sự sống của con người và hút vào khí các bô níc – một loại khí gây ô nhiễm môi trường nhờ vậy mà vai trò to lớn của cây xanh là giúp điều hòa khí hậu, con người luôn được sống và làm việc trong một bầu không khí trong lành.
Ở đây Bác muốn nhấn mạnh đất nước tươi đẹp không chỉ ở sự giàu có về cơ sở vật chất mà còn là sự trù phú của của muôn loài, là sự trong lành trong môi trường mà chúng ta đang sống. Vai trò của cây xanh không chỉ dừng lại ở đó, thực tiễn cho thấy những nơi nào việc chặt phá rừng xảy ra phổ biến thì những nơi đó hay xảy ra các thiên tai như lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất…ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của những người dân vùng đó. Vì vây việc trồng nhiều cây xanh, đặc biệt là những nơi hay xảy ra lũ quét có ý nghĩa vô cùng to lớn, làm hạn chế các thiên tai vào đất liền. Trồng nhiều cây tạo thành rừng còn là nơi sinh sống, cư trú của rất nhiều loài động vật, đặc biệt là những động vật quý hiếm, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú của giới sinh vật nước ta. Không chỉ vậy cây xanh còn góp phần phát triển kinh tế đất nước thông qua việc cung cấp một lượng gỗ lớn để sản xuất các đồ dùng mĩ nghệ và công nghiệp sản xuất giấy. Phân tích vai trò của cây xanh ta mới hiểu rõ ý của Bác qua hai câu thơ.
Bác đã lấy việc trồng cây xanh vào mùa xuân làm cơ sở để tạo nên “mùa xuân” của đất nước. Đây là một lời dạy quý báu và ngày nay chúng ta vẫn ghi nhớ lời căn dặn ấy thông qua các hoạt động thực tiễn như ngày hội trồng cây xanh ở các cơ quan, trường học góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo nên sự trong lành của bầu không khí.
Bác Hồ – vị cha già vĩ đại của cả dân tộc đã để lại cho chúng ta những lời dạy quý báu, một trong số đó là việc trồng cây vào mùa xuân để từ đó làm nên mùa xuân của đất nước.
“Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.Từ “xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ “xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác,vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình,..Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân” .
Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu.
Tham Khảo
Mùa xuân, khí hậu ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân cũng là mùa cây côi dỗ trồng, dỗ phát triển. Mùa xuân có Tết cổ truyền, mọi người, mọi nhà vui vẻ đón xuân. Đó chính là thời điểm trồng cây thích hợp nhất.
Bác đã khởi xướng ra một phong trào rất có ý nghĩa là trồng cây vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc: “Mùa xuân là Tết trồng cây”. Từ đó, mọi người đều gọi là “Tết trồng cây”.
Lời dạy của Bác vừa hợp với đất trời, vừa hợp với lòng người.
Trồng cây không chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho cuộc sông của con người mà còn đem lại lợi ích lâu dài cho đất nước.
MB: Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nứơc thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống:
“Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
TB : Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.Từ “xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ “xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác,vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình,..Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân” .
KB: Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu.
