K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2022

`-` Biện pháp tu từ : nhân hóa

`-` Tác dụng : làm cho câu chuyện này thêm sinh động hơn, nhân vật Rùa mặc dù là động vật không nói được nhưng khi sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa thì Rùa Vàng có thể nói chuyện  y hệt như một con người, làm cho hình ảnh giữa động vật và con người gắn liền, thân thiện với nhau hơn.

5 tháng 3 2022

ũa qua văn hã

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua- cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Co Rùa Vàng...
Đọc tiếp

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua- cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Co Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: " Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân! "
1. Nhận xét phương thức biểu đạt của đoạn văn?
2. nêu nội dung đoạn văn trên
3. từ “động đậy “thuộc kiểu cấu tạo từ nào
4.hãy tìm chi tiết hoan dường kì ảo có trong đoạn văn và nêu tác dụng

0
ĐỀ SỐ 6 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 4) Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua- cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 6

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 4)

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua- cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Co Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: " Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân! "

Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

( Sự tích Hồ Gươm)

1. Nhận xét phương thức biểu đạt của đoạn văn? (1,0 điểm)

2. Nêu nhận xét của em về ngôi kể trong đoạn văn? (0,5 điểm)

3. Trong các cụm từ sau: cưỡi thuyền rồng, thanh gươm thần, một con rùa lớn, nhô đầu lên cao nữa, sáng le lói dưới mặt hồ xanh, hãy tìm và chép lại các cụm danh từ? Cho biết cụm danh từ khác danh từ ở điểm nào? ( 1,0 điểm)

4. Chép lại 2 từ Hán Việt có trong đoạn văn trên và cho biết thế nào là từ Hán Việt? ( 1,0 điểm )

5. Các truyên: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo thuộc thể loại truyện nào và có chung mục đích sáng tác gì? ( 1,0 điểm)

6. Hãy kể lai truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng ngôi kể nhân vật Sơn Tinh.

( 5,5 điểm)

0
ĐỀ SỐ 6 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 4) Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua- cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 6

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 4)

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua- cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Co Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: " Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân! "

Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

( Sự tích Hồ Gươm)

1. Nhận xét phương thức biểu đạt của đoạn văn? (1,0 điểm)

2. Nêu nhận xét của em về ngôi kể trong đoạn văn? (0,5 điểm)

3. Trong các cụm từ sau: cưỡi thuyền rồng, thanh gươm thần, một con rùa lớn, nhô đầu lên cao nữa, sáng le lói dưới mặt hồ xanh, hãy tìm và chép lại các cụm danh từ? Cho biết cụm danh từ khác danh từ ở điểm nào? ( 1,0 điểm)

4. Chép lại 2 từ Hán Việt có trong đoạn văn trên và cho biết thế nào là từ Hán Việt? ( 1,0 điểm )

5. Các truyên: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo thuộc thể loại truyện nào và có chung mục đích sáng tác gì? ( 1,0 điểm)

6. Hãy kể lai truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng ngôi kể nhân vật Sơn Tinh.

( 5,5 điểm)

0
I . Đọc hiểu Đọc đoạn trích sau và trl câu hỏi bên dưới: ❝ Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm, Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có 1 con rùa lớn nhô đầu vs mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm...
Đọc tiếp

I . Đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau và trl câu hỏi bên dưới:

❝ Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm, Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có 1 con rùa lớn nhô đầu vs mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo ở bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng ko sợ ng , nhô đầu lên cao nx vs tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước vs nói ❝ Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân ❞

Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm vs lặn xuống nước, ng ta vẫn thấy vật j sáng le lói dưới mặt hồ xanh ❞

( Ngữ văn 6, tập 1 )

Câu 1: Đoạn văn tren trích từ văn bản nào?? Thuộc thể loại truyện nào ??

Câu 2 : Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là j??

Câu 3 : Xét về cấu tạo, từ ❝ le lói ❞ trong câu ❝ Ng ta vẫn thấy còn thấy le lói dưới mặt hồ xanh ❞ là loại từ nào ??

Câu 4 : Từ ❝nhanh❞ trong cụm từ ❝nhanh như cắtthuộc loại từ nào??

Câu 5: Cụm từ ❝một con rùa lớn❞là CDT,CĐT,CTT

Câu 6: Đoạn trích trên kể về nội dung j??

Câu 7: Cho hai VD về CDT vs điền vào mô hình CDT

II. Làm văn

Hãy kể về ng thân của em

4
3 tháng 1 2018

II

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi. Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con. Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi. Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà. Hãy kể về người bà kính yêu của em Bà là người bà tuyệt vời nhất Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên. Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn. Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.

