K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2017

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HOẰNG HÓA

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7
NĂM HỌC: 2014 -2015
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 17/3/2015
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (4.0 điểm):

Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau:

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7, tập I)

Câu 2 (6.0 điểm):

Cảm nhận của em về đoạn văn sau bằng một văn bản ngắn:

“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

(Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng)

Câu 3 (10 điểm):

Trong văn bản “Lòng yêu nước” (Ngữ văn 6 – Tập 1), nhà văn I. Ê-ren-bua đã viết:

“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.”

Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN THI: NGỮ VĂN 7
Ngày thi: 3/4/2015
Thời gian làm bài phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (2,0 điểm)

Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt, khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa trong đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:

Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong máy tiếng quay xập xình

Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong hai cách ngắt nhịp dưới đây, em chọn cách ngắt nhịp nào? Vì sao?

- Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy.

- Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy.

Câu 2. (4,0 điểm)

Cho hai câu thơ sau:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước)

Hãy chỉ ra và phân tích ý nghĩa của quan hệ từ trong hai câu thơ trên.

Câu 3. (4,0 điểm)

Trong văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan, người mẹ nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Theo em, "thế giới kì diệu" đó sẽ là những gì? Hãy viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của mình về "thế giới kì diệu" đó.

Câu 4. (10,0 điểm)

Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.

Qua các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh (SGK Ngữ văn 7, tập một, NXB giáo dục), em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.

PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015

Môn: Ngữ văn 7

Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1,0 điểm):

Trong bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung có đoạn:

Người ta bảo không trông
Ai cũng nhủ đừng mong
Riêng em thì em nhớ

a) Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn trích trên.

b) Chỉ ra các nét nghĩa của mỗi từ trong các từ đồng nghĩa mà em tìm được.

Câu 2 (2,0 điểm):

Viết đoạn văn ngắn (khoảng mười dòng) nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa được thể hiện trong bài thơ sau:

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Câu 3 (7,0 điểm):

Có ý kiến đã nhận xét rằng:

"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."

Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (8,0 điểm)

MẸ VÀ QUẢ
Nguyễn Khoa Điềm

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả mọc rồi lại lặn
Như mặt trời khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?

a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên?

b) Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.

Câu 2. (12,0 điểm)

Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh (Sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016) đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.

Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Thanh Oai

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn thi: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1. (2.0 điểm)

Tìm câu bị động trong đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy?

Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ một cái hương vị phương xa. Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

(Theo Hoài Thanh)

Câu 2. (4.0 điểm)

Phân tích ngắn gọn phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích sau:

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

Câu 3. (4.0 điểm)

Hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong khổ thơ sau:

[...] Ôi! Sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về ... Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...

(Tố Hữu, Theo chân Bác)

Câu 4. (10.0 điểm)

Nhà văn Pháp Ana- tôn Prăng- xơ từng nói:

Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người.

Câu nói trên giúp em cảm nhận được gì khi học hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.

18 tháng 8 2016

Thời nay, mọi người, nhất là thanh niên học sinh, thường coi nhẹ lý tưởng sống, vì thế họ không còn yêu thích những nhân vật như Paven Coocsaghin (nhân vật chính trong tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” – một cuốn sách gối đầu giường của thanh nhiên Việt Nam từ những năm 60 đến 80).

Riêng tôi, tôi vẫn không thể không yêu thích và trân trọng những người như các anh, những người luôn sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để sống vì cộng đồng, xây dựng một cuộc sống chung ngày càng tốt đẹp hơn. Và tôi tin, trong thời buổi này vẫn còn rất nhiều bạn trẻ có niềm yêu thích giống như tôi.

Nguyễn Thành Long là một nhà văn mà tên tuổi đã trở thành quen thuộc với bạn đọc yêu thích truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Tôi yêu thích truyện ngắn của ông bắt đầu từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Truyện đã để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc và giúp tôi có những suy nghĩ chín chắn hơn trong cuộc sống. Nói đúng hơn, tôi yêu thích truyện ngắn này chính bởi tôi yêu thích nhân vật chính của truyện.

Câu chuyện có một cái tên rất đỗi trữ tình, trữ tình như chính mảnh đất Sa Pa luôn ẩn hiện trong mây mờ với những vạt rừng trắng muốt hoa mận, hồng tươi hoa đào. Nhân vật chính của truỵen là anh thanh niên trông coi trạm khí tượng. Anh hai mươi bảy tuổi, nhận công tác được bốn năm, sống một mình giữa núi cao heo hút, nơi đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Tôi thán phục anh vô cùng. Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng anh vẫn rất yêu đời, vẫn say mê làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao. Biết làm chủ cuộc đời, biết lo toan sắp xếp cuộc sống riếng ngăn nắp, ổn định, anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Anh anh là người có nghị lực phi thường, anh đã vượt qua được tất cả, vượt qua được nỗi buồn của sự nhàm chấn và sự cô đơn. ở nơi heo hút ấy. Điều đáng sợ nhất là nỗi cô đơn. Anh thèm người, thèm khát một điều đời thường nhất, nhưng cũng là quan trọng nhất đối với mỗi người. Vì thế, mỗi khi có khách, anh vô cùng vui sướng. Khi gặp ông bác sĩ già và cô kĩ sư trẻ, niềm vui của anh khiến cho cô gái vô cùng xúc động.