Bác Hồ là vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc, Bác dành thời gian quan tâm tới mọi mặt trong đời sống xã hội của con người. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc, Bác Hồ vẫn kêu gọi nhân dân trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước. Bác viết: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Khi đất nước còn đang chịu sự tàn phá của chiến tranh, Bác có rất nhiều việc phải chuẩn bị cho cuộc chiến nhưng Bác vẫn dành thời gian theo dõi, động viên, cổ vũ phong trào Tết trồng cây. Vào năm 1960, phong trào tết trồng cây bắt đầu được phát động. Những năm sau đó, cứ mỗi độ xuân về, Bác vừa viết báo nhắc nhở nhân dân thực hiện Tết trồng cây, vừa đi thăm và tham gia trồng cây cùng với nhân dân. Bác đã chỉ ra cho nhân dân biết “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của việc trồng cây gây rừng, “đồng bào các địa phương phải biến đồi trọc thành vườn cây”. Trong thời khắc quan trọng của đất nước, và đến cuối đời tự tay Bác đã trồng nhiều cây đa mà nhân dân ta thường gọi bằng cái tên trìu mến “Cây đa Bác Hồ”. Nếu chúng ta có dịp đến thăm khu nhà của Bác, ta sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp với vườn cây ao cá của Bác. Bác đã dành thời gian trồng và chăm sóc cây như chăm sóc con người. Bác coi việc trồng cây là nghi lễ quan trọng không thể thiếu khi Người đến thăm nước bạn hoặc tiếp đón các nguyên thủ quốc gia khác đến thăm Việt Nam. Những cây kỉ niệm đó cứ lớn lên theo thời gian, không chỉ thể hiện của tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới mà còn thể hiện ý thức bảo vệ môi trường. Bác quan tâm tới thiên nhiên và cây cối như quan tâm vận mệnh của dân tộc, bởi vậy trong di chúc Người để lại, Bác viết: “Nếu có kế hoạch trồng cây trên đồi, ai đến thăm thì trồng 1 cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”. Bác muốn cho thế hệ con cháu hiểu được rằng, con người sống không thể tách rời khỏi thiên nhiên, không thể thiếu trời mây, cây cỏ, phải biết giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng. Với những giá trị to lớn của thiên nhiên, mỗi chúng ta phải bảo vệ rừng như bảo vệ ngôi nhà của chính mình vậy. Với sự phát triển của xã hội, rừng và thiên nhiên xung quanh con người đang bị hủy hoại, việc trồng và bảo vệ rừng có thể chống nguy cơ thay đổi khí hậu thì lời dạy của Người càng có ý nghĩa biết bao. Vào mỗi dịp xuân về lời dạy của Bác "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người", lại âm vang khắp non song đất nước, người người nhà nhà lại náo nức tham gia vào tết trồng cây của dân tộc. Tết trồng cây hàng năm trở thành phong trào không thể thiếu trên khắp đất nước, nó không chỉ thể hiện sự quan tâm của con người với môi trường mà còn là dịp để con cháu tưởng nhớ tới Bác. Và không biết tự khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về. Ngày nay khi môi trường ngày càng ô nhiễm, trồng cây càng trở nên có ý nghĩa với con người. Mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi ban ngành... đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở, những nơi công cộng để bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta.
Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nứơc thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống: “Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.Từ “xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ “xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn. Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác,vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình,..Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân” . Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu.
Moi dot tet den xuan ve cay coi lai dam choi nay loc,hoa co tot tuoi.Long moi nguoi lai phoi phoi don xuan ve va khong quen huong ung phong trao"trong cay xanh " theo loi day cua Bac Ho :"mua xuan la tet trong cay/lam cho dat nuoc cang ngay cang xuan".
do la doan mo bai xin loi minh ko biet viet dau ban tick dung nha
a. Mở bài
Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người có nhiều lời khuyên thấm thía với nhân dân.
Câu: “Mùa xuân là tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” là lời Bác phát động Tết trồng cây năm 1960.
b. Thân bài
Giải thích câu nói của Bác
Từ “xuân” ở câu thứ nhất: Chỉ mùa bắt đầu của một năm
Từ “xuân” ở câu thứ hai: Sức sống, vẻ tươi đẹp.
Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ làm cho đất nước tươi đẹp hơn. Bác đã phát động Tết trồng cây.
Dẫn chứng
Bản thân Bác đã rất gương mẫu trong việc trồng cây: Nơi Bác ở có nhiều cây do chính tay Bác trồng; Bác trồng nhiều cây kỉ niệm: Những cây đa Bác trồng ở công viên Thống Nhất, đồi cây Vật Lại ở Đông Anh đã tỏa bóng mát sum sê.
Việc trồng cây đã trở thành phong trào, phong tục đẹp từ khi Bác phát động vào đầu thập kỉ sáu mươi của thế kỉ XX.
Lời dạy của Bác mang ý nghĩa thuần phong mĩ tục và thời đại
Trồng cây tạo ra quang cảnh đẹp hơn: Những công viên cây xanh, nơi nghỉ ngơi thư giãn của mọi người sau những ngày làm việc vất vả.