3 tháng 1 2018

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản " Sự tích Hồ Gươm", thuộc thể loại Truyền thuyết.

25 tháng 12 2018

Cho đoạn văn: Theo lệnh vua thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm đeo bên mình động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phìa vua. Nó đứng nổi trên mặt nước mà nói: " Xin bệ hạ hãy hoàn gươm cho Long Quân! "

CÁC CÂU HỎI:

a) Đoạn trích từ văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại gì?

-Sự tích hồ gươm

-Thuộc thể loại Truyền thuyết

b) Nội dung chính của đoạn trích trên, phương thức biểu đạt là gì?

- Long Quân sai rùa vàng đòi gươm và Lê Lợi trả gươm

-Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

d) Kể một số di tích lịch sử khác mà em biết?

Cầu Long Biên, thành nhà Hồ,...

e) Tìm cụm danh từ, chỉ từ trong đoạn văn trên?

-Cụm danh từ : con rùa vàng

28 tháng 12 2018

Chuẩn nhưng lại thiếu câu C.

- Danh từ chung: năm, giặc, vua, thuyền rồng, hồ, thanh gươm thần.

- Danh từ riêng:

+ Tên người: Minh, Lê Lợi, Long Quân, Rùa Vàng.

+ Tên địa lý: Tả Vọng.

16 tháng 8 2017

Cho hai đoạn văn sau:

Đoạn 1: Một năm sau khi đuổi được giặc Minh, một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần.

Đoạn 2: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết.

a) Hãy phân loại danh từ

b) Những danh từ nào không thuộc các nhóm trên? Chúng thuộc danh từ gì? Sao được viết hoa/

Bài làm

a, -Danh từ riêng : Minh , Lê Lợi, Tả vọng, Long Quân , Cô Mắt , Cậu Chân , Cậu tay , Bác tai , lão miệng

- Dang từ chung :hồ, thuyền , thanh gươm thần ,

b,Các danh từ không thuộc nhóm trên : Rùa Vàng

17 tháng 8 2017

Cho hai đoạn văn sau:

Đoạn 1: Một năm sau khi đuổi được giặc Minh, một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần.

Đoạn 2: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết.

a) Hãy phân loại danh từ

b) Những danh từ nào không thuộc các nhóm trên? Chúng thuộc danh từ gì? Sao được viết hoa/

- Trả lời :

a) Phân loại danh từ :

+ Danh từ riêng : Minh, Lê Lợi, Tả Vọng, Long Quân, Cô mắt, Cậu Chân, Cậu Tay, bác Tai, lão Miệng.

+ Danh từ chung : giặc, thuyền, hồ

b) + Những danh từ không thuộc các nhóm trên : Rùa Vàng.

> Từ "Rùa Vàng" được viết hoa do là vì thể hiện sự tôn kính đối với nhân vật lịch sử.

Soạn bài sự tích Hồ Gươm I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần là vì: - Cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân - Ban đầu thế lực còn yếu gặp nhiều thất bại. Câu 2. - Lê Thận gặp được lưỡi gươm khi kéo lưới. Lê Lợi ghi nhận điều là của gươm khi đến nhà Lê Thận: Lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ “thuận thiên”. Khi chạy giặc Lê Lợi được chuôi gươm có ánh...
Đọc tiếp

Soạn bài sự tích

Hồ Gươm I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần là vì:

- Cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân

- Ban đầu thế lực còn yếu gặp nhiều thất bại.

Câu 2.

- Lê Thận gặp được lưỡi gươm khi kéo lưới. Lê Lợi ghi nhận điều là của gươm khi đến nhà Lê Thận: Lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ “thuận thiên”. Khi chạy giặc Lê Lợi được chuôi gươm có ánh sáng lạ. Lấy chuôi và lưỡi tra vào thì vừa khớp.

- Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân:

+ Lê Lợi chủ tướng được chuôi.

+ Lê Thận là người đánh cá được lưỡi.

+ Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.

+ Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.

Câu 3. Sức mạnh của gươm thần.

- Từ khi có gươm nhuệ khí nghĩa quân càng tăng.

- Gươm thần tung hoành ngang dọc.

- Không phải trốn tránh, không thiếu lương đói khổ như trước mà nghĩa quân tìm giặc mà diệt, lấy kho lương của giặc mà dùng.

- Cuối cùng gươm thần mở đường đánh tràn ra mãi giải phóng đất nước.

Câu 4. Sau khi hòa bình, Long Vương cho đòi gươm.

- Cách trả gươm. + Ở hồ Tả Vọng. + Một năm sau khi đuổi giặc Minh.

