K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2017

Mỗi khi Tết đến, xuân về, cây cối lại đâm chồi nảy lộc, hoa cỏ tốt tươi. Lòng mỗi người phơi phơi đón mùa xuân về và không quên hưởng ứng phong trào “trồng cây xanh” theo lời dạy của Bác Hồ: “Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.

Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, thời tiết ấm áp muôn hoa đua nở, cây cối tốt tươi chứ không còn nghèo nàn, khẳng khiu như mùa đông giá lạnh nữa. Thời tiết thuận lợi, kèm theo có những cơn mưa xuân đầu mùa là thời điểm thích hợp để trồng cây xanh, trồng cây vào mùa xuân cây cối sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển. Đó chính là lý do mà Bác cho rằng mùa xuân là mùa để trồng cây.

Nhưng ở câu thơ thứ hai từ “xuân” ở đây không còn là từ “xuân” để chỉ mùa bắt đầu của một năm nữa mà từ “xuân” trong “làm cho đất nước càng ngày càng xuân” là để chỉ sự tươi đẹp, giàu có, tươi mới của đất nước. Vậy việc trồng cây vào mùa xuân có liên quan gì đến sự giàu đẹp của đất nước? Chúng ta cần tìm hiểu về vai trò của cây xanh trong đời sống con người và sự phát triển của đất nước. Cây xanh trong quá trình quang hợp đã thải ra khí ô xi – một loại khí rất cần thiết cho sự sống của con người và hút vào khí các bô níc – một loại khí gây ô nhiễm môi trường nhờ vậy mà vai trò to lớn của cây xanh là giúp điều hòa khí hậu, con người luôn được sống và làm việc trong một bầu không khí trong lành.

Ở đây Bác muốn nhấn mạnh đất nước tươi đẹp không chỉ ở sự giàu có về cơ sở vật chất mà còn là sự trù phú của của muôn loài, là sự trong lành trong môi trường mà chúng ta đang sống. Vai trò của cây xanh không chỉ dừng lại ở đó, thực tiễn cho thấy những nơi nào việc chặt phá rừng xảy ra phổ biến thì những nơi đó hay xảy ra các thiên tai như lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất…ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của những người dân vùng đó. Vì vây việc trồng nhiều cây xanh, đặc biệt là những nơi hay xảy ra lũ quét có ý nghĩa vô cùng to lớn, làm hạn chế các thiên tai vào đất liền. Trồng nhiều cây tạo thành rừng còn là nơi sinh sống, cư trú của rất nhiều loài động vật, đặc biệt là những động vật quý hiếm, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú của giới sinh vật nước ta. Không chỉ vậy cây xanh còn góp phần phát triển kinh tế đất nước thông qua việc cung cấp một lượng gỗ lớn để sản xuất các đồ dùng mĩ nghệ và công nghiệp sản xuất giấy. Phân tích vai trò của cây xanh ta mới hiểu rõ ý của Bác qua hai câu thơ.

Bác đã lấy việc trồng cây xanh vào mùa xuân làm cơ sở để tạo nên “mùa xuân” của đất nước. Đây là một lời dạy quý báu và ngày nay chúng ta vẫn ghi nhớ lời căn dặn ấy thông qua các hoạt động thực tiễn như ngày hội trồng cây xanh ở các cơ quan, trường học góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo nên sự trong lành của bầu không khí.

Bác Hồ – vị cha già vĩ đại của cả dân tộc đã để lại cho chúng ta những lời dạy quý báu, một trong số đó là việc trồng cây vào mùa xuân để từ đó làm nên mùa xuân của đất nước.

2 tháng 4 2017

mb giúp mik tl bài này vs ạ

1 tháng 4 2022

Bác khuyên khi xuân tới, mỗi người nên trồng một cây xanh để góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Tác giả sử dụng cụm từ như Mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cách viết này cho em nhận thấy được sự trân trọng, yêu thích của tác giả dành cho mùa xuân. Tác giả yêu thích nó đến mức muốn biến nó như thành của riêng, cảm nhận và ngắm nhìn nó như một điều quen thuộc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

(1) Công dụng của dấu gạch ngang: bổ sung, giải thích thêm ý nghĩa cho cụm từ đứng trước nó.

(2) Theo em nếu không có cụm từ được tách ra từ dấu gạch ngang thì nội dung những câu trên sẽ có phần thay đổi. Thay vì là bổ sung và giải thích thêm cho cụm từ đứng trước nó thì câu sẽ mang hàm ý liệt kê, tất cả những sự vật đó đều có vai trò, chức năng như nhau.

5 tháng 1 2022

bạn lm lạc đề mất r

 

5 tháng 1 2022

bạn lm lạc đề mất r

 

Câu 1: "và " 

Câu 2:  "như" - quan hệ so sánh.

Câu 3: "Bởi- nên" ( nguyên nhân- kết quả) ; "và".

Câu 4: "mà", "nhưng".

5 tháng 10 2016

1: và 

2: là , như 

3: nên

4: nhưng

chắc đúng đó

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

a, Biện pháp tu từ:

- Nhân hóa: đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động

→ Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm đồng thời làm nổi bật được sự chuyển động có nhịp, có linh hồn của sự vật thiên nhiên.

