Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, Thực dân Pháp lại tìm cách phá hoại, đẩy mạnh việc chuẩn bị xâm lược nước ta một lần nữa.
Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tiến đánh các vùng tự do của ta.
Ở Bắc Bộ và Trung Bộ, hạ tuần tháng 11 - 1946, thực dân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
Ở Hà Nội, chúng chiếm một số cơ quan của ta như Bộ Tài chính, gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh... Trắng trợn hơn, ngày 18 – 12- 1946, chúng gửi tối hậu thư giải tán lực lượng tự vệ...
Trước âm mưu và hành động của thực dân Pháp đã buộc nhân dân ta phải đứng lên chiến đấu để bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Đảng ta đã họp Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng (ngày 18, 19 tháng 12 năm 1946) quyết định phát động cả nước đứng lên kháng chiến.
- Pháp bội ước sau khi ký Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước (14 - 9 - 1946) với ta và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Buộc nhân dân ta phải đứng lên kháng chiến chống Pháp.
- Pháp khiêu khích và tổ chức tiến công ta ở nhiều nơi như Bắc Bộ, Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
- Ngày 18 - 12 - 1946, Pháp gửi tố hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam phải giải tán lực lượng, để cho Pháp cai quản Hà Nội.
- Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp và quyết định phát động kháng chiến trong toàn quốc.
- Ngày 19 - 12 - 1946 được coi là ngày mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp khi cả thành phố Hà Nội nổi dậy kháng chiến. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Đáp án A
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là sự kết hợp giữa chiến thắng quân sự và chiến thắng ngoại giao:
- Quân sự: chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) buộc Pháo phải ngồi vào bàn đám phán.
- Ngoại giao: kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, chấm dứt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đáp án D
Ngay sau khi thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu (18/12/1946) thì Đảng ta đã họp Hội nghị bất thường của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
Đáp án D
- Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò to lớn của quần chúng trong chiến tranh nhân dân Việt Nam hiện đại.
- Thứ hai, Người nhấn mạnh phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, giữ vững chủ động trong chiến tranh: Ðộc lập, tự chủ và giữ vững chủ động là hai quan điểm nổi tiếng mà Người đã nêu ra. Từ quan điểm đó, Người xác định sức mạnh của công cuộc giải phóng: "Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng nỗ lực của bản thân anh em."
- Thứ ba, Người khẳng định rằng chiến tranh nhân dân phải có lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, có hậu phương vững mạnh. Căn cứ vào mục tiêu và động lực của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam hiện đại, tư tưởng chiến tranh nhân dân của Người đã đề cập một cách hệ thống các quan điểm về đoàn kết toàn dân, động viên sức mạnh toàn dân đánh giặc; vũ trang toàn dân đi đôi với việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân; phát huy ưu thế của chế độ mới và mọi nguồn lực của quốc gia, tranh thủ các nguồn lực quốc tế... Với hệ thống các quan điểm đó, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chống thực dân Pháp phát triển mạnh.
=> Chiến tranh nhân dân thể hiện cụ thể trên các khía cạnh:
+ Phát động và tổ chức toàn dân kháng chiến.
+ Kháng chiến toàn diện.
+ Kháng chiến trường kì.
+ Kháng chiến dựa vào sức mình là chính
Đáp án C
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
Đáp án: A