Tôi yêu mến người thanh niên ấy không chỉ bởi anh đáng yêu trong cách sống mà còn bởi anh cả sự đáng yêu trong những điều anh nghĩ. Anh cô đơn “thèm tiếng người” nên nghĩ ra cách lấy cây gỗ chặn đường để được nói chuyện trong giây lát với những người đi đường. Điều ấy chẳng có gì là xấu, không có nỗi nhớ người, nhớ nhà như vậy thì anh không còn gần gũi với chúng ta nữa.

Công việc mà người thanh niên ấy cùng bao nhiêu đồng nghiệp của anh đang làm cao cả xiết bao. Họ đã hy sinh những khát vọng, những ham muốn cá nhân, chấp nhận mọi nỗi khổ cực, mà nỗi khổ cực khó vượt qua nhất là sự cô đơn, để mang đến những bản tin dự báo thời tiết. Sự hy sinh của các anh làm nên hạnh phúc và cuộc sống bình yên cho mọi người. Các anh đã đánh đổi hạnh phúc của cá nhân mình để làm giảm đi những bất trắc cho cuộc sống của tất cả chúng ta. Cao cả vậy nhưng anh vẫn rất khiêm tốn. Khi người hoạ sĩ già muốn vẽ anh, anh đã ngượng ngùng và anh muốn giới thiệu với hoạ sĩ những người đáng được vẽ hơn anh. Bởi còn nhiều ngọn núi cao hơn và những người thanh niên có lí tưởng sống cao đẹp như anh.

Anh thanh niên ấy đã để lại trong tôi một niềm cảm mến vô bờ. Tôi không thể không nghĩ về cuộc sống cô đơn mà các anh phải chịu đựng. Chính tình yêu con người, tình yêu cuộc sống đã khiến anh có đủ can đảm để bám lấy trạm khí tượng và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm và niềm say mê công việc. Nhà văn đã xây dựng được một nhân vật vừa thật đời thường, vừa thật cao đẹp. Nội dung câu chuỵên đơn giản, lại thể hiện một tư tưởng cũng không mấy hấp dẫn, song với những chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhà văn dùng để xây dựng nhân vật người thanh niên, câu chuyện đã khiến người đọc thích thú và xúc động.

Những trang viết của nhà văn Nguyễn Thành Long về một trong những người làm nhiệm vụ trông coi trạm khí tượng trên núi cao đã để lại trong tôi nhưng tình cảm tốt đẹp. Tôi đã nhận ra rằng: yêu thương con người và sống thật tốt đẹp sẽ mang lại cho ta một cuộc sống vui vẻ và thật sự có ý nghĩa.

18 tháng 8 2016

bn có thể kể nhiều những nhân vật khác hay hơn : ví dụ : Bác Hồ , lượm ,.... nha

31 tháng 12 2021

ko

31 tháng 12 2021

...XD

19 tháng 12 2018

cho cau tho 

                           Thân em vừa trắng lại vừa tròn

a, Chép chính xác những câu thơ tiếp thơ để hoàn chỉnh bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương

b, Tìm thành ngữ trong bài thơ trên . Giải thích nghĩa của thành ngữ đó

c, Nếu giá trị nội dung , nghệ thuật của bài thơ em vừa chép

1 tháng 5 2018

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015

TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT

MÔN: VĂN 7

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

1: Em hiểu những câu tục ngữ về con người và xã hội nói đến điều gì?

A. Mô tả các hiện tượng xã hội.

B.Nói lên sự phong phú và phức tạp của đời sống.

C.Đúc kết những kinh nghiệm quý báu về đời sống con người, xã hội với các

mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.

D.Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.

2: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận nào?

A. Nghị luận chính trị

B.Nghị luận khoa học

C.Nghị luận xã hội

D.Nghị luận văn chương

3: Dòng nào sau đây nói đúng nhất nội dung hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay”?

A. Phản ảnh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội.

B.Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng của người dân và cuộc sống cơ cực của người dân vô tội.

C.Cảnh sống sung túc, nhàn hạ của bọn quan lại.

