Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bạn Thành nói đúng.
- Ếch là động vật lưỡng cư thích hợp khi sống ở môi trường ẩm ướt nửa nước nửa cạn và chúng hô hấp bằng da và có hô hấp bằng phổi nhưng phổi chưa phát triển hoàn toàn.
- Nếu nuôi trong hộp nhựa khô da ếch sẽ bị khô \(\rightarrow\) Không thể hô hấp qua da và chỉ có thể hô hấp bằng phổi. Do cường độ hô hấp kém đi và cũng vì thế mà ếch sẽ yếu dần khiến chúng chết trong thời gian ngắn.
khum đồng ý-vì vừa đi chơi về người bửn tay bửn vào ăn luôn là bị đau bụng
ko đồng ý.Vì vừa đi chơi về sẽ có nhiều vi khuẩn sẽ bám vào tay nên ăn sẽ bị đau bụng
Câu hỏi không rõ ràng bạn nhé .
Không ai có thể đoán được bạn hà đánh được bao nhiêu trang cả :)
1. tế bào đã phân chia liên tiếp 3 lần vì \(26.2^3=208\)
2.Là 1024 Vì \(1.2^{10}=1024\)
Cây chìm trong nước vẫn có thể sống được như: cây sen,súng, các loài cây ngập mặn vì trên cơ thể của chúng không có lỗ khí, không khí hoà tan thấm qua bề mặt cơ thể, có một số bộ phận khoang chứa khí và thông qua trên mặt nước nhờ các lỗ khí nhỏ mà ta không nhìn thấy được.
- Dùng cây có đủ rễ, thân, lá để làm cây đối chứng, dùng cây không có lá để chứng minh lượng nước lọ A bị mất đi là do thoát hơi nước qua lá.
- Thí nghiệm của Tuấn và Hải đã chứng minh được điều này vì ta có thể thấy trong thí nghiệm phần lớn nước vào cây là do rễ hút vào và được thoát ra ngoài nhờ lá. Thí nghiệm Dũng và Tú mới chỉ chứng minh được có sự thoát hơi nước qua lá.
- Ta có thể rút ra kết luận: Phần lớn nước do rễ hút cây và được thoát ra ngoài nhờ sự thoát hơi qua lá.
Chào bạn Nguyễn Dung nhé
Câu 1 :Có mấy nhóm quả chín nêu đặc điểm của mỗi nhóm ?
- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả người ta chia thành 2 nhóm là quả khô và quả thịt.
Quả khô
- Đặc điểm: khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng.
- Phân loại: quả khô gồm 2 loại là quả khô tự nẻ và quả khô không tự nẻ.
* Quả khô nẻ: khi chín thì vỏ quả tự nứt ra giúp phát tán hạt.
+ Lưu ý: khi thu hoạch các loại quả khô tự nẻ này thì phải thu hoạch trước khi quả chín vì khi quả chín thì vỏ quả sẽ tự nứt ra làm hạt rơi ra ngoài ta không thu hoạch được.
+ Ví dụ: quả bông, quả đỗ, quả cải, …
* Quả khô không nẻ: khi chín vỏ quả không tự nứt ra.
+ Ví dụ: quả thìa là, quả chò, …
Quả thịt
- Đặc điểm: khi chín mềm, vò dày chứa đầy thịt quả bên trong.
- Phân loại: quả thịt gồm 2 loại là quả mọng và quả hạch.
* Quả mọng: quả gồm toàn thịt, khi dùng dao cắt ngang quả thì cắt dễ dàng.
+ Ví dụ: quả cà chua, quả cam, quả chanh, quả dưa hấu, quả đu đủ, …
* Quả hạch: bên trong quả có hạch cứng bọc lấy hạt, khi dùng dao cắt ngang quả thì khó cắt.
+ Ví dụ: quả đào, quả quả táo ta, quả mơ, quả mận, …
Câu 2 : tại sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?
Cây có hoa là một thể thống nhất vì:
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
→ Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây
Câu 3 : Tại sao xương rồng có thể sống ở Sa Mạc ?