+ Nhân vật đòi: Rùa Vàng – sứ giả Long Vương.

+ Vua nâng gươm trân trọng, Rùa đớp lấy rồi lặn xuống.

Cau 5. Ý nghĩa:

- Ca ngợi tính chất ý nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.

- Giải thích tên hồ Hoàn Kiếm.

- Thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.

Câu 6.

- Truyền thuyết Mị Châu

– Trọng Thủy (hay là An Dương Vương) cũng có Rùa Vàng)

- Đây là nhân vật tượng trưng cho sưc mạnh, cho nguyện vọng, cho công lí của nhân dân

1
21 tháng 9 2017

Bài này mình in ra cho đỡ quên thui các bạn ko cần làm đâu ok

I. VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 1. Tác giả Đoàn Giỏi (1925-1989) là tên khai sinh, ngoài ra nhà văn còn có các bút danh: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư; quê quán: Châu Thành, Tiền Giang. Trong những năm chống thực dân Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh rồi làm công tác thông tin, văn nghệ. Tập kết ra Bắc, từ năm 1955 ông chuyển sang làm công tác sáng tác và biên tập sách báo. Đoàn Giỏi là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn...
Đọc tiếp

I. VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Tác giả
Đoàn Giỏi (1925-1989) là tên khai sinh, ngoài ra nhà văn còn có các bút danh:
Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư; quê quán: Châu Thành, Tiền Giang.
Trong những năm chống thực dân Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh
rồi làm công tác thông tin, văn nghệ. Tập kết ra Bắc, từ năm 1955 ông chuyển sang
làm công tác sáng tác và biên tập sách báo. Đoàn Giỏi là Uỷ viên Ban chấp hành
Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III.
Tác phẩm đã xuất bản: Người Nam thà chết không hàng (kịch thơ, 1947), Khí hùng
đất nước (kí, 1948),Những dòng chữ máu Nam Kì 1940 (kí, 1948), Đường về gia
hương (truyện, 1948), Chiến sĩ Tháp Mười(kịch thơ, 1949), Giữ vững niềm
tin (thơ, 1954), Trần Văn Ơn (truyện kí, 1955), Cá bống mú (truyện, 1956), Ngọn
tầm vông (truyện kí, 1956), Đất rừng phương Nam (truyện, 1957), Hoa hướng
dương (truyện ngắn, 1960), Cuộc truy tìm kho vũ khí (truyện, 1962), Những chuyện
lạ về cá (biên khảo, 1981), Tê giác giữa ngàn xanh (biên khảo, 1982).
2. Tóm tắt tác phẩm Sông nước Cà Mau
Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận
cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và
hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh
trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.
Một số câu hỏi cần chú ý:
Câu hỏi 1 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bài văn sông nước Cà Mau miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa
vào trình tự ấy em hãy tìm bố cục của bài văn.
Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả. Vị trí ấy có thuận lợi gì
trong việc quan sát và miêu tả.
a)
- Bài văn miêu tả về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam Tổ quốc.
- Trình tự miêu tả: đi từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau,
rồi tập trung miêu tả, thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên
bờ, cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông.

b) Bài văn chia thành ba đoạn:
- Đoạn 1: từ đầu đến “ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu" - Những ấn tượng chung
ban đầu về thiên nhiên Cà Mau.
- Đoạn 2: tiếp theo đến “ khói sóng ban mai" - Nói về các kênh rạch ở vùng Cà
Mau và tập trung miêu tả con sông Năm Căn rộng lớn.
- Đoạn 3: còn lại: cảnh chợ Năm Căn đông vui, trù phú và nhiều màu sắc độc đáo.
c)
- Vị trí quan sát của người miêu tả là ở trên thuyền.
- Vị trí ấy giúp người miêu tả có thể miêu tả lần lượt về các con sông, kênh rạch và
cảnh vật hai bên bờ, có thể dừng lại miêu tả kĩ hoặc lướt qua.
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong đoạn văn (từ đầu đến lặng lẽ một màu xanh đơn điệu) tác giả diễn tả ấn
tượng ban đầu bao trùm về sông nước vùng Cà Mau. Ấn tượng ấy như thế
nào và được cảm nhận qua những giác quan nào?
Những ấn tượng ban đầu của tác giả:
+ Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện
+ Tất cả đều màu xanh
+ Âm thanh rì rào bất tận
+ Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu
⟹ Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về
sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.
⟹ Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ
một màu xanh” của Cà Mau.
Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Qua đoạn văn nói về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà
Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy? Những địa danh này gợi ra đặc
điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?
- Cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh không phải bằng những danh từ mĩ lệ,
mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà tạo thành tên: Chà Là, Cái Keo, Bảy
Háp, Múi Giầm, Ba Khía ... góp phần làm nên màu sắc địa phương không thể trộn
lẫn với các vùng sông nước khác.