D.Thấy được sức mạnh to lớn của lũ lụt.

4: Trạng ngữ trong câu sau thuộc loại trạng ngữ nào?

Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.

A. Trạng ngữ chỉ thời gian

B.Trạng ngữ chỉ phương tiện

C.Trạng ngữ chỉ nơi chốn

D.Trạng ngữ chỉ cách thức

5: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

A. Xe cô ấy bị hỏng.

B.Ngôi đền ấy được người ta xây dựng từ thế kỉ trước.

C.Nó bị đau chân.

D.Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.

6: Luận cứ trong bài văn nghị luận là gì?

A. Dẫn chứng

B.Lí lẽ

C.Lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm

D.Lập luận

II. TỰ LUẬN (7 điểm):

1 (2 điểm): Thế nào là câu đặc biệt?

a. Trình bày tác dụng của câu đặc biệt?

b. Xác định câu đặc biệt trong trường hợp sau:

Chim sâu hỏi chiếc lá:

– Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

2 (5 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn THCS Thống Nhất năm 2015

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu

12345

6

Đáp án

CDBCB

C

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):

1

( 2 đ)

– Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.

a) Câu đặc biệt thường dùng để:

– Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn

– Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

– Bộc lộ cảm xúc

– Gọi đáp

b) Xác định đúng câu đặc biệt là: Lá ơi!

0,5 đ

0,5 đ

2

(5.0 đ)

* Yêu cầu chung   :

– Xác định đúng thể loại: Văn nghị luận giải thích

– Nội dung: Giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”

– Biết kết hợp: lí lẽ + dẫn chứng + lập luận

– Bố cục đầy đủ: mở bài, thân bài, kết bài

 
MB:

TB:

Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ trên.

– Câu tục ngữ nêu rõ hai nội dung mang ý nghĩa tương phảnnhau:

+ Thất bại

+ Thành công

0,5 đ

– Hiểu cụ thể là:
 + Thành công có nghĩa là làm việc đạt kết quả tốt. 
+ An ủi, động viên những người thực hiện công việc chưa đạt

hiệu quả.

+ Giáo dục óc sáng tạo : từ những thất bại ê chề, con người sẽ

phát sinh sáng kiến mới nhằm khắc phục những thiếu sót, yếu kém.

=> Câu tục ngữ chẳng những tổng kết một kinh nghiệm mà còn là một lời khuyên, một lời khích lệ.
KB:Ý nghĩa của câu tục ngữ trong cuộc sống

+ Thất bại là thực hiện một việc làm, thi hành một công việc không đạt hiệu quả..

0,5 đ

Bài mẫu: Giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”

     Trong cuộc sống lao động và học tập, con người ai cũng gặp phải khó khăn, gian nan, thử thách và sẽ có lần vấp ngã. Có người có thể tự đứng lên được, nhưng cũng có người ngã quỵ dưới thất bại của chính mình. Để khuyên bảo, động viên, nhắc nhở con cháu, ông cha ta đã có câu:” Thất bại là mẹ thành công”.

    “Thất bại là mẹ thành công” có nghĩa là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công. ” Thất bại là mẹ thành công mang một ngụ ý đó là: đừng nản long trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì ” thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn.    Vì sao nói ” Thất bại là mẹ thành công”? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn.

 Đối với những người sợ thất bại thì điều này hoàn toàn không đúng với họ, bởi vì họ không có ý chí để vươn lên, lúc nào cũng muốn mình sống trong một cuộc đời không phạm sai lầm nào cả thì đó là người ảo tưởng hay hèn nhát đối mặt với cuộc sống. Còn những người mà khi ngã gục giữa đường đời thì họ lại dũng cảm đứng dậy, càng quyết tâm làm lại từ đầu. Biết phân tích, mổ xẻ nguyên nhân thất bại để tìm cách tránh sai lầm lần nữa. Và qua đó người ta có được những bài học cũng như kinh nghiệm quý báu để công việc trở nên tiến triển tốt hơn. Như thế câu tục ngữ mới có giá trị, ý nghĩa với họ.     Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công.

Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Ngoài ra thất bại còn rèn luyện cho con người ý chí quyết tâm.    Thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương không sợ thất bại. Điển hình như: Thomas Edison từng thất bại cả trăm lần trước khi sáng tạo ra bóng đèn điện; trước khi sáng lập ra Disneyland, Walt Disney đã từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng; Lép Tôn-xtôi tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình từng bị đình chỉ học tập vì vừa không có năng lực và thiếu ý chí học tập;…

    Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

bạn cần đề của huyện mình hay của trường mình

21 tháng 4 2018

mk thi văn 8 hehe

12 tháng 3 2018

Chj z bn?

12 tháng 3 2018

Thì để mk ôn đó !