Do cây xương rồng có những đặc điểm để thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt ở xa mạc như:-Chịu được nhiệt độ cao,khô nóng. -Là tiêu biến thành gai để chống thoát hơi nước. -Thân cây mọng nước dự trữ nước trong cơ thể dưới dạng nhựa ( thân có dạng xốp hoặc rỗng để chứa nước tại những chỗ rỗng xốp đó ). -Rễ cây thường đâm sâu vào lòng đất để tìm mạch nước ngầm và cũng toả ra trên phạm vi rộng gần sát mặt đất để khi mưa xuống có thể hút hết nước trên mặt đất.
Câu 4 : nêu đặc điểm của tảo ?
- Tảo là nhóm thực vật bậc thấp,sống chủ yếu ở nước
- Cơ thể chúng đơn bào, tập đoàn hay đa bào,chưa phân hóa thành thân lá rễ và cũng chưa có mô điển hình
Câu 5 : so sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ ?
Giống nhau : Đều có rễ, thân, lá là cơ quan sinh dưỡng
Khác nhau :
+ Rêu chỉ có rễ giả nhưng dương xỉ đã có rễ thật
+ Rêu chưa có mạch dẫn nhưng dương xỉ đã có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển
Vậy cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ phức tạp hơn cơ quan sinh dưỡng của rêu
Câu 6 : nêu vai trò của rêu
- Hình thành chất mùn để làm than đá.- Tạo than bùn làm chất đốt và phân bón.Bạn Lan làm thí nghiệm như sau: Chọ một số hạt đậu xanh đem trồng vào 4 cốc:
- Cốc số 1: Bạn chọn nhưng hạt đậu tốt không tưới nước và đem đặt ở chỗ mát.\(\Rightarrow\) Hạt có thể nảy mầm nhưng rất ít bởi hạt không được tưới đầy đủ nước và hạt phải lấy nước từ đất .
- Cốc số 2: Bạn chọn những hạt đậu tốt tưới ngập nước và đem đặt ở chỗ mát. \(\Rightarrow\)Hạt sẽ không thể nảy mầm bởi sẽ bị úng nước do quá nhiều nước .
- Cốc số 3: Bạn chọn những hạt đậu tốt lót một lớp bông ẩm và đem đặt ở chỗ mát. \(\Rightarrow\)Hạt sẽ nảy mầm hết vì đã đủ các các yếu tố để hạt nảy mầm như : chất lượng hạt dống , nước , ánh sáng , ủ tốt hạt .
- Cốc số 4: Bạn chọn những hạt đậu xấu, bị sâu mọt và lót một lớp bông ẩm và đem đặt ở chỗ mát.\(\Rightarrow\)Hạt sẽ nảy mầm ít vì chất lượng hạt dống kém .
- Cốc số 5: Bạn chọn những hạt đậu tốt và lót một lớp bông ẩm rồi cho vào tủ lạnh.\(\Rightarrow\)Hạt sẽ không nảy mầm vì quá lạnh
a) Sau một thời gian, hạt trong cốc nào sẽ nảy mầm nhiều nhất? Vì sao?
- Cốc 3 , Đã giải thích bên trên .
b) Dựa vào kết quả thí nghiệm, em rút ra được nhận xét gì?
- Để hạt nảy mầm tốt cần đủ các yếu tố như : ánh sáng , nước , chất lượng hạt dống ...và các yếu tố thuận lợi từ môi trường
Nam làm vậy là sai
Vì khi tưới cây vào buổi trưa nắng gắt cây càng dễ bị héo và chết. Nguyên nhân cụ thể do:
- Lúc nắng gắt, sự thoát hơi nước diễn ra mạnh, kết quả là tế bào khí khổng mất nước sẽ làm cho lỗ khí đóng (hạn chế sự mất nước của cây)
- Tưới nước sẽ làm tăng lượng nước cây hấp thụ và vận chuyển lên lá làm tế bào khí khổng bị trương nước từ đó lỗ khí mở và sự thoát hơi nước tăng nhanh trong khi đó lượng nước cây hấp thụ được không bổ sung kịp thời, đầy đủ và tế bào thiếu nước cuối cùng cây bị héo.