- Câu hỏi tu từ:

→ Tác dụng: câu văn hấp dẫn, giàu giá trị gợi hình gợi cảm.

b, Biện pháp tu từ: nhân hóa: con ong siêng năng

→ Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm đồng thời làm cho hình ảnh của con ong trở nên sinh động như một con người đang làm việc chăm chỉ, cần mẫn

Bài 15 : Mùa Xuân của tôi B.HĐHTKT2. Tìm hiểu văn bản (4)Hãy hoàn chỉnh sơ đồ nghệ thuật tiêu biểu của đoạn văn theo gợi ý sau :(trang 133)Nghệ thuật : +Sử dụng từ :........................................+Giọng điệu :..........................................+Hình ảnh :.........................................:+ Biện pháp tu từ :.................................d) Hoàn thành phiếu hc tập sau để...
Đọc tiếp

Bài 15 : Mùa Xuân của tôi

B.HĐHTKT

2. Tìm hiểu văn bản

(4)Hãy hoàn chỉnh sơ đồ nghệ thuật tiêu biểu của đoạn văn theo gợi ý sau :(trang 133)

Nghệ thuật :

+Sử dụng từ :........................................

+Giọng điệu :..........................................

+Hình ảnh :.........................................:

+ Biện pháp tu từ :.................................

d) Hoàn thành phiếu hc tập sau để hiểu rõ những lí do khiến tác giả lại yêu mùa Xuân nhấtlà vào khoảng sau rằm tháng giêng .

Cảnh sắc sau ngày rằm tháng giêng :

+Cảnh sắc không khí vào mùa Xuân :...............................................

+Sinh hoạt gia đình :............................................................................

+Lí do tác giả yêu mùa Xuân nhất vào thời điểm đó :.............................

GIÚP MINK ĐIỀN VÀO DẤU (...............................) NHOA THANK CÁC BN NHÌU

NẾU ĐƯỢC ADD NICK FB MINK NHA !!!!!!!!

2
3 tháng 12 2016
a) Trong đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan”, cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết. Trước hết, tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân. Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,…hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ…Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ. b) Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa”.c) Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba.4. a) Trong đoạn văn còn lại, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng. Đó là thời điểm giao mùa của trời đất, của sự vật, cỏ cây, thời tiết,…Nhiều thứ hoà quyện để tạo nên một sự chuyển giao rất đẹp: “Tết hết mà chưa hết hẳn, … mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn”. Cảnh ấy khiến lòng người cũng đồng điệu theo.b) Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn.5.* Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.
3 tháng 12 2016

Bài 15 : Mùa Xuân của tôi

B.HĐHTKT

2. Tìm hiểu văn bản

(4)Hãy hoàn chỉnh sơ đồ nghệ thuật tiêu biểu của đoạn văn theo gợi ý sau :(trang 133)

Nghệ thuật :

+Sử dụng từ : gợi cảm , không nhằm mục đích tái hiện cụ thể chi tiết , hình ảnh mà thể hiên linh hồn , sức sống của cảnh xuân

+Giọng điệu : trữ tình , da diết như nhân lên trong người cái sức sống bất diệt của mùa xuân

+Hình ảnh : sức sống của mùa xuân , sức sống nổi bật của con người mừa xuân , cảm nhận về cái rét .

+ Biện pháp tu từ : so sánh

d) Hoàn thành phiếu hc tập sau để hiểu rõ những lí do khiến tác giả lại yêu mùa Xuân nhấtlà vào khoảng sau rằm tháng giêng .

Cảnh sắc sau ngày rằm tháng giêng :

+Cảnh sắc không khí vào mùa Xuân :

- Đào : hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong

- Cỏ : không mướt xanh nhưng nức 1 mùi hương man mát

- Mưa xuân : thay thế cho mưa phùn

- Bầu trời : hiện lên những làn sáng hồng hồng

+Sinh hoạt gia đình :

- Bữa cơm : đã trở về giản dị ,thịt mỡ dưa hành đã hết

- Cánh màn điều : treo ở bàn thờ ông vải đã hạ xuống

- Các trò vui : tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật

+Lí do tác giả yêu mùa Xuân nhất vào thời điểm đó :

qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí mùa xuân

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Mùa xuân quê em có hoa xoan nở tím ngắt trời.

21 tháng 3 2018

Mở bài: Mỗi khi Tết đến, xuân về, cây cối lại đâm chồi nảy lộc, hoa cỏ tốt tươi. Lòng mỗi người phơi phơi đón mùa xuân về và không quên hưởng ứng phong trào "trồng cây xanh" theo lời dạy của Bác Hồ: "Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".

Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa hai câu thơ của Bác.

    + Việc trồng cây quả đúng là có ý nghĩa với mùa xuân của đất trời.

    + Việc trồng cây còn có ý nghĩa với mùa xuân của đất nước nữa.

Việc trồng cây trong mùa xuân lại có ý nghĩa với mùa xuân của đất nước vì: nó rèn tập cho con người ý thức sống vì cuộc sống chung. Nó tạo cho con người tâm thế vững vàng, tự tin để bước vào một năm làm việc mới đầy hiệu quả.

Hãy xác định trách nhiệm của bản thân trước lời dạy của Bác Hồ.

Kết bài: Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương ta. Nhớ lại lời dạy của Người năm xưa, chúng ta càng thấy thấm thía. Những lời phát động đó cách đây hŕng thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi của thời gian, nó không những cňn nguyên giá trị, mà càng ngày chúng ta càng hiểu được nhiều ý nghĩa sâu xa của nó.