- Cách đặt tên như vậy đã cho thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã,
phong phú; con người sống rất gần với thiên nhiên.
Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đọc đoạn văn từ “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua" đến "sương mù và khói
sóng ban mai" và trả lời các câu hỏi:
a) Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng
đước.
b) Trong câu “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông
cửa lớn, xuôi về Năm Căn ” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của
con thuyền? Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì có ảnh
hưởng gì đến nội dung được diễn đạt không? Nhận xét về sự chính xác và tinh
tế trong cách dùng từ của tác giả ở câu này?
c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét
về cách miêu tả màu sắc của tác giả.
a) Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông, rừng đước:
- Con sông rộng hơn ngàn thước;
- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác;
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những
đầu sóng bạc trắng;
- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
b) Các động từ có trong câu: thoát, qua, đổ ra, xuôi về. Không thể thay đổi trình tự
các động từ trong câu vì như thế sẽ làm sai lạc nội dung, đặc biệt là sự diễn tả trạng
thái hoạt động của con thuyền trong mỗi khung cảnh.
+ Thoát qua: con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm;
+ Đổ ra: con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn;
+ Xuôi về: con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước ở nơi dòng sống êm ả.
c) Những từ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu
xanh chai lọ. Những từ ngữ ấy chỉ cùng một màu xanh đã miêu tả các lớp cây đước
từ non đến già.
Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn thể hiện được sự tấp nập, đông
vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau?
Những chi tiết thể hiện sự đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn:

- Chợ chủ yếu họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi
và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể mua mọi thứ mà không cần
bước ra khỏi thuyền.
- Sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân
tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang...
Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực Nam của Tổ
quốc?
Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể
cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang
dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và
có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.
Luyện tập
Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông
nước Cà Mau đã học.
Đất rừng Phương Nam là một tác phẩm rất hay của nhà văn Đoàn Giỏi. Đọc đoạn
trích Sông nước Cà Mau trích trong tác phẩm này ta bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp, nét
riêng đặc biệt của kênh rạch, sông ngòi “bủa giăng chi chít như mạng nhện”, của
một điệu xanh như thế. Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà
Mau hiện lên thật là sinh động, cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá. Những dòng
sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ,
hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, làớ thương.
Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hiền hậu, dễ
thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang giữa sông
nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, ngược lại,
bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm. Đọc đoạn
trích Sông nước Cà Mau hẳn trong mỗi chúng ta thêm hiểu, thêm yêu đất và người
nơi đây. Và bạn, cũng như tôi ấp ủ một ước muốn: được đặt chân lên mảnh đất ấy,
được theo thuyền xuôi dòng Năm Căn và chắc hẳn sẽ ghé chợ Năm Căn để tự mình
cảm nhận một nét rất riêng trong sinh hoạt của vùng sòng nước.
Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở, giới
thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy.
Sông Thu Bồn:
Con sôngThu Bồn chảy qua quê hương em, giữa các bãi mía, bờ dâu xanh ngắt.
Dòng sông đẹp, thơ mộng, dịu dàng. Hai bên còn có cả các rặng tre in bóng. Sông

Thu Bồn trù phú, là nguồn nước nuôi dưỡng thiên nhiên con người vũng đất xứ
Quảng.
Sông Trường Giang
Sông Hoài.
ND chính
Cảnh sông nước Cà Mau hiện lên với vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức
sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc
đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc. Chính tình yêu đất nước sâu
sắc và vốn hiểu biết phong phú đã giúp tác giả miêu tả vùng sông nước Cà
Mau tường tận và hấp dẫn đến vậy.

0
15 tháng 4 2020

ko bạn banhqua

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. (…) với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, (...) Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. (…) nơi đây người ta có thể cập thuyền lại, (…) mua...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. (…) với những
túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai
tầng, (...) Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh"
đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.
(…) nơi đây người ta có thể cập thuyền lại, (…) mua từ cây kim cuộn chỉ, những
vật dụng cần thiết, (…) mà không cần phải bước ra khỏi thuyền. Những người con
gái Hoa kiều bán hàng lởi xởi, (…) với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc
sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng
rừng Cà Mau.”
(“Sông nước Cà Mau” – Đoàn Giỏi)

Đề: Theo em, đối tượng chính được miêu tả là gì?

1
14 tháng 3 2020

Đề: Theo em, đối tượng chính được miêu tả là gì?

Con người và cảnh vật chợ Năm Căn