Cây xanh tạo cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn vẻ đẹp của nơi ở.
Trồng cây làm cho môi trường sống tốt đẹp hơn:
Môi trường sống hiện nay bị ô nhiễm. Tích cực trồng cây sẽ làm trong sạch môi trường.
Cây xanh có tác dụng: Điều hòa không khí, chống lũ, bảo vệ đất, chống xói mòn.
Trồng cây mang lại lợi ích phát triển kinh tế:
+ Rừng cao su, thông,…
+ Vườn cây, hoa quả…
Trồng cây giúp ngăn chặn lũ lụt
Làm gì để thực hiện lời dạy của Bác?
Tích cực trồng cây, giữ gìn rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn
Chăm sóc và bảo vệ cây xanh nơi em sinh sống
Bảo vệ rừng, chống phá hoại rừng xanh
c. Kết bài
Bác Hồ là vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc, Bác dành thời gian quan tâm tới mọi mặt trong đời sống xã hội của con người. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc, Bác Hồ vẫn kêu gọi nhân dân trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước. Bác viết: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Khi đất nước còn đang chịu sự tàn phá của chiến tranh, Bác có rất nhiều việc phải chuẩn bị cho cuộc chiến nhưng Bác vẫn dành thời gian theo dõi, động viên, cổ vũ phong trào Tết trồng cây. Vào năm 1960, phong trào tết trồng cây bắt đầu được phát động. Những năm sau đó, cứ mỗi độ xuân về, Bác vừa viết báo nhắc nhở nhân dân thực hiện Tết trồng cây, vừa đi thăm và tham gia trồng cây cùng với nhân dân. Bác đã chỉ ra cho nhân dân biết “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của việc trồng cây gây rừng, “đồng bào các địa phương phải biến đồi trọc thành vườn cây”. Trong thời khắc quan trọng của đất nước, và đến cuối đời tự tay Bác đã trồng nhiều cây đa mà nhân dân ta thường gọi bằng cái tên trìu mến “Cây đa Bác Hồ”. Nếu chúng ta có dịp đến thăm khu nhà của Bác, ta sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp với vườn cây aao cá của Bác. Bác đã dành thời gian trồng và chăm sóc cây như chăm sóc con người. Bác coi việc trồng cây là nghi lễ quan trọng không thể thiếu khi Người đến thăm nước bạn hoặc tiếp đón các nguyên thủ quốc gia khác đến thăm Việt Nam. Những cây kỉ niệm đó cứ lớn lên theo thời gian, không chỉ thể hiện của tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới mà còn thể hiện ý thức bảo vệ môi trường. Bác quan tâm tới thiên nhiên và cây cối như quan tâm vận mệnh của dân tộc, bởi vậy trong di chúc Người để lại, Bác viết: “Nếu có kế hoạch trồng cây trên đồi, ai đến thăm thì trồng 1 cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”. Bác muốn cho thế hệ con cháu hiểu được rằng, con người sống không thể tách rời khỏi thiên nhiên, không thể thiếu trời mây, cây cỏ, phải biết giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng. Với những giá trị to lớn của thiên nhiên, mỗi chúng ta phải bảo vệ rừng như bảo vệ ngôi nhà của chính mình vậy. Với sự phát triển của xã hội, rừng và thiên nhiên xung quanh con người đang bị hủy hoại, việc trồng và bảo vệ rừng có thể chống nguy cơ thay đổi khí hậu thì lời dạy của Người càng có ý nghĩa biết bao. Vào mỗi dịp xuân về lời dạy của Bác "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người", lại âm vang khắp non song đất nước, người người nhà nhà lại náo nức tham gia vào tết trồng cây của dân tộc. Tết trồng cây hàng năm trở thành phong trào không thể thiếu trên khắp đất nước, nó không chỉ thể hiện sự quan tâm của con người với môi trường mà còn là dịp để con cháu tưởng nhớ tới Bác. Và không biết tự khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về. Ngày nay khi môi trường ngày càng ô nhiễm, trồng cây càng trở nên có ý nghĩa với con người. Mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi ban ngành... đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở, những nơi công cộng để bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta.